Sách bài tập KHTN 9 Bài 37 (Kết nối tri thức): Các quy luật di truyền của Mendel

72

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 37: Các quy luật di truyền của Mendel sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 37: Các quy luật di truyền của Mendel

Bài 37.1 trang 99 Sách bài tập KHTN 9Vì sao hiện tượng phân li của các nhân tố di truyền trong các quy luật di truyền của Mendel lại liên quan tới sự phân li của NST trong giảm phân?

Lời giải:

Nhân tố di truyền chính là gene, gene nằm trên NST. Khi NST phân li trong giảm phân thì nhân tố di truyền cũng phân li. Vì vậy, hiện tượng phân li của các nhân tố di truyền trong các quy luật của Mendel liên quan tới sự phân li của NST trong giảm phân.

Bài 37.2 trang 99 Sách bài tập KHTN 9Quan sát Hình 37.1 trong SGK, giải thích vì sao F1 thu được 100% cây hoa tím và F2 thu được 2 kiểu hình với tỉ lệ 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng.

Quan sát Hình 37.1 trong SGK, giải thích vì sao F1 thu được 100% cây hoa tím

Lời giải:

- P thuần chủng, cây hoa tím có kiểu gene AA, khi giảm phân cho 1 loại giao tử A; cây hoa trắng có kiểu gene aa, khi giảm phân cho 1 loại giao tử a. Sự tổ hợp của giao tử đực và cái khi thụ tinh hình thành hợp tử, phát triển thành cơ thể F1 có kiểu gene Aa, có kiểu hình hoa tím.

- F1 có kiểu gene Aa, khi giảm phân hình thành giao tử, các allele này phân li (tách rời nhau) và đi về các giao tử, hình thành 2 loại giao tử A và a. Sự tổ hợp 2 loại giao tử đực và cái khi thụ tinh hình thành 4 tổ hợp giao tử gồm 3 kiểu gene: 1AA : 2Aa : 1aa, với 2 kiểu hình (3A- : 1aa) 3 cây hoa tím: 1 cây hoa trắng.

Bài 37.3 trang 99 Sách bài tập KHTN 9Mendel cho lai giữa các giống đậu hà lan khác nhau về hai tính trạng (màu hạt và dạng hạt) tương phản, thuần chủng (phép lai hai tính trạng của Mendel trong SGK). Em hãy giải thích vì sao F2 thu được 4 kiểu hình với tỉ lệ 9 cây hạt vàng, vỏ trơn : 3 cây hạt vàng, vỏ nhăn : 3 cây hạt xanh, vỏ trơn : 1 cây hạt xanh, vỏ nhăn.

Mendel cho lai giữa các giống đậu hà lan khác nhau về hai tính trạng (màu hạt và dạng hạt) tương phản

Lời giải:

P thuần chủng, tương phản, Fđồng tính (100% cây hạt vàng, vỏ trơn) có kiểu gene AaBb. Khi giảm phân hình thành giao tử, mỗi cặp allele phân li độc lập với cặp allele khác nên đã hình thành 4 loại giao tử (AB, Ab, aB, ab) có tỉ lệ bằng nhau. Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và cái khi thụ tinh đã thu được ở F2 16 tổ hợp giao tử, 9 loại kiểu gene, 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.

Bài 37.4 trang 99 Sách bài tập KHTN 9Các quy luật di truyền do Mendel phát hiện ra sau này được đa số các nhà di truyền học đặt tên thành hai quy luật. Tại sao các nhà di truyền học lại đặt tên cho các quy luật di truyền của Mendel là quy luật phân li và quy luật phân li độc lập?

Lời giải:

Các nhà di truyền học đặt tên cho mỗi quy luật di truyền của Mendel phản ánh đúng cơ chế phân bào giảm phân hình thành giao tử, đó là:

- Quy luật phân li: Phân li ở đây được hiểu là khi giảm phân hình thành giao tử, các allele của cặp allele quy định tính trạng tách rời nhau và phân li đồng đều về các giao tử.

- Quy luật phân li độc lập: Phân li độc lập ở đây được hiểu là khi giảm phân hình thành giao tử, các cặp allele quy định các tính trạng phân li độc lập về các giao tử.

Bài 37.5 trang 100 Sách bài tập KHTN 9Vì sao quy luật phân li độc lập đã góp phần giải thích sự đa dạng, phong phú của các loài giao phối?

Lời giải:

Quy luật phân li độc lập đã góp phần giải thích sự đa dạng, phong phú của các loài giao phối vì: Trong các nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng, phong phú ở các loài giao phối có nguyên nhân do sự phân li độc lập của các cặp allele trong giảm phân và sự tổ hợp tự do của các allele trong thụ tinh làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. Biến dị phong phú là nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng, phong phú ở các loài giao phối.

Bài 37.6 trang 100 Sách bài tập KHTN 9Kết quả thí nghiệm lai một tính trạng được Mendel giải thích bằng sự phân li của cặp

A. nhân tố di truyền.

B. gene.

C. NST thường.

D. NST giới tính.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Kết quả thí nghiệm lai một tính trạng được Mendel giải thích bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền → A đúng.

Mendel chưa có các khái niệm gene, NST thường, NST giới tính → B, C, D sai.

Bài 37.7 trang 100 Sách bài tập KHTN 9Cho các từ/cụm từ sau: cặp nhân tố di truyền (cặp allele); allele; cặp allele; độc lập; đồng đều; tính trạng.

Quy luật phân li: Mỗi tính trạng do một ...(1)... quy định. Khi giảm phân hình thành giao tử, các ...(2)... trong cặp phân li ...(3)... về các giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa một allele của cặp.

Quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp allele) quy định các ...(4)... khác nhau. Trong quá trình hình thành giao tử, cặp allele này phân li ....(5)... với ...(6)... khác.

Lời giải:

(1) cặp nhân tố di truyền (cặp allele)

(2) allele

(3) đồng đều

(4) tính trạng

(5) độc lập

(6) cặp allele

Bài 37.8 trang 100 Sách bài tập KHTN 9Giả sử ở một loài thực vật, cơ thể P có n cặp gene dị hợp quy định n tính trạng di truyền phân li độc lập. Số loại giao tử khi cơ thể P giảm phân, số loại kiểu gene, kiểu hình ở F1 khi cho P tự thụ phấn lần lượt là

A. 2n, 3n, 2n.

B. 1n, 2n, 3n.

С. 2n, 3n, 4n.

D. 2n, 4n, 3n.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các allele trong cặp allele dẫn đến sự phân li độc lập của các tính trạng. Điều đó cho thấy sự di truyền của từng tính trạng độc lập với nhau. Sự độc lập này có thể chứng minh bằng toán học, xác suất của hai sự kiện độc lập với nhau bằng tích xác suất của hai sự kiện đó. Nên ta có công thức tổng quát ở F1 với P chứa các cặp gene dị hợp giảm phân và tự thụ phấn. Từ công thức tổng quát này có thể áp dụng tính nhanh kết quả một số câu trắc nghiệm.

 

Quy luật

phân li

Quy luật

phân li độc lập

Số cặp gene dị hợp ở P

1

2

n

Số loại giao tử khi P giảm phân

2

4 = 22

2n

Số tổ hợp giao tử ở F1

4

16 = 42

4n

Số loại kiểu gene ở F1

3

9 = 32

3n

Số loại kiểu hình ở F1

2

4 = 22

2n

 

Bài 37.9 trang 100 Sách bài tập KHTN 9Ở một loài thực vật, gene A quy định hoa đỏ, allele a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, F1 thu được cả hoa đỏ và hoa trắng với tỉ lệ kiểu gene là

A. 1 AA : 1 Aa.

B. 1 Aa : 1 aa.

C. 100% AA.

D. 1 AA : 2 Aa : 1 aa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Cây hoa đỏ có kiểu gene AA hoặc Aa. Mà cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn cho F1 thu được cả hoa đỏ và hoa trắng (aa) nên cây hoa đỏ (P) đem tự thụ phấn có kiểu gene là Aa.

Cây hoa đỏ (Aa) tự thụ phấn → Aa × Aa → F1: 1 AA : 2 Aa : 1 aa.

Bài 37.10 trang 100 Sách bài tập KHTN 9Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ con là 1 : 1?

A. AA × Aa.

B. AA × AA.

C. Aa × aa.

D. Aa × Aa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A. Sai. AA × Aa → 1 AA : 1 Aa (100% kiểu hình trội).

B. Sai. AA × AA → 100% AA (100% kiểu hình trội).

C. Đúng. Aa × aa → 1 Aa : 1 aa (1 kiểu hình trội : 1 kiểu hình lặn).

D. Sai. Aa × Aa → 1 AA : 2 Aa : 1 aa (3 kiểu hình trội : 1 kiểu hình lặn)

Bài 37.11 trang 101 Sách bài tập KHTN 9Cơ thể có kiểu gene AaBbDD giảm phân hình thành giao tử thì cho tối đa bao nhiêu loại giao tử và là những loại nào?

A. 2 loại (ABD, abD).

B. 4 loại (ABD, AbD, aBD, abD).

C. 2 loại (AbD, aBD).

D. 2 loại (ABD, aBD).

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Kiểu gene AaBbDD có 2 cặp gene dị hợp → Cơ thể có kiểu gene AaBbDD giảm phân hình thành giao tử thì cho tối đa 22 = 4 loại giao tử (ABD, AbD, aBD, abD).

Bài 37.12 trang 101 Sách bài tập KHTN 9Cho lai giữa 2 thứ đậu hà lan khác nhau về 2 tính trạng tương phản, thuần chủng, thu được F1. Cho F1 lai phân tích thu được kiểu hình có tỉ lệ là

A. 3 : 1.

В. 1 : 1.

C. 1 : 1 : 1 : 1.

D. 1 : 2 : 1.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Cho lai giữa 2 thứ đậu hà lan khác nhau về 2 tính trạng tương phản, thuần chủng, thu được F→ F1 dị hợp 2 cặp gene (AaBb).

Cho F1 lai phân tích: AaBb × aabb → 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb.

Bài 37.13 trang 101 Sách bài tập KHTN 9Ở đậu hà lan, gene A quy định hạt vàng, allele a quy định hạt xanh, gene B quy định hạt trơn, allele b quy định hạt nhăn. Bố mẹ có kiểu gen là AABb và aaBb thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con là

A. 1 : 1.

B. 3 : 1.

C. 9 : 3 : 3 : 1.

D. 1 : 1 : 1 : 1.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Xét từng tính trạng:

+ AA × aa → Aa (100% hạt vàng)

+ Bb × Bb → 1 BB : 2 Bb : 1 bb (3 hạt trơn : 1 hạt nhăn)

- Tổ hợp 2 tính trạng:

P: AABb (hạt vàng, trơn) × aaBb (hạt xanh, trơn)

= [Aa (100% hạt vàng)] × [1 BB : 2 Bb : 1 bb (3 hạt trơn : 1 hạt nhăn)]

→ Tỉ lệ kiểu hình ở đời con: 3 hạt vàng, trơn : 1 hạt vàng, nhăn.

Bài 37.14 trang 101 Sách bài tập KHTN 9Phép lai nào sau đây cho F1 có 3 kiểu gene?

A. BbDd × BBDd.

B. BbDd × bbDd.

C. Bbdd × BbDD.

D. BbDd × BbDd.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A. Sai. Bb × BB → 2 loại kiểu gene, Dd × Dd → 3 loại kiểu gene. Vậy BbDd × BBDd cho ra đời con có 2 × 3 = 6 loại kiểu gene.

B. Sai. Bb × bb → 2 loại kiểu gene, Dd × Dd → 3 loại kiểu gene. Vậy BbDd × bbDd cho ra đời con có 2 × 3 = 6 loại kiểu gene.

C. Đúng. Bb × Bb → 3 loại kiểu gene, dd × DD → 1 loại kiểu gene. Vậy Bbdd × BbDD cho ra đời con có 3 × 1 = 3 loại kiểu gene.

D. Sai. Bb × Bb → 3 loại kiểu gene, Dd × Dd → 3 loại kiểu gene. Vậy BbDd × BbDd cho ra đời con có 3 × 3 = 9 loại kiểu gene.

Bài 37.15 trang 101 Sách bài tập KHTN 9Ở đậu hà lan, gene A quy định hạt vàng, allele a quy định hạt xanh, gene B quy định hạt trơn, allele b quy định hạt nhăn. Hai cặp gene này nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. Ở thế hệ P, cho lai đậu hạt vàng, vỏ trơn với đậu hạt vàng, vỏ nhăn. Thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 cây hạt vàng, vỏ trơn : 3 cây hạt vàng, vỏ nhăn : 1 cây hạt xanh, vỏ trơn : 1 cây hạt xanh, vỏ nhăn. Xác định kiểu gene của P.

A. AaBB × Aabb.

B. AaBb × Aabb.

C. AaBB × AAbb.

D. AaBb × AABb.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Tách riêng từng tính trạng ở F1, ta có tỉ lệ: 3 hạt vàng : 1 hạt xanh → kiểu gene của P là Aa × Aa; 1 vỏ trơn : 1 vỏ nhăn → kiểu gene của P là Bb × bb.

Tổ hợp lại ta có kiểu gene của P là: AaBb × Aabb.

Lý thuyết Các quy luật di truyền của Mendel

Đang cập nhật …

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 36: Khái quát về di truyền học

Bài 37: Các quy luật di truyền của Mendel

Bài 38: Nucleic acid và gene

Bài 39: Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA

Bài 40: Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng

Bài 41: Đột biến gene

Đánh giá

0

0 đánh giá