20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 2 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

637

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

Câu 1. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991 là giai đoạn trật tự hai cực I-an-ta

A. xác lập và phát triển

B. suy yếu và sụp đổ 

C. bước đầu xói mòn

D. bước đầu xác lập

Đáp án đúng là: A

Câu 2. Để chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, năm 1947, Mỹ đã

A. phát động cuộc Chiến tranh lạnh 

B. Thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

C. phát động cuộc chiến tranh Triều Tiên 

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam

Đáp án đúng là: A

Câu 3. Trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi

A. Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động.

B. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

C. chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.

D. Tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) bị giải thể.

Đáp án đúng là: C

Câu 4. Trật tự hai cực Ianta được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai khẳng định vị thế hàng đầu của hai cường quốc nào?

A. Liên Xô và Mỹ. 

B. Mỹ và Anh.

C. Liên Xô và Anh. 

D. Liên Xô và Pháp.

Đáp án đúng là: A

Câu 5. Hội nghị I-an-ta diễn ra khi chiến tranh thế giới thứ hai

A. bước vào giai đoạn quyết liệt. 

B. bước vào giai đoạn kết thúc.

C. bước vào giai đoạn phản công.

D. bước vào giai đoạn giằng co.

Đáp án đúng là: B

Câu 6. Theo quy định của Hội nghị Ianta, các vùng của châu Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây là

A. Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á. 

B. Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây

C. Đông Bắc Á, Tây Á, Nam Á.

D. Tây Á, Đông Nam Á, Nam Á. 

Đáp án đúng là: D

Câu 7. Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ đã có tác động nào sau đây đến tình hình thế giới?

A. tạo điều kiện thuận lợi để Mĩ và Liên Xô phát triển mạnh mẽ kinh tế, xã hội

B. mở ra thời kì Mĩ vươn lên xác lập được trật tự thế giới đơn cực, bá chủ thế giới

C. mở ra chiều hướng và điều kiện giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột quốc tế

D. tạo điều kiện thuận lợi để Liên Xô và các nước Đông Âu vươn lên phát triển kinh tế.

Đáp án đúng là: C

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta?

A. Sự suy giảm thế mạnh kinh tế của Mĩ và Liên Xô

B. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu.

D. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đáp án đúng là: D

Câu 9. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta, khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Liên Xô

B. Trung Quốc

C. Nhật Bản   

D. các nước phương Tây

Đáp án đúng là: D

Câu 10. Hội nghị Ianta (2-1945) có tác động nào sau đây đối với quan hệ quốc tế?

A. Trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh lạnh. 

B. Giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước lớn.

C. Dẫn tới sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn.

D. Khởi đầu sự hình thành trật tự thế giới mới.

Đáp án đúng là: D

Câu 11. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra căng thẳng, quyết liệt chủ yếu là do các nước tham dự

A. có sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.

B. có quan điểm khác nhau về việc tiêu diệt phát xít.

C. mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa sau chiến tranh.

D. muốn giành quyền lợi tương xứng với vai trò của mình.

Đáp án đúng là: D

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh vào đầu năm 1945?

A. Nhanh chóng đánh bại phát xít. 

B. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.

C. Phân chia thành quả chiến thắng.

D. Thành lập khối Đồng minh chống phát xít.

Đáp án đúng là: D

Câu 13. Một trong những quyết định của Hội nghị I-an-ta (2/1945) là

A. Hồng quân Liên Xô chiếm đóng một phần bán đảo Triều Tiên.

B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa thực dân kiểu mới và phát xít.

C. Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước phát xít.

D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để lãnh đạo toàn thế giới.

Đáp án đúng là: A

Câu 14. Sự kiện lịch sử nào sau đây diễn ra trong thời kì tồn tại của trật tự hai cực I-an-ta (1945-1991)?

A. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập

B. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

C. Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước châu Âu

D. Liên Xô và Mĩ thỏa thuận hạn chế vũ khí tiến công chiến lược

Đáp án đúng là: D

Câu 15. Hội nghị I-an-ta diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?

A. Phe Đồng minh bắt đầu chuyển sang phản công trên các mặt trận.

B. Phe phát xít đã xâm chiếm và thống trị hầu hết châu Âu và châu Á.

C. Phe Đồng minh giành được thắng lợi quan trọng trên các mặt trận.

D. Chiến tranh thế giới II bắt đầu lan sang châu Á-Thái Bình Dương.

Đáp án đúng là: C

Câu 16. Hội nghị Ianta thỏa thuận phân chia phạm vi ảnh hưởng của ba cường quốc ở khu vực nào?

A. Châu Á, Châu Phi.

B. Châu Á, Châu Âu. 

C. Châu Âu, Châu Mĩ. 

D. Châu Á, châu Mĩ.

Đáp án đúng là: B

Câu 17. Hội nghị Ianta (2-1945) không quyết định

A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

C. Thỏa thuận việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

D. Đưa quân Đồng minh vào Đông Duơng giải giáp quân đội Nhật Bản.

Đáp án đúng là: D

Câu 18. Nguyên thủ quốc gia nào sau đây tham dự Hội nghị Ianta (tháng 2-1945)?

A. Trung Quốc. 

B. Pháp.

C. Đức. 

D. Liên Xô.

Đáp án đúng là: D

Câu 19. Nguyên thủ quốc gia nào sau đây tham dự Hội nghị Ianta (tháng 2-1945)?

A. Nhật Bản. 

B. Pháp.

C. Đức. 

D. Mỹ.

Đáp án đúng là: D

Câu 20. Theo quyết định của hội nghị I-an-ta (2-1945), lực lượng nào sau đây sẽ bị tiêu diệt?

A. Chủ nghĩa đế quốc.

B. Chủ nghĩa xã hội.

C. Chủ nghĩa phát xít. 

D. Phong kiến quân phiệt.

Đáp án đúng là: C

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

1. Sự hình thành và tồn tại của Trật tự thế giới hai cực l-an-ta

a) Quá trình hình thành

♦ Bối cảnh triệu tập Hội nghị Ianta:

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ba vấn đề quan trọng đặt ra với các nước Đồng minh cần phải giải quyết là:

+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít;

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh;

+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

- Từ ngày 04 đến ngày 11-02-1945, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại l-an-ta (Liên Xô) với sự tham dự của lãnh đạo ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

♦ Nội dung của Hội nghị Ianta:

- Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, sau khi đánh bại phát xít Đức từ 2 đến 3 tháng, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật Bản ở châu Á;

- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hoà bình và an ninh thế giới;

- Thoả thuận về việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

+ Ở châu Âu:

▪ Quân đội Liên Xô sẽ đóng quân ở miền Đông nước Đức, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu;

▪ Quân đội Mỹ, Anh, Pháp đóng quân ở miền Tây nước Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu.

▪ Riêng Áo và Phần Lan được hưởng quy chế trung lập.

+ Ở châu Á:

▪ Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô về việc tham gia chiến tranh tiêu diệt quân phiệt Nhật Bản, bao gồm: duy trì nguyên trạng Mông Cổ; trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xa-kha-lin và các đảo xung quanh, bốn đảo thuộc quần đảo Cu-rin; quốc tế hoá thương cảng Đại Liên (Trung Quốc) và khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận làm căn cứ hải quân.

▪ Quân đội Mỹ đóng quân ở Nhật Bản;

▪ Ở bán đảo Triều Tiên lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới, quân đội Liên Xô đóng quân ở miền Bắc và quân đội Mỹ đóng quân ở miền Nam;

▪ Trung Quốc cần trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ, quân đội nước ngoài rút khỏi Trung Quốc, Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc và các đảng phái dân chủ, trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ.

▪ Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

♦ Tác động:

- Những quyết định của Hội nghị l-an-ta cùng những thoả thuận sau đó của Liên Xô, Mỹ, Anh đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, thường được gọi là Trật tự thế giới hai cực l-an-ta.

- Trật tự thế giới hai cực l-an-ta với đặc trưng nổi bật là thế giới chia thành hai hệ thống đối lập nhau: tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu.

b) Quá trình tồn tại Trật tự thế giới hai cực l-an-ta

♦ Trật tự thế giới hai cực l-an-ta tồn tại hơn bốn thập kỉ, gắn liền với sự căng thẳng của cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai cực Mỹ-Liên Xô.

- Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: giai đoạn xác lập và phát triển của Trật tự thế giới hai cực l-an-ta, hình thành hai hệ thống xã hội đối lập nhau về hệ tư tưởng, chính trị, quân sự,...

+ Trật tự thế giới hai cực l-an-ta được định hình với sự thiết lập các khối kinh tế, quân sự đối đầu nhau.

▪ Về kinh tế: tháng 6-1947, Mỹ thực hiện Kế hoạch phục hưng châu Âu (Kế hoạch Mác-san), nhằm viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế; tháng 01-1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), nhằm tăng cường sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

▪ Về quân sự: năm 1949, Mỹ và các nước tư bản phương Tây thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO); năm 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va. Cả hai khối chạy đua vũ trang, duy trì sự đối đầu về lực lượng quân sự, vũ khí hiện đại và đặc biệt là vũ khí hạt nhân.

+ Trong thời kì Chiến tranh lạnh, thế giới đã xuất hiện nhiều cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột: chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945-1954), chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ (1954-1975),...; khủng hoảng Xuy-ê (1956), khủng hoảng Béc-lin (1961), khủng hoảng tên lửa ở Cu-ba (1962),... Xung đột giữa hai bên dẫn đến nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

- Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: giai đoạn Trật tự thế giới hai cực l-an-ta suy yếu và đi đến sụp đổ.

+ Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, mặc dù Chiến tranh lạnh vẫn còn tiếp diễn nhưng xu thế hoà hoãn giữa hai bên cũng tiếp tục phát triển. Năm 1972, Liên Xô và Mỹ tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao, đạt được những thoả thuận hạn chế vũ khí chiến lược.

+ Từ nửa sau thập kỉ 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và Mỹ đẩy mạnh đối thoại, bình thường hoá quan hệ. Tháng 12-1989, trong cuộc gặp không chính thức giữa Tổng thống Mỹ G. Bu-sơ và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp tại đảo Man-ta (Địa Trung Hải), hai bên đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

+ Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu cuối những năm 80 của thế kỉ XX và sự tan rã của Liên Xô (1991) đã chấm dứt Trật tự thế giới hai cực l-an-ta.

2. Nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực l-an-ta

a) Nguyên nhân sụp đổ

- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ làm suy giảm thế mạnh của cả Mỹ và Liên Xô, buộc hai bên phải từng bước hạn chế căng thẳng.

- Phong trào giải phóng dân tộc phát triển thắng lợi, các nước thuộc thế giới thứ ba vươn lên, góp phần phá vỡ khuôn khổ trật tự hai cực.

- Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu, Nhật Bản, các nước công nghiệp mới (NICs),... làm thay đổi cán cân kinh tế thế giới, tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt với Mỹ.

- Sự khủng hoảng và những sai lầm trong công cuộc cải tổ đã làm suy giảm sức mạnh, dẫn tới sự sụp đổ về mặt nhà nước của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi các nước phải tập trung sức mạnh để chiếm lĩnh, phát triển kinh tế.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

b) Tác động

- Sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đã tác động lớn đến tình hình thế giới, đưa đến xu thế phát triển mới trong quan hệ quốc tế.

+ Một trật tự thế giới mới dần được hình thành theo xu thế đa cực.

+ Sự tan rã của Liên Xô đã làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng trên thế giới với Ưu thế tạm thời thuộc về Mỹ. Tuy nhiên, vai trò của các cường quốc khác, các trung tâm kinh tế, các tổ chức quốc tế, khu vực,... ngày càng gia tăng.

+ Trật tự thế giới hai cực l-an-ta sụp đổ đã mở ra chiều hướng và điều kiện để giải quyết hoà bình các vụ tranh chấp, xung đột khu vực như ở Áp-ga-ni-xtan, Cam-pu-chia, Na-mi-bi-a,...

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá