30 câu Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 20 (Kết nối tri thức) có đáp án: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

121

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Phần 1. 30 câu trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 1. Các dân tộc ít người sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Khơ me, Chăm, Hoa.

B. Giáy, Dao, Mông.

C. Tày, Nùng, Thái.

D. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na.

Chọn A

Các dân tộc ít người sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long là Khơ me, Chăm, Hoa, với nhiều nét độc đáo trong phong tục tập quán, sản xuất.

Câu 2. Đất mặn tập trung nhiều nhất ở vùng nào của Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Nội địa.

B. Rìa phía Tây.

C. Ven biển.

D. Ría phía Bắc.

Chọn C

Đất mặn tập trung nhiều nhất dọc ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3. Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông nào dưới đây?

A. Đồng Nai.

B. Mê Công.

C. Thái Bình.

D. Sông Hồng.

Chọn B

Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông Mê Công.

Câu 4. Đặc điểm nổi bật về vị trí của Đồng bằng Sông Cửu Long là

A. hai mặt giáp vùng biển rộng.

B. toàn bộ diện tích là đồng bằng.

C. nằm ở cực Nam của tổ quốc.

D. diện tích rộng lớn nhất cả nước.

Chọn C

Đặc điểm nổi bật về vị trí của Đồng bằng Sông Cửu Long là nằm ở cực Nam tổ quốc. Nơi đây có Mũi Cà mau (8034’) là cực Nam của Tổ Quốc.

Câu 5. Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long?

A. Biển và hải đảo.

B. Đất, rừng.

C. Khí hậu, nước.

D. Khoáng sản.

Chọn D

Những điều kiện để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long là tài nguyên đất, rừng, khí hậu, nước, biển và các đảo, hải đảo thuận lợi để trồng lúa, hoa màu, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.

Câu 6. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh và thành phố trực thuộc Trung Ương?

A. 1 thành phố và 12 tỉnh.

B. 1 thành phố và 15 tỉnh.

C. 2 thành phố và 12 tỉnh.

D. 13 tỉnh và 1 thành phố.

Chọn A

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc Trung Ương, đó là: thành phố Cần Thơ và Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Câu 7. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng

A. 40 000km2.

B. 20 000km2.

C. 30 000km2.

D. 50 000km2.

Chọn A

Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40 nghìn km2.

Câu 8. Diện tích Đồng bằng sông Cửu Long gần 4 triệu ha, gồm các loại đất nào sau đây?

A. Đất phù sa mới, đất chua mặn, đất cát, đất phù sa cổ.

B. Đất mặn, đất phèn, đất pha cát, đất chua.

C. Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn và một số đất khác.

D. Đất cát, đất mặn, đất phèn, đất xám.

Chọn C

Diện tích Đồng bằng sông Cửu Long gần 4 triệu ha, gồm các loại đất là: Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn và một số đất khác.

Câu 9. Nhóm đất nào dưới đây có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Đất cát ven biển.

B. Đất phèn.

C. Đất mặn.

D. Đất phù sa ngọt.

Chọn B

Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là đất phèn (1,6 triệu ha), tiếp theo là đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha), đất mặn (0,7 triệu ha) và cuối cùng là các nhóm đất khác (0,4 triệu ha).

Câu 10. Đất phèn tập trung nhiều nhất ở vùng nào của Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Dọc theo các kênh, rạch, sông.

B. Vùng Đồng Tháp Mười, An Giang.

C. Các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau.

D. Các vùng dọc ven biển phía Nam.

Chọn B

Đất phèn tập trung nhiều nhất chủ yếu ở khu vực Đồng Tháp Mười, An Giang của Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 11. Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là

A. tăng cường công tác dự báo lũ.

B. đầu tư cho các dự án thoát nước.

C. xây dựng hệ thống đê điều.

D. chủ động chung sống với lũ.

Chọn D

Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là chủ động chung sống với lũ. Vừa khai thác những tiềm năng sẵn có mà lũ đem lại, vừa hạn chế ảnh hưởng của lũ.

Câu 12. Chỉ số phát triển nào Đồng bằng Sông Cửu Long thấp hơn bình quân chung cả nước?

A. Tuổi thọ trung bình.

B. Mật độ dân số.

C. Tỷ lệ hộ nghèo.

D. Thu nhập bình quân.

Chọn B

Các chỉ số phát triển của Đồng bằng Sông Cửu Long thấp hơn bình quân chung cả nước là tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị.

Câu 13. Hệ thống kênh rạch chằng chịt là đặc điểm của

A. sông Đồng Nai.

B. sông Tiền.

C. sông Cửu Long.

D. sông Hậu.

Chọn C

Hệ thống kênh rạch chằng chịt là đặc điểm của sông Cửu Long.

Câu 14. Khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào thời kì mùa khô là

A. cháy rừng.

B. triều cường.

C. thiếu nước ngọt.

D. xâm nhập mặn.

Chọn C

Vào màu khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là thiếu nước ngọt để thau chua rửa mặn, cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt và sản xuất.

Câu 15. Tỉnh nào dưới đây thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. Kiên Giang.

B. An Giang.

C. Cần Thơ.

D. Long An.

Chọn D

Các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là Tây Ninh và Long An.

Câu 16. Thuận lợi nào sau đây không phải do sông Mê Công mang đến cho Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Giao thông nội vùng trên các kênh rạch.

B. Cung cấp nguồn nước tưới nông nghiệp.

C. Nguồn thuỷ sản phong phú và đa dạng.

D. Thúc đẩy các quá trình xâm ngập mặn.

Chọn D

Thúc đẩy quá trình xâm ngập mặn là khó khăn về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 17. Trong rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ, loại cây nào chiếm ưu thế?

A. Tràm.

B. Mắm Đen. 

C. Đước.

D. Sú, vẹt.

Chọn A

Trong rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ, loại cây tràm chiếm ưu thế nhiều nhất.

Câu 18. Loại cây nào mọc được trước tiên ở vùng giáp ranh giữa đất liền và biển để củng cố nền đất mới được phù sa bồi đắp?

A. Sú, vẹt.

B. Mắm Đen.

C. Đước.

D. Tràm.

Chọn B

Cây mắm đen là cây mọc được trước tiên ở vùng giáp ranh giữa đất liền và biển để củng cố nền đất mới được phù sa bồi đắp hằng năm và mở rộng vùng đồng bằng ra biển.

Câu 19. Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Thành phố Cà Mau.

B. Thành phố Mĩ Tho.

C. Thành phố Cao Lãnh.

D. Thành phố Cần Thơ.

Chọn D

Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ.

Câu 20. Hạn chế về tự nhiên nào sau đây không phải của Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Động đất liên tục.

B. Mùa khô kéo dài.

C. Xâm nhập mặn.

D. Nghèo khoáng sản.

Chọn A

Về tự nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất nhiễm phèn và nhiễm mặn lớn; mùa khô kéo dài khoảng 5 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt; tác động của biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển,...; trên đất liền nghèo khoáng sản.

Câu 21. Sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. lúa và cây ăn quả.

B. lúa và mía.

C. mía và dừa.

D. dừa và cây ăn quả.

Chọn A

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước với nhiều sản phẩm chủ lực, đặc biệt là lúa và cây ăn quả.

Câu 22. Các sản phẩm nông nghiệp nào dưới đây được xem là thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long?

A. Cao su, cam, quýt.

B. Ca cao, cà phê, dừa.

C. Lúa, cam, bưởi, tôm, cá.   

D. Lúa, cà phê, tôm, cá.

Chọn C

Các sản phẩm nông nghiệp được xem là thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long là lúa, cam, bưởi, tôm và cá.     

Câu 23. Đồng bằng sông Cửu Long là

A. vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.

B. vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn.

C. vùng trọng điểm cây công nghiệp lâu năm.

D. vùng trọng điểm cây thực phẩm, bông.

Chọn A

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An.

Câu 24. Khu vực dịch vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu nào dưới đây?

A. Vận tải thủy, du lịch, bưu chính viễn thông.

B. Khách sạn, nhà hàng, xuất nhập khẩu thương mại.

C. Thương mại, tài chính ngân hàng, bưu chính.

D. Xuất nhập khẩu, vận tải đường thủy, du lịch.

Chọn D

Khu vực dịch vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu là: Xuất nhập khẩu, vận tải đường thủy và du lịch (Đặc biệt là du lịch miệt vườn, sinh thái rất phát triển).

Câu 25. Hai vụ lúa chính ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. vụ đông xuân và vụ mùa.

B. vụ mùa và vụ hè thu.

C. vụ hè thu và vụ đông xuân.

D. thay đổi tùy từng năm.

Chọn A

Hai vụ lúa chính ở Đồng bằng sông Cửu Long là vụ đông xuân và vụ mùa.

Câu 26. Hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. gạo, hàng may mặc và nông sản.

B. gạo, xi măng, vật liệu xây dựng.

C. gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.

D. gạo, hàng tiêu dùng và thủ công.

Chọn C

Hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là gạo, thủy sản đông lạnh và hoa quả.

Câu 27. Thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long không phải là

A. trồng cây công nghiệp.

B. trồng cây lương thực.

C. nuôi trồng thủy sản.

D. trồng cây ăn quả.

Chọn A

Thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là trồng các cây ăn quả, trồng cây lương thực và phát triển ngành thủy sản.

Câu 28. Các trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là

A. Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long, Cà Mau.

B. Cần Thơ, Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.

C. Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau.

D. Cần Thơ, Mĩ Tho, Đồng Tháp, Cà Mau.

Chọn B

Các trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là Cần Thơ, Mĩ Tho, Long Xuyên và Cà Mau.

Câu 29. Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh ngành kinh tế nào dưới đây?

A. Thuỷ hải sản.

B. Nghề rừng.

C. Giao thông.

D. Du lịch.

Chọn A

Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Vì vùng có đường bờ biển rộng và nhiều điều kiện nuôi trồng thủy sản.

Câu 30. Loại hình giao thông vận tải nào dưới đây phát triển nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long?

A. Đường sắt.

B. Đường bộ.

C. Đường biển.

D. Đường sông.

Chọn D

Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là đường sông do vùng này có nhiều kênh rạch chằng chịt.

Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đang cập nhật ...

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá