Sách bài tập KHTN 9 Bài 33 (Kết nối tri thức): Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

167

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 33: Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 33: Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

Bài 33.1 trang 91 Sách bài tập KHTN 9Nguyên tố nào sau đây có thành phần (về khối lượng) lớn nhất trong vỏ Trái Đất?

A. Oxygen.

B. Silicon.

C. Aluminium.

D. Iron.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Nguyên tố oxygen có thành phần (về khối lượng) lớn nhất trong vỏ Trái Đất.

Bài 33.2 trang 91 Sách bài tập KHTN 9Kim loại nào có thành phần (về khối lượng) lớn nhất trong vỏ Trái Đất?

A. Silicon.

B. Aluminium.

C. Sodium.

D. Iron.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Kim loại aluminium có thành phần (về khối lượng) lớn nhất trong vỏ Trái Đất.

Bài 33.3 trang 91 Sách bài tập KHTN 9Oxide nào sau đây có nhiều trong thành phần của cát trắng, thạch anh?

A. CaO.

B. Al2O3.

C. SiO2.

D. Fe3O4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Oxide SiO2 có nhiều trong thành phần của cát trắng, thạch anh.

Bài 33.4 trang 91 Sách bài tập KHTN 9Trong thành phần đá vôi, đá phấn, đá cẩm thạch, dolomite đều có nhiều chất nào sau đây?

A. CaSiO3.

B. Al2O3.

C. SiO2.

D. CaCO3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trong thành phần đá vôi, đá phấn, đá cẩm thạch, dolomite đều có nhiều CaCO3.

Bài 33.5 trang 91 Sách bài tập KHTN 9Nung nóng 12 g một mẫu quặng pyrite chứa 80% FeS2 về khối lượng (còn lại là tạp chất trơ) chỉ xảy ra phản ứng đốt cháy pyrite thành iron(lll) oxide (rắn) và sulfur dioxide (khí). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là

A. 8,80 g.

B. 6,40 g.

C. 8,00 g.

D. 9,60 g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Trong 12 g quặng pyrite: khối lượng FeS là 12.80100=9,6(g);

Khối lượng tạp chất là 12 – 9,6 = 2,4 g.

Số mol FeS29,6120=0,08(mol)

4FeS2+11O2t°2Fe2O3+8SO2

Số mol: 0,08 → 0,04

Chất rắn thu được gồm Fe2O3 và tạp chất, có khối lượng: 160.0,04 + 2,4 = 8,8 (g).

Bài 33.7 trang 91 Sách bài tập KHTN 9Theo em, những dãy núi có được tạo thành từ các loại đá có dễ tan trong nước không? Vì sao?

Lời giải:

Những dãy núi được tạo thành từ các loại đá khó tan trong nước, bởi vì chúng đã tồn tại hàng triệu năm dù tiếp xúc thường xuyên với nước mưa và nước ngầm.

Bài 33.8 trang 91 Sách bài tập KHTN 9Quặng pyrite có thành phần chính là FeS2. Theo em, quặng pyrite có thể sử dụng để sản xuất những hoá chất nào?

Lời giải:

Quặng pyrite có thành phần chính là FeS2, có thể sử dụng để sản xuất gang, thép và sulfuric acid.

Bài 33.9 trang 92 Sách bài tập KHTN 9: Một loại đá có thành phần gồm ba muối CaCO3, MgCO3 và MgSiO3; có hàm lượng O là 51,28%, hàm lượng C là 10,256% (về khối lượng). Xác định tỉ lệ mol của ba muối trên trong đá.

Lời giải:

Gọi số mol của ba muối CaCO3, MgCO3, MgSiO3 trong 100 g đá là x, y và z (mol).

Hàm lượng O trong 100 g đá là 100.51,28100=51,28g

Hàm lượng C trong 100 g đá là 100.10,256100=10,256g

Ta có các phương trình sau:

100x + 84y + 100z = 100 (1)

16. (3x + 3y + 3z) = 51,28 (2)

12. (x + y) = 10,256 (3)

Giải hệ phương trình, thu được: x = 0,4276; y = 0,4271; z = 0,2137.

Vậy x : y : z = 2 : 2 : 1.

Bài 33.10 trang 92 Sách bài tập KHTN 9: Hàm lượng của nguyên tố Si trong vỏ Trái Đất là 28,2% về khối lượng. Giả thiết 90% Si tồn tại ở dạng silicon dioxide thì hàm lượng SiO2 trong vỏ Trái Đất là bao nhiêu?

Lời giải:

Xét trung bình, 100 g chất ở vỏ Trái Đất có khối lượng Si là 28,2 (g).

Cứ 1 mol Si tạo 0,9 mol SiO2 → cứ 28 g Si tạo 0,9.60 = 54 (g) SiO2.

Vậy 28,2 g Si tạo 28,2.5428=54,4(g)

→ Hàm lượng SiO2 là 54,4%.

Lý thuyết Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

I. Hàm lượng các nguyên tố hoá học chủ yếu trong vỏ Trái Đất

- Vỏ Trái Đất là phần cứng (đất, đá) ở ngoài cùng của Trái Đất.

- Hầu hết các nguyên tố hoá học đều được tìm thấy ở vỏ Trái Đất, trong đó nhiều nhất là oxygen, silicon, nhôm, sắt, calcium, natri, kali (potassium), magnesium.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 33: Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

II. Các dạng chất chủ yếu trong vỏ Trái Đất

- Lớp vỏ cứng của vỏ Trái Đất được tạo thành từ nhiều loại đất, đá và chứa các khoáng chất khác nhau. Thành phần chủ yếu của các khoáng chất này là các oxide và muối.

+ Các oxide phồ biến nhất là SiO2 và Al2O3. Silicon oxide là thành phần chính của cát trắng, thạch anh (quazt). Aluminium oxide có nhiều trong quặng bauxite.

+ Muối silicate có trong mica, feldspar, đá hoa cương,… Muối carbonate có trong đá vôi, đá phấn, dolomite, đá cẩm thạch,…

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 33: Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

III. Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất

- Từ vỏ Trái Đất, người ta khai thác nhiều nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho hoạt động sống và sản xuất của con người:

+ Các nhiên liệu như dầu, than và khí đốt được khai thác từ mỏ dầu, mỏ than và mỏ khí thiên nhiên.

+ Các quặng giàu nguyên tố kim loại nhôm, sắt, đồng,… được khai thác để sản xuất kim loại hay hợp kim, dùng làm vật liệu cho các ngành công nghiệp.

+ Các quặng giàu nguyên tố phi kim như lưu huỳnh, phosphorus, nitrogen dùng làm nguyên liệu để sản xuất hoá chất và phân bón.

+ Đá vôi dùng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp silicate,…

- Hoạt động khai thác tài nguyên sẵn có từ vỏ Trái Đất đã đem lại lợi ích kinh tế, xã hội to lớn.

- Sau nhiều năm khai thác, các mỏ tài nguyên đang dần cạn kiệt, đồng thời xuất hiện các bãi phế thải khổng lồ, gây ô nhiễm môi trường, do đó cần tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên, sử dụng vật liệu tái chế,… phục vụ cho sự phát triển bền vững.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá