Ngữ văn lớp 11 trang 48 Tập 1 Chân trời sáng tạo

128

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 48 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Hình tượng con người chinh phục thế giới trong Ông già và biển cả giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Hình tượng con người chinh phục thế giới trong Ông già và biển cả

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Vẽ sơ đồ thể hiện luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản trên.

Trả lời:

C1:

Vẽ sơ đồ thể hiện luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản trên

C2:

Soạn bài Hình tượng con người chinh phục thế giới trong Ông già và biển cả | Ngắn nhất Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn ấn tượng với lí lẽ, bằng chứng nào trong bài viết? Vì sao?

Trả lời:

C1:

Em ấn tượng nhất với dẫn chứng: “Ông lão đã chiến thắng: bắt được con cá kiếm khổng lồ…” Vì cho chúng ta thấy được thành quả sau nào cố gắng, nỗ lực đều sẽ được đền đáp xứng đáng.

C2:

- Em ấn tượng với lí lẽ: Ông lão kiên cường không bỏ cuộc; Bằng chứng “mày khỏe, mày luôn khỏe”,…

- Qua lí lẽ và bằng chứng đó ta có thể thấy được tinh thần vượt lên trên mọi khó khăn của ông lão.

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Xác định mục đích, thái độ, tình cảm của người viết được thể hiện trong văn bản.

Trả lời:

C1:

- Mục đích của người viết: Khẳng định tinh thần và ý chí chiến đấu kiên cường quyết tâm chinh phục của “ông già” trước những khó khăn thử thách của “biển cả”.

- Thái độ, tình cảm của người viết: Thái độ kính trọng, thể hiện sự ngưỡng mộ và kính nể đối với “ông già” trong tác phẩm.

C2:

- Mục đích: Khẳng định sức mạnh, tinh thần bất khuất, kiên cường của con người.

- Thái độ: Trân trọng, cảm phục, tin tưởng vào sức mạnh con người.

Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Chỉ ra các yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả trong văn bản và nêu tác dụng của các yếu tố ấy.

Trả lời:

C1:

- Yếu tố thuyết minh: “Hình tượng ông lão đánh cá trong tác phẩm tượng trưng cho người chinh phục thiên nhiên… khẳng định sức mạnh cả tinh thần và thể chất của con người.”

- Yếu tố tự sự: “Ngày thứ ba, con cá bắt đầu mệt mỏi và dẫn khuất phục ông lão… “mất từ lâu””

- Yếu tố miêu tả: […] ông gần như kiệt sức: “mồ hôi ướt đẫm người, lão mệt thấu xương”; “hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ” … “lão cảm thấy mình sắp ngất đi”.”

→ Tác dụng:

Các yếu tố trên giúp cho văn bản trở nên hấp dẫn, sinh động có sức hút nhằm thu hút người đọc, người nghe hơn.

C2:

- Yếu tố thuyết minh: Kể về hình ảnh ông lão đánh cá kiên cường không khuất phục chiến đấu hết mình.

- Yếu tố tự sự: Miêu tả cuộc chiến của ông lão với con cá khổng lồ.

- Yếu tố miêu tả: Miêu tả hình ảnh ông lão khi chiến đấu với con cá khổng lồ (“mồ hôi ướt đẫm người, lão mệt thấm xương”; “hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ”; “mồ hôi xát muối vào mắt lão”)

→ Các yếu tố trên giúp cho tác phẩm trở nên sinh động, giàu sức biểu cảm hơn.

Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Từ nội dung văn bản và hiểu biết của bản thân về tác phẩm Ông già và biển cả, bạn suy nghĩ gì về khát vọng chinh phục thế giới của nhân loại? Tìm những ví dụ thực tế trong xã hội hiện nay để làm sáng tỏ suy nghĩ của bạn.

Trả lời:

C1:

- Từ nội dung văn bản và hiểu biết của bản thân về tác phẩm Ông già và biển cả, suy nghĩ của em về khát vọng chinh phục thế giới của nhân loại là:

+ Sự tin tưởng vào sức mạnh của bản thân là một điều vô cùng quan trọng.

+ Cố gắng và nỗ lực hết mình cho mục tiêu và lí tưởng cá nhân.

- Ví dụ thực tế trong xã hội hiện nay để làm sáng tỏ suy nghĩ của em là:

+ Nick Vujicic: chàng trai bị mất cả tay cả chân nhưng đã chinh phục được chính ước mơ của mình và truyền đi cảm hứng cho rất nhiều người trên thế giới vì tinh thần, khát vọng được sống như bao người lành lặn khác.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh với khát vọng giành lại độc lập cho dân tộc mà đặt chân lên con tàu Đô đốc Đờ Tác – tơ – ri, tìm con đường cứu nước. Dù trải qua bao nhiêu sóng gió, khó khăn vất vả vẫn kiên định với mục đích và lí tưởng của bản thân.

C2:

- Khát vọng về sự chinh phục thế giới của nhân loại là một điều tuyệt vời và thú vị. Con người cần có:

+ Niềm tin vào bản thân, không lùi bước trước những chông gai.

+ Cần có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

- Ví dụ thực tế:

+ Phạm Nhật Vượng, chủ tịch Tập đoàn Vingroup với khát vọng đưa Việt Nam trở thành con hổ châu Á mới, nhờ hoài bão và tầm nhìn chiến lược, ông đã thành công và trở thành một trong những người giàu nhất Việt Nam.

+ Đặng Trần Thuỷ Tiên: sinh viên trường Đại học Ngoại thương; mặc dù mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác nhưng cô gái vẫn luôn tươi cười xinh đẹp với lối suy nghĩ tích cực, đối mặt với tử thần để giành lại sự sống cho bản thân.. Khát vọng được sống là chính mình đã thôi thúc Tiên có sức mạnh và nghị lực để chiến đấu với căn bệnh.

* Bài tập sáng tạo (trang 48 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Từ những văn bản đã học và hiểu biết của bản thân về sự phát triển của khoa học công nghệ trong thế kỉ XXI, hãy thực hiện một số sản phẩm sáng tạo (đoạn văn, tranh vẽ, đoạn video clip, in-pho-gráp-phích (infographic),…) thể hiện hình dung của bạn về những biến đổi trong tương lai và cách thức con người thích nghi với thế giới tương lai đó.

Trả lời:

- Sản phẩm hình dung về thế giới tương lai:

Soạn bài Hình tượng con người chinh phục thế giới trong Ông già và biển cả | Hay nhất Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo

(Mô phỏng thành phố tương lai trên Sao Hỏa)

Đoạn văn:

Sẽ có những thay đổi lớn trong cách chúng ta sống, làm việc và du lịch trong tương lai. Nhưng nhờ vào dữ liệu, tự động hóa và phần mềm, cách chúng ta tương tác với hành tinh sẽ thông minh và hiệu quả hơn. Việc tiêu thụ năng lượng sẽ chuyển sang năng lượng gió và mặt trời khi các nguồn này trở nên kinh tế hơn. Các tòa nhà sẽ tự tạo ra năng lượng bằng cách sử dụng các nguồn tái tạo. Việc phát điện cục bộ đó sẽ cung cấp điện cho các công trình lân cận và đóng góp vào lưới điện. Với hơn 150 công ty đang làm việc tích cực về phương tiện giao thông hàng không đô thị (UAM), những năm tới sẽ chứng kiến một loạt các ý tưởng taxi bay chạy bằng điện mới. Cuối cùng, các mô hình này sẽ có thể bay mà không cần phi công. Các tòa nhà sẽ phản hồi theo nhu cầu cảm tính và lý tính của người sử dụng. Điều đó có nghĩa là năng lượng sẽ chỉ được tiêu thụ khi nhà có người sử dụng, từ đó tối ưu hóa hiệu quả sử dụng.

Đánh giá

0

0 đánh giá