Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 Bài 18: Vùng Đông Nam Bộ sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 18: Vùng Đông Nam Bộ. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 18: Vùng Đông Nam Bộ
Phần 1. 30 câu trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 18: Vùng Đông Nam Bộ
Câu 1. Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Đông Nam Bộ là
A. Tây Ninh.
B. Đồng Nai.
C. Long An.
D. Bình Dương.
Chọn C
Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Đông Nam Bộ là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 2. Tỉnh nào dưới đây của vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển?
A. Bình Dương.
B. Đồng Nai.
C. Tây Ninh.
D. Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chọn D
Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh là hai tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Câu 3. Đầu mối giao thông vận tải hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước là
A. Đà Lạt.
B. Nha Trang.
C. Vũng Tàu.
D. Thành phố Hồ Chí Minh.
Chọn D
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước.
Câu 4. Hai loại đất nào dưới đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ?
A. Đất badan và đất feralit.
B. Đất phù sa và đất feralit.
C. Đất badan và đất xám.
D. Đát xám và đất phù sa.
Chọn C
Ba loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là đất badan, đất xám.
Câu 5. Phát biểu nào dưới đây không đúng với điều kiện thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ?
A. Là cửa ngõ thông ra biển.
B. Giáp các vùng giàu nguyên liệu.
C. Tiềm năng lớn về đất phù sa.
D. Địa hình tương đối bằng phẳng.
Chọn C
Đất chủ yếu của vùng Đông Nam Bộ là đất bazan và đất xám phù sa cổ -> nhận định “Tiềm năng lớn về đất phù sa.” là không đúng.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng với vị trí địa lí của Đông Nam Bộ?
A. Giáp biển Đông, kề với 2 vùng kinh tế, giáp Mi-an-ma.
B. Giáp biển Đông, kề với 3 vùng kinh tế, giáp Mi-an-ma.
C. Giáp biển Đông, kề với 2 vùng kinh tế, giáp Campuchia.
D. Giáp biển Đông, kề với 3 vùng kinh tế, giáp Campuchia.
Chọn D
Vị trí địa lí của Đông Nam Bộ là giáp với biển Đông, kề với 3 vùng kinh tế (Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) và giáp với nước bạn Campuchia.
Câu 7. Đông Nam Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A. 6.
B. 7.
C. 5.
D. 8.
Chọn A
Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, thành phố. Đó là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 8. Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh nào dưới đây?
A. Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
B. Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Thuận.
C. Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.
D. Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tiền Giang.
Chọn A
Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh. Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 9. Các thành phố nào dưới đây tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai.
B. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
C. Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ dầu Một, Vũng Tàu.
D. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.
Chọn B
Các thành phố tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa và Vũng Tàu.
Câu 10. Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước không phải là do
A. chính sách phát triển phù hợp, thu hút đầu tư.
B. vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.
D. lao động lành nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.
Chọn C
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước là do. vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi; Chính sách phát triển phù hợp, thu hút đầu tư, lao động lành nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.
Câu 11. Cây công nghiệp lâu năm nào dưới đây được trồng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ?
A. Cà phê.
B. Điều.
C. Cao su.
D. Hồ tiêu.
Chọn C
Cao su là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó đến cây điều, cà phê, hồ tiêu.
Câu 12. Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là
A. dầu khí.
B. bô-xit.
C. than.
D. đồng.
Chọn A
Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là dầu khí. Dầu khí được mệnh danh là “vàng đen”.
Câu 13. Thành phố nào dưới đây có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ?
A. Thủ Dầu Một.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Biên Hòa.
D. Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chọn B
Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là Thành phố có sức thu hút lao động khắp cả nước nhất mà còn thu hút lao động nước ngoài có trình độ cao ở Đông Nam Bộ.
Câu 14. Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là
A. tài nguyên sinh vật hạn chế, có nguy cơ suy thoái.
B. chỉ có hai tỉnh và thành phố tiếp giáp biển rộng lớn.
C. đất đai kém màu mỡ, thời tiết diễn biến thất thường.
D. ít khoáng sản, rừng và nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Chọn D
Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên ít và nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Câu 15. Công trình thủy lợi Dầu Tiếng ở vùng Đông Nam Bộ thuộc tỉnh nào dưới đây?
A. Bình Dương.
B. Bình Phước.
C. Đồng Nai.
D. Tây Ninh.
Chọn D
Vị trí địa lí của hồ Dầu Tiếng tiếp giáp 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước, trong đó lưu vực chủ yếu nằm trên địa phận huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Đây là một biển nước mênh mông do con người tạo ra để hình thành nên một công trình thủy lợi quan trọng ở Miền Nam.
Câu 16. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào dưới đây của vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với biển?
A. Bình Dương, Bình Phước.
B. Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
C. Đồng Nai, Bình Dương.
D. Tây Ninh, Đồng Nai.
Chọn B
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển ở Đông Nam Bộ Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 17. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?
A. Thị trường tiêu nhỏ.
B. Dân cư đông đúc.
C. Nguồn lao động dồi dào.
D. Có sức hút lao động.
Chọn A
Đặc điểm của vùng Đông Nam Bộ là dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao đây là một thị trường tiêu thụ rộng lớn với lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn và Đông Nam Bộ cũng là vùng có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
Câu 18. Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là
A. Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An.
B. Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An, Bến Cảng Nhà Rồng.
C. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo.
D. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Thánh địa Mỹ Sơn.
Chọn C
- Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo,… những di tích này có ý nghĩa lớn cho phát triển du lịch.
- Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An ở Quảng Nam thuộc vùng Duyên hải Nam trung Bộ.
Câu 19. Chỉ số phát triển dân cư, xã hội nào dưới đây ở Đông Nam Bộ thấp hơn trung bình cả nước?
A. Tuổi thọ trung bình.
B. Tỉ lệ người lớn biết chữ.
C. Tỉ lệ dân số thành thị.
D. Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị.
Chọn D
Chỉ số phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ thấp hơn trung bình cả nước là tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị và tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn.
Câu 20. Ở Đông Nam Bộ, để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm là
A. thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn.
B. công tác thuỷ lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.
C. cải tạo đất, mở rộng diện tích các loại cây.
D. áp dụng kĩ thuật canh tác mới, giống cây.
Chọn B
Ở Đông Nam Bộ, dễ khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm là xây dựng các công trình thuỷ lợi và thay đổi cơ cấu cây trồng.
Câu 21. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Bộ là
A. tài nguyên khoáng sản ít.
B. mùa khô kéo dài.
C. đất đai kém màu mỡ.
D. tài nguyên rừng nghèo.
Chọn B
Đông Nam Bộ có mùa khô kéo dài gây nên tình trạng thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô.
Câu 22. Vùng nào sau đây ở nước ta có sức thu hút lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật mạnh nhất?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Chọn C
Đông Nam Bộ là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, từ các công nhân lành nghề tới các kỹ sư, bác sĩ, nhà khoa học đến các nhà kinh doanh.
Câu 23. Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là
A. sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.
B. nhiệt độ quanh năm cao trên 270C.
C. đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.
D. có đất badan tập trung thành vùng lớn.
Chọn D
Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là có đất badan tập trung thành vùng lớn.
Câu 24. Biểu hiện nào không thể hiện được Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất?
A. GDP bình quân đầu người lớn nhất.
B. Tổng GDP của vùng lớn nhất.
C. Giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất.
D. Có mật độ dân số cao nhất cả nước.
Chọn D
Đông Nam Bộ không phải là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước (Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước).
Câu 25. Hiện nay việc phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra một nhu cầu lớn về
A. nguồn năng lượng.
B. vấn đề lương thực.
C. nguồn lao động.
D. thị trường tiêu thụ.
Chọn A
Đông Nam Bộ là vùng có nền công nghiệp phát triển mạnh, nhưng cơ sở năng lượng chưa đáp ứng được nhu cầu. Nên, Hiện nay việc phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra một nhu cầu lớn về nguồn năng lượng.
Câu 26. Các ngành công nghiệp hiện đại nào dưới đây đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ?
A. Dệt - may, da- giầy, gốm sứ.
B. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
C. Dầu khí, phân bón, năng lượng.
D. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí.
Chọn B
Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là dầu khí, điện tử và công nghệ cao
Câu 27. Mức tập trung sản xuất cây cao su cao nhất ở vùng nào dưới đây?
A. Đông Nam Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Chọn A
Đông Nam Bộ là vùng có mức độ tập trung sản xuất cây cao su cao nhất nước ta nhờ điều kiện đất badan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ.
Câu 28. Đông Nam Bộ không phát triển ngành kinh tế biển nào dưới đây?
A. Dịch vụ, du lịch biển.
B. Đánh bắt hải sản.
C. Nông nghiệp biển.
D. Giao thông vận tải biển.
Chọn C
Các ngành kinh tế biển của vùng Đông Nam Bộ là đánh bắt hải sản, khai thác khoáng sản (dầu khí, cát biển,…), giao thông vận tải biển, dịch vụ và du lịch biển.
Câu 29. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là
A. phòng chống sâu bệnh.
B. tăng cường phân bón.
C. bảo vệ rừng đầu nguồn.
D. hoàn thiện thủy lợi.
Chọn D
Do ở Đông Nam Bộ có một mùa khô sâu sắc gây ra tình trạng thiếu nước trầm trọng vào mùa khô nên thủy lợi là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ.
Câu 30. Vấn đề nào sau đây không thuộc vào khai thác chiều sâu trong lâm nghiệp ở Đông Nam Bộ?
A. Phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn.
B. Bảo vệ nghiêm ngặt các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển.
C. Thay thế vườn cao su có năng suất mủ thấp bằng giống cây khác.
D. Bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu của các sông.
Chọn C
Một số vấn đề khai thác chiều sâu trong lâm nghiệp ở Đông Nam Bộ là. Bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu của các sông, bảo vệ nghiêm ngặt các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn.
Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 18: Vùng Đông Nam Bộ
Đang cập nhật ...
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: