Sách bài tập KHTN 9 Bài 44 (Kết nối tri thức): Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

165

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Bài 44.1 trang 114 Sách bài tập KHTN 9Phân biệt NST giới tính và NST thường

Lời giải:

Phân biệt NST giới tính và NST thường:

- NST thường gồm nhiều cặp tương đồng, mang gene quy định tính trạng thường, giống nhau giữa giới đực và giới cái.

- NST giới tính chỉ gồm một cặp; mang gene quy định giới tính và có thể mang gene quy định tính trạng thường; tương đồng hoặc không tương đồng, khác nhau giữa giới đực và giới cái.

Bài 44.2 trang 114 Sách bài tập KHTN 9Vì sao ở người, tỉ lệ phân li giới tính theo lí thuyết là 1 nam : 1 nữ

Lời giải:

Ở người, nam giới có cặp NST giới tính XY, nữ giới có cặp NST giới tính XX. Theo lí thuyết, khi giảm phân, nam giới hình thành được 2 loại giao tử X và Y với tỉ lệ bằng nhau, nữ giới chỉ hình thành 1 loại giao tử X. Khi thụ tinh có sự tổ hợp lại cặp NST giới tính ở giao tử đực và giao tử cái, hình thành 2 loại hợp tử XX và XY có tỉ lệ bằng nhau. Vì vậy, sự phân li giới tính tính theo lí thuyết là 1 nam : 1 nữ.

Bài 44.3 trang 114 Sách bài tập KHTN 9: Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân hình thành giao tử và sự tổ hợp lại cặp NST giới tính trong thụ tinh có đúng với tất cả các loài sinh sản hữu tính không? Lấy ví dụ.

Lời giải:

- Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân hình thành giao tử và sự tổ hợp lại cặp NST giới tính trong thụ tinh không đúng với tất cả các loài sinh sản hữu tính mà chỉ đúng với đa số các loài giao phối.

- Ví dụ: Ở một số loài sinh vật khác như ở một số loài ong và kiến, giới tính được xác định bằng mức bội thể của cơ thể.

Bài 44.4 trang 114 Sách bài tập KHTN 9Các nhận định dưới đây đúng hay sai?

STT

Nhận định

Đúng

Sai

1

NST giới tính có hai cặp tương đồng, khác nhau giữa giới đực và giới cái, chứa gene quy định tính trạng giới tính và các gene khác.

 

 

2

NST giới tính có một cặp, tương đồng hoặc không tương đồng, khác nhau giữa giới đực và giới cái, chứa gene quy định giới tính và các gene khác.

 

 

3

Cơ chế xác định giới tính của tất cả các loài sinh vật là sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh.

 

 

4

Cơ chế xác định giới tính ở đa số các loài giao phối là sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh.

 

 

5

Cặp NST giới tính trong bộ NST lưỡng bội quyết định giới tính cơ thể. Ngoài ra, giới tính cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác thuộc môi trường trong và ngoài cơ thể.

 

 

 

Lời giải:

1 – Sai, 2 – Đúng. NST giới tính chỉ gồm một cặp; mang gene quy định giới tính và có thể mang gene quy định tính trạng thường; tương đồng hoặc không tương đồng, khác nhau giữa giới đực và giới cái.

3 – Sai; 4 – Đúng. Cơ chế xác định giới tính ở đa số các loài giao phối là sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh.

5 – Đúng. Cặp NST giới tính trong bộ NST lưỡng bội quyết định giới tính cơ thể. Ngoài ra, giới tính cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác thuộc môi trường trong và ngoài cơ thể.

Bài 44.5 trang 115 Sách bài tập KHTN 9Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về nhiệt độ ấp trứng của loài rùa xanh?

A. Nhiệt độ ấp dưới 28,5 °C trứng nở thành con đực.

B. Nhiệt độ ấp trên 30,3 °C trứng nở thành con cái.

C. Nhiệt độ ấp trong khoảng từ 28,5 °C đến 30,3 °C số trứng nở thành con đực tương đương số trứng nở thành con cái.

D. Nhiệt độ ấp trong khoảng từ 28,5 °C đến 30,3 °C số trứng nở thành con đực nhiều hơn rất nhiều số trứng nở thành con cái.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về nhiệt độ ấp trứng của loài rùa xanh

D. Sai. Nhiệt độ ấp trong khoảng từ 28,5 °C đến 30,3 °C số trứng nở thành con đực và số trứng nở thành con cái ngang nhau.

Bài 44.6 trang 115 Sách bài tập KHTN 9Những loài động vật nào dưới đây giới tính được xác định bằng hệ đơn bội - lưỡng bội (mức bội thể)?

A. Ong và kiến.

B. Trâu, bò và ruồi giấm.

C. Chim và một số loài cá.

D. Ruồi giấm, con người.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ở một số loài như ong, kiến,…, cơ chế xác định giới tính là do trạng thái đơn bội hay lưỡng bội của bộ nhiễm sắc thể. Trong đó, con cái được phát triển từ trứng được thụ tinh, có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n). Con đực phát triển từ trứng không thụ tinh, có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).

Bài 44.7 trang 115 Sách bài tập KHTN 9Trong tế bào sinh dưỡng của đa số các loài sinh sản hữu tính và giao phối, NST giới tính có

A. nhiều cặp.

B. một cặp.

C. hai cặp.

D. ba cặp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong tế bào sinh dưỡng của đa số các loài sinh sản hữu tính và giao phối, NST giới tính có một cặp, mang gene quy định giới tính và có thể mang gene quy định tính trạng thường; tương đồng hoặc không tương đồng, khác nhau giữa giới đực và giới cái.

Bài 44.8 trang 115 Sách bài tập KHTN 9Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về NST thường trong tế bào lưỡng bội?

A. NST thường có nhiều cặp, tồn tại thành từng cặp tương đồng.

B. NST thường giống nhau ở cả giới đực và giới cái.

C. NST thường chứa gene quy định tính trạng thường.

D. NST thường không tồn tại thành cặp tương đồng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

D. Sai. Trong tế bào lưỡng bội, NST thường gồm nhiều cặp tương đồng, mang gene quy định tính trạng thường, giống nhau giữa giới đực và giới cái.

Lý thuyết Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính

Đang cập nhật …

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá