Sách bài tập KHTN 9 Bài 27 (Kết nối tri thức): Acetic acid

98

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 27: Acetic acid sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 27: Acetic acid

Bài 27.1 trang 75 Sách bài tập KHTN 9Nhóm nào sau đây gây nên tính chất đặc trưng của acetic acid?

A. Nhóm CH3 -.

B. Nhóm – CO -.

C. Nhóm -COOH.

D. Cả phân tử.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nhóm –COOH gây nên tính chất đặc trưng của acetic acid.

Bài 27.2 trang 76 Sách bài tập KHTN 9Tính chất vật lí của acetic acid:

A. chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

B. chất lỏng, màu trắng, vị chua, tan vô hạn trong nước.

C. chất lỏng, không màu, vị đắng, tan vô hạn trong nước.

D. chất lỏng, không màu, vị chua, không tan trong nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tính chất vật lí của acetic acidchất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

Bài 27.3 trang 76 Sách bài tập KHTN 9Chất nào sau đây có tính acid tương tự acetic acid?

A. C2H5OH.

B. C2H5COOH.

C. CH3COOCH3.

D. C3H6.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

C2H5COOH có tính acid tương tự acetic acid.

Bài 27.4 trang 76 Sách bài tập KHTN 9Dung dịch acetic acid không phản ứng được với chất nào sau đây?

A. Mg.

B. NaOH.

C. CaCO3.

D. NaCl.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Dung dịch acetic acid phản ứng được với chất Mg, NaOH, CaCO3 do acetic acid có tính acid.

Bài 27.5 trang 76 Sách bài tập KHTN 9Cho phản ứng:

Cho phản ứng: X có tên gọi là trang 76 Sách bài tập KHTN 9

X có tên gọi là

A. ethyl acetate.

B. methyl acetate.

C. ethyl formate.

D. methyl formate.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Cho phản ứng: X có tên gọi là trang 76 Sách bài tập KHTN 9

X có tên gọi là ethyl acetate.

Bài 27.6 trang 76 Sách bài tập KHTN 9Dung dịch acetic acid phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Cu, NaOH, NaCl.

B. Mg, CuO, NaCl.

C. Mg, CuO, HCl.

D. Mg, NaOH, CaCO3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Dung dịch acetic acid phản ứng được với tất cả các chất trong dãy Mg, NaOH, CaCO3:

2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

A sai vì có Cu, NaCl không phản ứng được với acetic acid.

B sai vì có NaCl không phản ứng được với acetic acid.

C sai vì có HCl không phản ứng được với acetic acid.

Bài 27.7 trang 76 Sách bài tập KHTN 9Để loại bỏ lớp cặn màu trắng trong ấm đun nước lâu ngày, nên dùng dung dịch nào sau đây?

A. Giấm ăn.

B. Nước nóng.

C. Muối ăn.

D. Cồn 700.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Để loại bỏ lớp cặn màu trắng trong ấm đun nước lâu ngày, nên dùng giấm ăn.

Vì lớp cặn màu trắng trong ấm là muối carbonate, giấm ăn là acetic acid, xảy ra phản ứng: 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

Bài 27.8 trang 76 Sách bài tập KHTN 9Acetic acid được điều chế bằng phương pháp lên men giấm từ dung dịch loãng của chất nào dưới đây?

A. C2H5OH.

B. CH3OH.

C. H2CO3.

D. HCOOH.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Acetic acid được điều chế bằng phương pháp lên men giấm từ dung dịch loãng của C2H5OH:

Acetic acid được điều chế bằng phương pháp lên men giấm từ dung dịch loãng của chất nào dưới đây

Bài 27.9 trang 76 Sách bài tập KHTN 9Giấm ăn được dùng phổ biến trong chế biến thực phẩm, giấm ăn có chứa acetic acid với nồng độ từ 2% đến 5%. Một chai giấm thể tích 500 mL (D = 1,045 g/mL) có nồng độ acetic acid là 4%, số gam acetic acid có trong chai giấm đó là:

A. 41,8 g.

B. 20,9 g.

C. 4,18 g.

D. 209 g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khối lượng của chai giấm thể tích 500 mL (D = 1,045 g/mL):

m = D.V = 1,045 . 500 = 522,5 (g).

Số gam acetic acid có trong chai giấm đó là: 522,5.4100=20,9(g).

Bài 27.10 trang 77 Sách bài tập KHTN 9Trung hoà 200 mL dung dịch acetic acid 0,1 M bằng dung dịch NaOH 0,2 M. Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là:

A. 100 mL.

B. 200 mL.

C. 300 mL.

D. 400 mL.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

nacetic acid = Vdd.CM=2001000.0,1=0,02(mol)

PTHH: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

Theo PTHH: nNaOH = nacetic acid = 0,02 (mol)

Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là: nNaOHCM=0,020,2=0,1(L)=100(mL).

Bài 27.11 trang 77 Sách bài tập KHTN 9Cho một mẩu nhỏ đá vôi vào ống nghiệm đựng dung dịch acetic acid. Hiện tượng quan sát được:

A. Có bọt khí màu nâu thoát ra.

B. Mẩu đá vôi tan dần và không có bọt khí thoát ra.

C. Mẩu đá vôi không tan và lắng xuống dưới đáy ống nghiệm.

D. Mẩu đá vôi tan dần và có bọt khí không màu thoát ra.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Cho một mẩu nhỏ đá vôi vào ống nghiệm đựng dung dịch acetic acid. Hiện tượng quan sát được: Mẩu đá vôi tan dần và có bọt khí không màu thoát ra.

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O

Bài 27.12 trang 77 Sách bài tập KHTN 9Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tính chất hoá học của acetic acid?

A. Acetic acid là acid yếu, làm đổi màu quỳ tím.

B. Acetic acid là acid yếu nên không phản ứng với đá vôi.

C. Acetic acid có đầy đủ các tính chất của một acid thông thường.

D. Acetic acid phản ứng được với ethylic alcohol tạo ester.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Vì acetic acid phản ứng với đá vôi theo phản ứng:

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O

Bài 27.13 trang 77 Sách bài tập KHTN 9Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Acetic acid là chất lỏng, không màu, vị chua, có mùi đặc trưng, tan vô hạn trong nước.

b) Giấm ăn là dung dịch acetic acid có nồng độ thường từ 2% đến 5%.

c) Acetic acid làm quỳ tím hoá xanh.

d) Phản ứng giữa acetic acid và ethylic alcohol thuộc loại phản ứng ester hoá.

Lời giải:

a) Đúng.

b) Đúng.

c) Sai vì acetic acid làm quỳ tím hoá đỏ.

d) Đúng.

Bài 27.14 trang 77 Sách bài tập KHTN 9Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Acetic acid tác dụng với ethylic alcohol tạo thành muối.

b) Acetic acid tác dụng với ethylic alcohol tạo thành ester ethyl acetate và nước.

c) Phản ứng ester hoá giữa acetic acid và ethylic alcohol luôn có hiệu suất nhỏ hơn 100%.

d) Phản ứng ester hoá giữa acetic acid và ethylic alcohol thường dùng xúc tác là H2SO4 đặc.

Lời giải:

a) Sai vì acetic acid tác dụng với ethylic alcohol tạo thành ester.

b) Đúng.

c) Đúng.

d) Đúng.

Bài 27.15 trang 78 Sách bài tập KHTN 9Ethyl acetate là một ester được sử dụng làm dung môi pha sơn, nước hoa,... Một thí nghiệm tổng hợp ethyl acetate bằng cách cho 8 gam acetic acid tác dụng với lượng dư ethylic alcohol và có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác. Tính khối lượng ethyl acetate tạo thành biết hiệu suất phản ứng là 60%.

Lời giải:

Ethyl acetate là một ester được sử dụng làm dung môi pha sơn, nước hoa. Một thí nghiệm tổng hợp ethyl acetate

Số mol CH3COOH: 860=0,15(mol).

Số mol ester tạo thành theo lí thuyết: 0,15 mol.

Do hiệu suất phản ứng 60% nên lượng ester thu được thực tế là: 0,15 . 0,6 = 0,09 (mol).

Khối lượng ester tạo thành: 0,09 . 88 = 7,92 (g).

Bài 27.16 trang 78 Sách bài tập KHTN 9Tiến hành hai thí nghiệm như Hình 27.1, hỏi ống nghiệm chứa dung dịch Ca(OH)2 nào nhanh bị đục hơn? Giải thích và viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

Tiến hành hai thí nghiệm như Hình 27.1, hỏi ống nghiệm chứa dung dịch Ca(OH)2

Lời giải:

Ống nghiệm chứa acid HCl nhanh bị đục hơn do HCl là acid mạnh còn acetic acid là acid yếu nên phản ứng với đá vôi chậm hơn, lượng CO2 giải phóng ít hơn nên đục chậm hơn.

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Bài 27.17 trang 78 Sách bài tập KHTN 9Để xác định nồng độ của acetic acid trong một loại giấm ăn, một học sinh tiến hành thí nghiệm sau:

- Cho 1 giọt phenolphthalein vào cốc đựng 5 mL giấm ăn.

- Dùng burette cho từ từ từng giọt dung dịch NaOH 0,1 M vào cốc đựng giấm ăn (vừa cho NaOH vừa lắc nhẹ cốc) đến khi dung dịch trong cốc chuyển sang màu hồng.

Thể tích dung dịch NaOH 0,1 M đã dùng được ghi lại như sau:

Để xác định nồng độ của acetic acid trong một loại giấm ăn, một học sinh tiến hành thí nghiệm sau

Tính nồng độ phần trăm acetic acid có trong loại giấm đó, giả thiết trong giấm ăn chỉ có acetic acid phản ứng với NaOH và tỉ khối của giấm ăn là 1,05 g/mL.

Lời giải:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

Thể tích trung bình NaOH: V¯NaOH=42,1.2+42,03=42,07(mL).

nNaOH=0,1.42,07.103(mol)=42,07.104(mol)=nCH3COOHmCH3COOH=42,07.104.60=0,2524(g).

Vậy nồng độ của giấm ăn:

C%=mCH3COOHVCH3COOH.1,05.100%=0,25245.1,05.100%=5%

Lý thuyết Acetic acid

I. Công thức và đặc điểm cấu tạo

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 27: Acetic acid

- Acetic acid là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C2H4O2. Trong phân tử acetic acid có nhóm – COOH, đây là nhóm nguyên tử gây nên tính chất đặc trưng của acetic acid.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 27: Acetic acid

II. Tính chất vật lí

- Acetic acid là chất lỏng, không màu, vị chua, có mùi đặc trưng, vị cay, sôi ở 118oC, có khối lượng riêng là 1,045 g/mL (ở 25oC).

- Giấm ăn có chứa acetic acid với nồng độ từ 2% đến 5%.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 27: Acetic acid

III. Tính chất hoá học

1. Tính acid

- Acetic acid là một acid yếu và có đầy đủ tính chất của một acid thông thường:

+ Làm đổi màu chất chỉ thị acid như giấy quỳ (sang màu đỏ) và giấy chỉ thị pH.

+ Phản ứng với kim loại giải phóng khí hydrogen.

2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2

+ Phản ứng với oxide kim loại tạo thành muối và nước.

2CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O

+ Phản ứng với base tạo thành muối và nước.

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

+ Phản ứng với muối carbonate, giải phóng khí carbon dioxide.

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

2. Phản ứng ester hoá

Acetic acid phản ứng với ethylic alcohol tạo thành ester và nước theo phản ứng:

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 27: Acetic acid

Phản ứng giữa acetic acid và ethylic alcohol tạo ra ester (ethyl acetate) thuộc loại phản ứng ester hoá.

3. Phản ứng cháy

CH3COOH+2O2t°2CO2+2H2O

IV. Điều chế

Acetic acid dùng để sản xuất giấm được điều chế từ ethylic alcohol loãng bằng phương pháp lên men giấm:

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 27: Acetic acid

V. Ứng dụng

- Acetic acid là một trong những hoá chất được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và đời sống.

- Acetic acid được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, dùng làm nguyên liệu đầu để sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau như dược phẩm, phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, chất dẻo,…

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 27: Acetic acid

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá