Soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11

2.8 K

Tài liệu soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội hay nhất

* Đề tài (trang 53 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bài viết của bạn được lựa chọn để tham gia buổi tọa đàm Những góc nhìn cuộc sống, trình bày ý kiến, quan điểm của học sinh về các vấn đề xã hội. Từ bài viết, bạn hãy chuẩn bị nội dung bài nói để tham gia buổi tọa đàm.

* Hướng dẫn

Bước 1: Chuẩn bị nói

- Xác định đề tài:

Đề tài của bài nói đã được bạn chuẩn bị ở phần viết

- Xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói:

+ Mục đích nói chính là để thuyết phục người nghe về quan điểm của bạn trước một vấn đề xã hội.

+ Đối tượng người nghe của bạn có thể là thầy cô, các bạn học sinh, ban chủ nhiệm câu lạc bộ, các khách mời...

+ Không gian và thời gian nói: Bạn cần tìm hiểu xem buổi toạ đàm diễn ra trong không gian nào (hội trường, trước sân trường, trong phòng học...), thời gian trình bày bài nói là bao lâu? Từ đó, bạn chọn cách trình bày phù hợp: gần gũi, thân thiện hay trang trọng,

- Tìm ý và lập dàn ý

Bạn hãy chuyển dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết thành dàn ý cho bài nói, bằng cách:

+ Đảm bảo kết cấu bài nói có ba phần rõ ràng: mở đầu, nội dung chính, kết thúc.

+ Lựa chọn những luận điểm trọng tâm mà bạn tâm đắc nhất để trình bày. Tóm tắt hệ thống luận điểm dưới dạng sơ đồ để chủ động khi trình bày, giúp người nghe dễ dàng theo dõi nội dung.

+ Sắp xếp, chỉnh sửa các lí lẽ, bằng chứng cho phù hợp với thời gian nói.

+ Dự kiến các ý kiến trái chiều và chuẩn bị những phản hồi của bản thân.

• Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, âm thanh, video clip...) hỗ trợ và dự tính cách khai thác các phương tiện ấy sao cho hiệu quả. Có thể phối hợp đa dạng phương tiện phi ngôn ngữ để bài nói trực quan, hấp dẫn hơn.

- Luyện tập

Bạn có thể luyện nói bằng cách đứng trước gương, tự ghi âm để nghe lại hoặc luyện tập với các bạn. Khi luyện tập, cần chú ý lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói; sử dụng các từ nối để phần trình bày mạch lạc, rõ ràng; chú ý đến ngữ điệu nói và những khoảng ngắt, nghỉ để nhấn mạnh các nội dung chính của bài nói.

Bước 2: Trình bày bài nói

Khi trình bày, bạn nên dựa vào phần tóm tắt luận điểm đã chuẩn bị từ trước, kết nối bài nói với các phương tiện phi ngôn ngữ, chú ý tương tác với người nghe.

* Bài nói mẫu tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là……… học sinh lớp…. trường……….

Thầy cô và các bạn thân mến! Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng, chính vì thế chỉ cần chúng ta chăm chỉ trên con đường học vấn cũng như công việc của mình ắt hẳn chúng ta sẽ thành công. Chính vì thế có lẽ đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp của thanh niên. Đến với buổi tọa đàm Những góc nhìn cuộc sống ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi về vấn đề này.

Đại học là một cánh cửa mới mở ra cho rất nhiều người, nhưng không phải ai cũng lựa chọn cho mình cách vào đại học mới có thể thành công, bởi như Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng nói: “Học đại học phải trả giá bằng thời gian và sức lực”. Chính vì thế không chỉ riêng đại học mới giúp chúng ta thành công, có rất nhiều cách giúp chúng ta thành công mà không cần phải học đại học.

Đại học giúp cho chúng ta học hỏi và mở rộng được nhiều kiến thức mà người thầy vẫn là người định hướng và giáo dục cho chúng ta, học đại học cũng có rất nhiều ưu thế vì chúng ta có thể học được nhiều kiến thức hay bởi các chuyên ngành mà chúng ta đã lựa chọn. Tuy nhiên vào đại học và học một ngành nghề nào đó cuối cùng cũng chỉ để học nghề và ra để làm một công việc. Chính vì thế có rất nhiều người đã đi theo con đường khác, không phải theo con đường học đại học.

Lập nghiệp đó là việc lựa chọn cho mình một hướng đi, hướng đi đó giúp chúng ta định hướng được các công việc trong tương lai, chính vì thế việc lựa chọn cho mình một công việc và làm theo đó là việc làm rất cần thiết, nó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống, một điều mà chúng ta thấy được đó là việc tự học và tự khởi nghiệp là điều mang lại cho chúng ta nhiều điều có ý nghĩa hơn.

Tự chủ trong các công việc của mình, mỗi cá nhân đều phải cố gắng, bởi thanh niên cần phải tích cực, chủ động và học tập thật tốt để xứng đáng với những danh hiệu mà đảng và nhà nước đã trao tặng. Thế hệ thanh niên là một tầng lớp thuộc mầm non của đất nước, chính vì thế việc học tập, tu dưỡng và rèn luyện bản thân đó là việc làm rất cần thiết và mang lại nhiều bài học quý giá cho con người.

Đại học là một con đường để mỗi chúng ta lập nghiệp, tuy nhiên nó không phải là một con đường duy nhất bởi chúng ta cần phải xác định được hướng mà chúng ta sẽ đi, việc mà chúng ta đang định làm, có như vậy chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc đời của mình thật sự có ý nghĩa rất lớn trong việc lựa chọn một hướng đi cho phù hợp. Mỗi chúng ta đều có thể thấy được tất cả những điều đó qua những cách riêng, nó thể hiện những điều riêng tư nhất mà chúng ta đang có, mỗi người đều có những cách lựa chọn riêng, không ai là giống ai cả, chính vì vậy việc xác định vào đại học cũng là một con đường đi tốt. Ở đó chúng ta sẽ được mọi người định hướng, học tập tốt hơn.

Nhưng cũng có thể lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, nó thể hiện một cái nhìn mới mẻ và đầy táo bạo, cách thể hiện hợp tình, hợp lý, chọn lựa kĩ càng và ngày càng thể hiện một hướng đi phù hợp với con người và khả năng của chính mình. Đại học là cách lựa chọn của rất nhiều người, nhiều người cũng đã rất thành công bởi con đường mà mình đang đi, tuy nhiên cũng có rất nhiều người lại bỏ gánh giữa đường, bởi đại học tốn rất nhiều thời gian của mỗi người, nó bắt con người phải đầu tư cả thời gian và công sức của mình vào đó.

Thời gian và tiền bạc đủ để cho con người ta có thể làm được rất nhiều thứ, tuy nhiên việc lựa chọn cho mình một con đường riêng, việc lựa chọn con đường đi sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều điều mà trong cuộc sống chúng ta đang phải gặp tới.

Đúng như có câu nói đã viết: “Không quan trọng mình đứng ở đâu mà quan trọng mình đi đâu”. Đây mới chính là những hướng đi hoàn hảo và có ý nghĩa to lớn đến con người, cái riêng biệt là tạo cho con người những sự bứt phá mới mẻ và hợp lý hơn, trong cách xử lý đó, nó để cho con người một cái nhìn riêng, lạ và tạo nên những điểm nhấn hoàn toàn mới mẻ của mỗi người.

Thanh niên ngày nay không phải chỉ có lựa chọn con đường đại học mới có thể thành công được, trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều người lựa chọn cho mình theo hướng tự do, họ đi theo một con đường độc lập, mới mẻ và ngày càng táo bạo hơn. Nhiều hình thức kinh doanh và mở rộng bản thân bằng cách học tập và ngày càng khéo léo và táo bạo tạo nên cái riêng cho mỗi con người.

Mỗi chúng ta hãy lựa chọn cho mình một hướng đi cho phù hợp có như vậy chúng ta mới cảm thấy được cuộc sống này đang tràn ngập nhiều điều có ý nghĩa và những điều có giá trị nhất. Đem lại cho chúng ta cái nhìn mới mẻ và toàn diện hơn.

Trên đây là những ý kiến của tôi. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và tất cả các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

Khi trao đổi với người nghe, bạn nên có thái độ cầu thị, nghiêm túc lắng nghe và ghi chép các ý kiến; lựa chọn một số câu hỏi, ý kiến quan trọng để phản hồi trong thời gian cho phép.

Trong bước đánh giá, bạn sẽ có hai vai trò: người trình bày và người nghe. Trong vai trò người trình bày, bạn tự đánh giá bài nói của mình; trong vai trò người nghe, bạn đánh giá phần trình bày của thành viên khác trong lớp dựa vào bảng kiểdưới m đây:

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở đầu

Lời chào ban đầu và tự giới thiệu (nếu cần).

 

 

Giới thiệu vấn đề cần trình bày.

 

 

Nêu khái quát nội dung bài nói.

 

 

Nội dung chính

Thể hiện rõ quan điểm của người nói về vấn đề xã hội cần bàn luận.

 

 

Trình bày hệ thống luận điểm rõ ràng, thuyết phục.

 

 

Đưa ra được những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, mạch lạc để làm rõ luận điểm.

 

 

Nêu và phân tích, đánh giá, trao đổi về các ý kiến trái chiều.

 

 

 

Kết thúc

Tóm lược nội dung đã trình bày và khẳng định lại quan điểm của mình.

 

 

Nêu vấn đề thảo luận và mời người nghe phản hồi, trao đổi

 

 

Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe

Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với nội dung bài nói.

 

 

Sử dụng hiệu quả, đa dạng các phương tiện phi ngôn ngữ.

 

 

Tương tác tích cực với người nghe.

 

 

Phản hồi thoả đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội

Ôn tập trang 55

Tri thức ngữ văn trang 56

Lời tiễn dặn

Tú Uyên gặp Giáng Kiều

Đánh giá

0

0 đánh giá