20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 17 (Kết nối tri thức) có đáp án: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

2.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 17: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 17: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 17: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 17: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Câu 1. Ngoài Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, công trình nào khác được xây dựng theo nguyện vọng của nhân dân sau khi Người qua đời?

A. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.    

B. Hoàng thành Thăng Long. 

C. Bảo tàng Hồ Chí Minh.

D. Chùa Một Cột.

Đáp án đúng là: C

Câu 2. Năm nào thành phố Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh?

A. 1970.

B. 1973.

C. 1976.

D. 1979.

Đáp án đúng là: C

Câu 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng sáng tác cho loại hình nghệ thuật nào sau đây?

A. Kiến trúc.

B. Điêu khắc.

C. Âm nhạc.

D. Thể thao.

Đáp án đúng là: C

Câu 4. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được ví như điều gì?

A. Ngọn hải đăng soi đường.

B. Tài sản tinh thần vô giá. 

C. Kim chỉ nam hành động.  

D. Báu vật quốc gia.

Đáp án đúng là: B

Câu 5. Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 05-CT/TW về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào năm nào?

A. 2010.

B. 2012.

C. 2014.

D. 2016.

Đáp án đúng là: D

Câu 6. Năm nào UNESCO ra Nghị quyết về Kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. 1986.

B. 1987.

C. 1988.

D. 1989.

Đáp án đúng là: B

Câu 7. Theo UNESCO, những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật là sự kết tinh của điều gì?

A. Nền văn minh lúa nước.   

B. Truyền thống văn hóa Việt Nam. 

C. Tinh hoa văn hóa phương Đông.    

D. Bản sắc văn hóa phương Tây.

Đáp án đúng là: B

Câu 8. Tên Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt cho địa danh nào sau đây?

A. Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

B. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 

C. Đường phố tại Mát-xcơ-va, Nga.

D. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Đáp án đúng là: C

Câu 9. Nơi nào sau đây không phải là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống và hoạt động?

A. Khách sạn Ca-tơn (Anh).

B. Nhà số 9, Thủ đô Pa-ri (Pháp). 

C. Nhà Trắng, Hoa Kỳ. 

D. Khu di tích Hồ Chí Minh tại Liễu Châu, Quảng Tây (Trung Quốc).

Đáp án đúng là: C

Câu 10. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời cho mục tiêu nào sau đây? 

A. Độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân. 

B. Phát triển kinh tế - xã hội.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đáp án đúng là: A

Câu 11. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có tác dụng như thế nào đến đời sống chính trị - xã hội Việt Nam?

A. Lan tỏa và mang lại những giá trị tích cực.

B. Giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp trong nhân dân.

C. Thay đổi cơ cấu dân cư theo vùng kinh tế.

D. Ổn định cuộc sống cho nhân dân vùng cao.

Đáp án đúng là: A

Câu 12. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết văn, làm thơ với mục đích là

A. trở thành văn, nhà thơ nổi tiếng.

B. phục vụ nhân dân và cách mạng.

C. để thu hút sự ủng hộ của quốc tế.   

D. đánh vào tâm lý giặc ngoại xâm.

Đáp án đúng là: B

Câu 13. Nhận định “Tư tưởng Hồ Chỉ Mình là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động” của Đảng đúng hay sai? Vi Sao?

A. Sai, vì tư tưởng Hồ Chí Minh đã không còn phù hợp với thực tiễn cách mạng.

B. Đúng, vì tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng của lý luận cách mạng Việt Nam.

C. Đúng, vị tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá đối với nhân dân Việt Nam.

D. Sai, vì Đảng xem chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam cho mọi hành động.

Đáp án đúng là: B

Câu 14. Nhận định nào sau đây là đúng về vị trí của Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ lỗi lạc.

B. Người lãnh đạo cao nhất của Quốc tế cộng sản.

C. Hoạch định đường lối cho các dân tộc thuộc địa.

D. Biểu tượng cho nền hòa bình an ninh của thế giới.

Đáp án đúng là: A

Câu 15. I. Ganđi nhận xét Chủ tịch Hồ Chí Minh là “nhà lãnh đạo vĩ đại và kiên định”. Nhận định trên đúng hay sai? Vì sao?

A. Đúng, vì cả cuộc đời của Người chỉ mong muốn đem lại hạnh phúc cho dân tộc.

B. Sai, vì Bác đã có sự thay đổi từ lập trường yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản.

C. Đúng, vì khi thành lập Đảng, Bác không thực hiện chỉ thị của Quốc tế cộng sản.

D. Sai, vì Bác chỉ kiên định đối với nhân dân Việt Nam không quan tâm đến quốc tế.

Đáp án đúng là: A

Câu 16. Điểm chung của các ông Nguyễn Sơn, Nguyễn Hình, Trần Đại Nghĩa sau khi được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh là đều

A. cống hiến trọn cuộc đời mình cho đất nước.

B. đã được thụ phong quân hàm cấp Đại tướng.

C. trở thành lãnh đạo cao cấp trong Chính phủ.

D. từ người yêu nước trở thành người cộng sản.

Đáp án đúng là: A

Câu 17. Từ việc UNESCO đã ghi nhận những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân loại, em rút ra bài học gì cho bản thân?

A. Cần phải học giỏi để trở thành người nổi tiếng. 

B. Cần sống có lý tưởng, phấn đấu vì độc lập, tự do của dân tộc và tiến bộ xã hội. 

C. Cần phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

D. Cần phải rèn luyện sức khỏe để có thể cống hiến cho đất nước.

Đáp án đúng là: B

Câu 18. Từ việc nhân dân Việt Nam luôn dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh lòng kính yêu vô hạn, em rút ra bài học gì cho bản thân?

A. Cần phải biết ơn những người đã khuất.

B. Cần phải có lòng yêu nước. 

C. Cần sống có ích, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. 

D. Cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Đáp án đúng là: C

Câu 19. Theo em, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào trong giai đoạn hiện nay?

A. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc.

B. Giúp chúng ta nâng cao trình độ văn hóa. 

C. Giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. 

D. Giúp chúng ta hội nhập quốc tế tốt hơn.

Đáp án đúng là: C

Câu 20. Theo em, thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, xứng đáng với sự hi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ cha anh đi trước?

A. Tuyên truyền, giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

B. Học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội. 

C. Tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

D. Tìm hiểu lịch sử dân tộc.

Đáp án đúng là: B

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 17: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới

- Năm 1987, tổ chức UNESCO tôn vinh “Hồ Chí Minh-Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất Việt Nam”.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 17: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Lễ kỉ niệm 35 năm UNESCO ra nghị quyết tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Thế giới vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, nhân cách, lối sống.... Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của truyền thống văn hoá Việt Nam và tinh hoa văn hoá của nhân loại.

- Cùng với việc vinh danh của UNESCO, nhiều nước trên thế giới cũng có những hoạt động tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức.

+ Thủ đô Mát-xcơ-va, các thành phố U-li-a-nốp-xcơ, Xanh-Pê-téc-bua và nhiều nơi khác ở Liên bang Nga có quảng trường, tượng đài, nhà lưu niệm... mang tên Hồ Chí Minh;

+ Thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) có Di tích lưu niệm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh;

+ Thủ đô Mê-hi-cô (Mê-hi-cô) có tượng đài Hồ Chí Minh cùng dòng chữ “Tự do cho các dân tộc";

+ Thủ đô của các nước Cu-ba, Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la và nhiều nơi khác có tượng đài hoặc đường phố mang tên Hồ Chí Minh,..

2. Hồ Chí Minh “sống mãi” trong lòng nhân dân Việt Nam

- Sinh ra và hoạt động trong thế kỉ XX, nhưng tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến và hi sinh cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất, lối sống cho các thế hệ người dân Việt Nam học tập và noi theo, đồng thời để lại di sản lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những giá trị về tư tưởng, văn hoá.

- Sự vinh danh và tri ân của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh được nối tiếp qua nhiều thế hệ với những hình thức khác nhau, như:

+ Năm 1976, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Stac Việt Nam (khoá VI) đã quyết định đổi tên Thành phố Sài Gòn-Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Xây dựng công trình tưởng niệm

▪ Trên khắp cả nước, chính quyền và nhân dân các địa phương đã xây dựng nhiều công trình mang tên Hồ Chí Minh: bảo tàng, nhà lưu niệm, nhà truyền thống, quảng trường, tượng đài, khu di tích,...

▪ Nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo (trường học, học viện), đường phố, mang tên Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.

+ Xây dựng hình tượng, nhân cách trong văn học, nghệ thuật

▪ Trong các loại hình văn học, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành nguồn cảm hứng đề giới văn nghệ sĩ sáng tác, tiêu biểu như các tác phẩm: Sáng tháng Năm, Bác ơi (Tố Hữu); Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên); Búp sen xanh và Cuộc chia li trên Bến Nhà Rồng (Sơn Tùng); Trông vời cố quốc (Hoàng Quảng Uyên)

▪ Trong lĩnh vực nghệ thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh là chủ đề lớn cho nhiều nhạc sĩ sáng tác, các nhà biên kịch xây dựng kịch bản và các nghệ sĩ biểu diễn phục vụ công chúng, đặc biệt vào dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn, tiêu biểu như các bộ phim: Hẹn gặp lại Sài Gòn (Sơn Tùng viết, Long Văn đạo diễn); Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông (kịch bản của Hữu Mai, Nguyễn Khắc Lợi đạo diễn)...

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 17: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Bộ phim Thầu Chín ở Xiêm có nội dung phản ánh về giai đoạn hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc (lúc đó lấy tên là Thầu Chín) tại Xiêm (Thái Lan)

- Nhằm phát huy giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, tháng 11-2006 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 06/CT TW, phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Cuộc vận động đã lan toả và mang lại hiệu quả tích cực trên nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội. Năm 2016, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được xác định gắn với quá trình xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Kết nối tri thức Bài 17: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Biểu ngữ cổ động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá