Sách bài tập KHTN 9 Bài 34 (Kết nối tri thức): Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate

177

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 34: Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 34: Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate

Bài 34.1 trang 92 Sách bài tập KHTN 9Trong công nghiệp, đá vôi không được khai thác từ nguồn nào sau đây?

A. Nước biển.

B. Núi đá.

C. Hầm mỏ.

D. Bãi vỏ sò, ốc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Trong công nghiệp, đá vôi được khai thác từ các nguồn: Núi đá, hầm mỏ, bãi vỏ sò, ốc,…

Bài 34.2 trang 92 Sách bài tập KHTN 9Thành phần chính của đá vôi là

A. CaSO4.

B. CaCO3.

C. SiO2.

D. MgSiO3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Thành phần chính của đá vôi là CaCO3.

Bài 34.3 trang 92 Sách bài tập KHTN 9Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Đá vôi nghiền được sử dụng làm chất độn trong cao su.

B. Calcium oxide được sử dụng trong sản xuất thuỷ tinh.

C. Silicon oxide có ứng dụng sản xuất phân bón.

D. Calcium hydroxide được sử dụng để khử chua đất trồng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Thạch anh (SiO2 gần nguyên chất) được sử dụng trong máy phát siêu âm, dụng cụ quang học, sản phẩm thuỷ tinh chịu nhiệt, sợi cáp quang,….

Bài 34.4 trang 92 Sách bài tập KHTN 9Cho đoạn câu sau:

Silicon tinh khiết là vật liệu ...(1)..., được sử dụng rộng rãi để chế tạo các vi mạch điện tử, thiết bị quang điện, cảm biến, pin Mặt Trời,. ..(2)... (SiO2 gần nguyên chất) được sử dụng trong máy phát siêu âm, dụng cụ quang học, sản phẩm thuỷ tinh chịu nhiệt, sợi cáp quang,...

Chọn một trong các cụm từ sau để điền vào chỗ trống được đánh số (1), (2):

A. dẫn điện, cát vàng.

B. xây dựng, xi măng.

C. chịu nhiệt, cát trắng.

D. bán dẫn, thạch anh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Silicon tinh khiết là vật liệu bán dẫn, được sử dụng rộng rãi để chế tạo các vi mạch điện tử, thiết bị quang điện, cảm biến, pin Mặt Trời, thạch anh (SiO2 gần nguyên chất) được sử dụng trong máy phát siêu âm, dụng cụ quang học, sản phẩm thuỷ tinh chịu nhiệt, sợi cáp quang,...

Bài 34.5 trang 92 Sách bài tập KHTN 9Nung nóng 10 g một mẫu đá chứa 80% CaCO3 (về khối lượng) chỉ xảy ra phản ứng nhiệt phân muối calcium carbonate thành calcium oxide (rắn) và carbon dioxide (khí). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là

A. 6,48 g.

B. 4,48 g.

C. 5,60 g.

D. 8,00 g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Trong 10 g đá: khối lượng CaCO3 là 10.80100=8(g); khối lượng tạp chất là 2 g.

Số mol CaCO3 là 8100=0,08(mol).

CaCO3t°CaO+CO2

Số mol: 0,08 → 0,08

Chất rắn thu được gồm CaO và tạp chất, có khối lượng là: 56.0,08 + 2 = 6,48 (g).

Bài 34.6 trang 93 Sách bài tập KHTN 9a) Tại sao calcium hydroxide lại có ứng dụng khử chua đất trồng?

b) Tại sao trộn vôi tôi với cát thành vữa để xây nhà, sau một thời gian vữa để trong không khí lại trở nên cứng, chắc?

Lời giải:

a) Calcium hydroxide là base, đất chua có dư acid, hai chất phản ứng với nhau tạo môi trường trung hoà.

b) Vữa để trong không khí xảy ra phản ứng giữa Ca(OH)2 với CO2 trong không khí, tạo ra CaCO3 rắn chắc.

Bài 34.7 trang 93 Sách bài tập KHTN 9Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra khi nấu thuỷ tinh. Theo em, giữa muối carbonate và muối silicate thì muối nào bền nhiệt hơn?

Lời giải:

* Các PTHH xảy ra khi nấu thuỷ tinh

CaCO3 to CaO + CO2

CaO + SiO2 to CaSiO3

Na2CO3 + SiO2 to Na2SiO3 + CO2

* Dựa vào phản ứng xảy ra khi nung nóng:

CaCO3t°CaO+CO2(1)

CaO + SiO2 → CaSiO3 (2)

Từ phương trình (1), (2), ta có: CaCO3 + SiO2 to CaSiO3 + CO2

→ Kết luận: muối silicate bền nhiệt hơn.

Bài 34.8 trang 93 Sách bài tập KHTN 9Một loại thuỷ tinh có thành phần gồm ba oxide CaO, Na2O và SiO2; trong đó O chiếm 46,86%, Ca chiếm 8,37% và Na chiếm 9,62% (về khối lượng). Xác định tỉ lệ mol của ba oxide trên trong thuỷ tinh.

Lời giải:

Gọi số mol của ba oxide CaO, Na2O và SiO2 trong 100 g thuỷ tinh là x, y và z (mol).

%Si = 100% - 46,86% - 8,37% - 9,62% = 35,15%

→ mO = 46,86g; mCa = 8,37g; mNa = 9,62g; mSi = 35,15g

Bảo toàn khối lượng nguyên tố Ca: 40x = 8,37 → x = 0,20925

Bảo toàn khối lượng nguyên tố Na: 46y = 9,62 → y = 0,20913

Bảo toàn khối lượng nguyên tố Si: 28z = 35,15 → z = 1,2554

Vậy x : y : z = 1 : 1 : 6.

Lý thuyết Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate

I. Khai thác đá vôi

1. Nguồn đá vôi

- Đá vôi có nhiều ở vỏ Trái Đất, được tìm thấy ở những dãy núi đá, mỏ đá hay những bãi vỏ, xương động vật (san hô, vỏ ngao, ốc,…) ở ven biển.

- Ở nước ta, các dãy núi đá vôi tập trung nhiều ở các tỉnh thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 34: Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate

Mở rộng: Khai thác đá vôi có các bước chính sau:

- Khoan và nổ mìn: khoan lỗ vào đá và lấp đầy chúng bằng chất nổ. Chất nổ sau đó được kích nổ, phá vỡ đá thành nhiều mảnh nhỏ hơn.

- Bốc xếp và vận chuyển đá đến nhà máy.

- Chế biến đá vôi: đá vôi được đập nhỏ và phân loại. Đá vôi đã xử lí sẽ được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau.

Cần lưu ý là việc khai thác đá vôi có thể gây ra các tác động đến môi trường, bao gồm xói mòn đất, ô nhiễm nước và phá huỷ môi trường sống. Vì vậy, việc khai thác đá vôi cần phải được quy hoạch, cấp phép và thực hiện các biện pháp để giảm thiểu những tác động này.

2. Thành phần chính của đá vôi

- Đá vôi có thành phần chính là calcium carbonate (CaCO3).

- Calcium carbonate là chất rắn màu trắng, không tan trong nước.

- Đá vôi thường lẫn tạp chất nên có nhiều màu sắc khác nhau.

3. Ứng dụng từ đá vôi

Đá vôi được sử dụng trong nhiều ngành như: xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp.

a) Đá vôi nghiền

- Đá vôi được nghiền thành hạt nhỏ mịn, dùng làm chất độn cao su trong sản xuất săm lốp xe, chất độn trong sản xuất chất dẻo,…; được sử dụng nhiều trong công nghiệp thuỷ tinh, xi măng,…

b) Calcium oxide, calcium hydroxide

- Nung nóng đá vôi ở nhiệt độ cao xảy ra phản ứng thuỷ phân tạo thành vôi sống (thành phần chính là calcium oxide (CaO) và khí carbon dioxide.

CaCO3t°CaO+CO2

+ CaO là chất rắn, màu trắng, hút ẩm mạnh, phản ứng với nước tạo thành calcium hydroxide (Ca(OH)2): CaO + H2O → Ca(OH)2

+ CaO được sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất thuỷ tinh, làm chất tạo xỉ trong luyện kim và còn được sử dụng trong xử lí nước thải, khử chua cho đất, khử trùng.

- Calcium hydroxide (Ca(OH)2) là chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước, tạo dung dịch base mạnh (gọi là nước vôi trong).

Ca(OH)2 có nhiều ứng dụng như khử chua đất trồng, sản xuất clorua vôi dùng để tẩy trắng và khử trùng,…

II. Công nghiệp silicate

1. Ứng dụng của silicon và hợp chất chứa silicon

- Silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai trong vỏ Trái Đất (chiếm 28,2% về khối lượng, chỉ sau oxygen).

- Trong tự nhiên, silicon chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, chủ yếu là oxide (SiO2) có trong thạch anh, các loại cát,… hoặc muối silicate có trong đất sét, cao lanh, mica,… Các hợp chất và khoáng chất này được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp silicate, sản xuất gốm, sứ, thuỷ tinh, xi măng,…

- Silicon tinh khiết là vật liệu bán dẫn, được sử dụng rộng rãi để chế tạo các vi mạch điện tử, thiết bị quang điện, cảm biến, pin Mặt Trời,…

- Thạch anh (SiO2 gần nguyên chất) được sử dụng trong máy phát siêu âm, dụng cụ quang học, sản phẩm thuỷ tinh chịu nhiệt, sợi cáp quang,….

2. Ngành công nghiệp silicate

Công nghiệp silicate bao gồm các ngành sản xuất đồ gốm, thuỷ tinh, xi măng.

a) Sản xuất đồ gốm

- Gạch ngói:

+ Nghiền, phối trộn nguyên liệu (đất sét, nước,…) thành khối dẻo; tạo hình; phơi (sấy) khô sản phẩm thô.

+ Nung sản phẩm thô trong lò ở nhiệt độ cao trong khoảng thời gian thích hợp.

- Đồ sứ:

+ Nghiền, phối trộn nguyên liệu (đất sét trăng, cát trắng, nước,…) thành khối dẻo; tạo hình; phơi (sấy) khô sản phẩm thô.

+ Nung sản phẩm thô lần thứ nhất trong lò ở nhiệt độ cao trong khoảng thời gian thích hợp.

+ Tráng men, trang trí lên sản phẩm rồi nung lần hai.

- Nước ta có nhiều nhà máy sản xuất gốm, sứ lớn ở Hà Nội, Hải Dương, Bình Dương,… và các làng nghề sản xuất gốm như Bát Tràng (Hà Nội), Phù Lăng (Bắc Ninh),..

b) Sản xuất thuỷ tinh

- Thuỷ tinh thông thường (được dùng làm cửa kính, chai lọ,…) là hỗn hợp của sodium silicate, calcium silicate.

- Nguyên liệu sản xuất: Cát, thạch anh (cát trắng), đá vôi và soda (Na2CO3).

- Các công đoạn chính sản xuất thuỷ tinh:

+ Trộn hỗn hợp cát trắng, đá vôi, soda theo một tỉ lệ thích hợp.

+ Nung hỗn hợp trong lò ở nhiệt độ cao khoảng 1400oC thành thuỷ tinh dạng nhão.

+ Làm nguội từ từ được thuỷ tinh dẻo, ép thổi thuỷ tinh dẻo thành các đồ vật.

Các phương trình hoá học:

CaCO3t°CaO+CO2

CaO+SiO2t°CaSiO3

Na2CO3+SiO2t°Na2SiO3+CO2

- Nước ta có nhiều cơ sở sản xuất thuỷ tinh ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,…

c) Sản xuất xi măng

- Xi măng là một loại vật liệu kết dính, được dùng trong xây dựng, đó là chất bột min, thường có màu lục xám.

- Xi măng được sản xuất bằng cách nghiền nhỏ đá vôi, trộn với đất sét có nhiều SiO2 và một ít quặng sắt rồi nung hỗn hợp trong lò quay, hoặc lò đứng ở 1400 – 1600oC. Sau khi nung, thu được hỗn hợp rắn, màu xám gọi là clanhke (clinke). Nghiền clanhke với thạch cao (CaSO4.2H2O) (khoảng 5%) và một số chất phụ gia khác thành bột mịn sẽ thu được xi măng.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 34: Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate

- Nước ta có nhiều cơ sở sản xuất xi măng ở Hải Dương, Thanh Hoá, Hải Phòng, Hà Nam, Nghệ An,….

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá