30 câu Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 17 (Kết nối tri thức) có đáp án: Vùng Tây Nguyên

67

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 Bài 17: Vùng Tây Nguyên sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 17: Vùng Tây Nguyên. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 17: Vùng Tây Nguyên

Phần 1. 30 câu trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 17: Vùng Tây Nguyên

Câu 1. Về mật độ dân số, Tây Nguyên hiện là vùng 

A. cao hơn trung bình cả nước.

B. cao hơn vùng Bắc Trung Bộ.

C. cao nhất so với các vùng.

D. thấp nhất so với các vùng.

Chọn D

Về mật độ dân số, Tây Nguyên hiện là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước (111 người/km2 năm 2021) nhưng phân bố không đồng đều và chưa hợp lí. Vùng Tây Nguyên có mật độ dân số thấp do địa hình đồi núi và cao nguyên khó khăn cho canh tác, khí hậu khắc nghiệt với mùa khô kéo dài, và cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ, khiến khu vực này ít thu hút dân cư so với các vùng khác.

Câu 2. Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là

A. nắng nóng, mưa nhiều làm đất bị xói mòn.

B. mùa mưa thường xuyên xảy ra lũ nhiều nơi.

C. mùa khô kéo dài, thiếu nước nghiêm trọng.

D. sương muối, giá rét kéo dài vào mùa đông.

Chọn C

Mùa khô kéo dài gây thiếu nước trầm trọng cho cả sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, ảnh hưởng đáng kể đến đời sống và kinh tế của người dân ở Tây Nguyên.

Câu 3. Loại khoáng sản nào sau đây giàu trữ lượng nhất ở vùng Tây Nguyên?

A. Bô-xít.

B. Kẽm.

C. Than đá.

D. Vàng.

Chọn A

Loại khoáng sản giàu trữ lượng nhất ở Tây Nguyên là bô-xit, với trữ lượng ước tính hơn 3 tỷ tấn. Bô-xit là nguyên liệu chính để sản xuất nhôm và Tây Nguyên là khu vực có tiềm năng lớn về khai thác bô-xit ở Việt Nam.

Câu 4. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên hiện nay là

A. đất badan màu mỡ.

B. khô hạn kéo dài.

C. đất đai thoái hoá.

D. khí hậu phân hóa.

Chọn B

Khô hạn kéo dài, đặc biệt trong mùa khô gây thiếu nước tưới tiêu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các cây công nghiệp như cà phê, cao su và hồ tiêu, vốn là các loại cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên.

Câu 5. Cây chè được trồng nhiều ở Tây Nguyên nhờ có

A. đất badan tập trung thành vùng lớn.

B. khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên.

C. một mùa mưa nhiều, một mùa khô.

D. khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều.

Chọn B

Khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên của Tây Nguyên, đặc biệt ở các khu vực có độ cao như Đà Lạt (Lâm Đồng), rất phù hợp cho việc trồng cây chè. Đặc điểm khí hậu ở trên các cao nguyên giúp cây chè có điều kiện phát triển tốt và cho chất lượng cao.

Câu 6. Số lượng các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên hiện nay là

A. 6 tỉnh.

B. 4 tỉnh.

C. 5 tỉnh.

D. 7 tỉnh.

Chọn C

Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với tổng diện tích tự nhiên khoảng 54,5 nghìn km2, chiếm 16,5% diện tích cả nước (2021).

Câu 7. Tây Nguyên bao gồm những tỉnh nào sau đây?

A. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Nam.

B. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Thuận.

C. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tây Ninh.

D. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Chọn D

Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với tổng diện tích tự nhiên khoảng 54,5 nghìn km2, chiếm 16,5% diện tích cả nước (2021).

Câu 8. Tỉnh nào sau đây nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia?

A. Kon Tum.

B. Gia Lai.

C. Lâm Đồng.

D. Đắk Lắk.

Chọn A

Tỉnh Kon Tum là một trong những tỉnh ở Tây Nguyên, Việt Nam, nằm tại điểm giao nhau của biên giới giữa Việt Nam, Lào và Campuchia.

Câu 9. Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Tây Nguyên?

A. Phù sa.

B. Phù sa cổ.

C. Ba dan.

D. Mùn núi cao.

Chọn C

Đất badan chiếm diện tích lớn trong khu vực Tây Nguyên, thường hình thành từ các quá trình phong hóa đá mẹ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Đất badan có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên, đặc biệt là trong việc trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều, tiêu,…

Câu 10. Địa hình của Tây Nguyên có đặc điểm nào sau đây?

A. Địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.

B. Chủ yếu là cao nguyên xếp tầng.

C. Xuất hiện nhiều đá vôi, đồi thấp.

D. Đồi núi xen kẽ với đồng bằng.

Chọn B

Tây Nguyên nổi bật với địa hình cao nguyên xếp tầng, đặc trưng bởi các bậc cao nguyên khác nhau và các dãy núi xung quanh. Địa hình này hình thành do các hoạt động địa chất, đặc biệt là núi lửa và phong hóa, tạo nên những cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng phẳng. Một số cao nguyên tiêu biểu ở Tây Nguyên như Kon Tum, Lâm Viên, Mơ Nông,…

Câu 11. Điều kiện tự nhiên thuận lợi nào sau đây giúp Tây Nguyên trở thành một trong những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta?

A. Đất bazan giàu dinh dưỡng, khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

B. Đất feralit phân bố trên các cao nguyên xếp tầng.

C. Đất bazan có tầng phong hóa sâu, địa hình sơn nguyên cao.

D. Khí hậu cận xích đạo, khô nóng quanh năm.

Chọn A

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là đất bazan giàu dinh dưỡng, khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

Câu 12. Nhân tố tự nhiên nào sau đây có thể coi là quan trọng nhất để vùng Tây Nguyên phát triển cây cà phê?

A. Đất badan với tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng.

B. Địa hình có nhiều cao nguyên rộng lớn.

C. Khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt, ẩm cao.

D. Có một hệ thống sông lớn cung cấp nước tưới.

Chọn C

Nhân tố tự nhiên được coi là quan trọng nhất để vùng Tây Nguyên phát triển cây cà phê là khí hậu cận xích đạo.

Câu 13. Tây Nguyên là địa bàn phân bố chính của các dân tộc nào sau đây?

A. Bana, Êđê.

B. Chăm, Hoa.

C. Tày, Nùng.

D. Thái, Mông.

Chọn A

Tây Nguyên là địa bàn phân bố chính của các dân tộc. Bana, Êđê.

Câu 14. Thuận lợi của đất đỏ badan ở Tây Nguyên đối với việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là

A. các tầng đất giàu chất dinh dưỡng.

B. phân bố chủ yếu ở các cao nguyên 400-500 m.

C. có tầng phong hóa sâu, rất giàu chất dinh dưỡng.

D. phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.

Chọn D

Thuận lợi của đất đỏ badan ở Tây Nguyên đối với việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.

Câu 15. Đất badan phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc

A. nâng cao năng suất cây công nghiệp lâu năm.

B. thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn.

C. vận chuyển sản phẩm nông sản đến nơi tiêu thụ.

D. trồng nhiều loại cây công nghiệp lâu năm.

Chọn B

Đất badan phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn.

Câu 16. Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là

A. Các vườn quốc gia bị khai thác bừa bãi.

B. Đất rừng ngày càng bị thu hẹp.

C. Công tác trồng rừng gặp nhiều khó khăn.

D. Tình trạng rừng bị phá, bị cháy diễn ra thường xuyên.

Chọn D

Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là. Tình trạng rừng bị phá, bị cháy diễn ra thường xuyên làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút nhanh trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài sinh vật.

Câu 17. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ mấy của cả nước?

A. 3.

B. 4

C. 1.

D. 2.

Chọn D

Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 cả nước sau vùng Đông Nam Bộ.

Câu 18. Nông sản nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột và Đà Lạt là

A. Hồ tiêu, bông và thuốc lá.

B. Cà phê và hoa, rau quả ôn đới.

C. Chè, điều và mía.  

D. Cao su và hoa, quả nhiệt đới.

Chọn B

Nông sản nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột là Cà phê và Đà Lạt là hoa, rau quả ôn đới.

Câu 19. Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay của Tây Nguyên là

A. Ca cao.

B. Hồ tiêu.

C. Cao su.

D. Cà phê.

Chọn D

Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay của Tây Nguyên là cà phê và nước ta là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.

Câu 20. Loại cây công nghiệp phát triển nhất Tây Nguyên là

A. Chè.

B. Cà phê

C. Điều.

D. Cao su.

Chọn B

Loại cây công nghiệp phát triển nhất Tây Nguyên là cà phê, sau đó là cao su, điều,…

Câu 21. Tây Nguyên là vùng có tiềm năng to lớn về nguồn tài nguyên thiên nhiên nào sau đây?

A. nông nghiệp và lâm nghiệp.

B. khoáng sản và thuỷ sản.

C. nông nghiệp và thuỷ sản.

D. lâm nghiệp và thuỷ sản.

Chọn A

Tây Nguyên là vùng có tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp.

Câu 22. Các loại cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là

A. Cà phê, cao su, chè, điều.

B. Bông, lạc, hồ tiêu, dừa.

C. Mía, đậu tương, thuốc lá, lạc.

D. Thuốc lá, đậu tương, dừa, hồ tiêu.

Chọn A

Các loại cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là Cà phê, cao su, chè, điều, tiêu,...

Câu 23. Các ngành công nghiệp phát triển khá mạnh ở Tây Nguyên là

A. Công nghiệp khai khoáng.

B. Sản xuất vật liệu xây dựng.

C. Chế biến nông - lâm sản.

D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Chọn C

Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 cả nước đồng thời cũng là nơi có diện tích rừng lớn nhất nước ta. Vì vậy các ngành công nghiệp phát triển khá mạnh ở Tây Nguyên là chế biến nông – lâm sản.

Câu 24. Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Tây Nguyên là

A. Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.

B. Krông Buk, Krông Ana, Buôn Đôn.

C. Gia Nghĩa, Bảo Lộc, Kon Tum.

D. Đắk Tô, Đăk Min, Buôn Ma Thuột.

Chọn A

Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Tây Nguyên là Plây Ku, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt. Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp. Đà Lạt là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Plây Ku. phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, là trung tâm thương mại, du lịch.

Câu 25. Cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào của Tây Nguyên?

A. Kon Tum.

B. Lâm Đồng.

C. Đắk Lắk.

D. Gia Lai.

Chọn C

Cà phê là cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở tỉnh Đắk Lắk.

Câu 26. Loại cây công nghiệp Tây Nguyên trồng ít hơn Trung Du miền núi Bắc Bộ là

A. Chè.

B. Cao su.

C. Cà phê.

D. Điều.

Chọn A

Loại cây công nghiệp Tây Nguyên trồng ít hơn Trung Du miền núi Bắc Bộ là chè. Chè là cây trồng được trồng nhiều nhất ở tỉnh Lâm Đồng và Lâm Đồng cũng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất nước ta.

Câu 27. Các tuyến đường ngang 19, 26 tạo sự liên kết giữa Tây Nguyên với các cảng nước sâu có ý nghĩa nào sau đây cho sự phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên?

A. Tăng cường giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Nam.

B. Góp phần thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển.

C. Tăng cường giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Bắc.

D. Thúc đẩy kinh tế, xã hội Tây Nguyên phát triển.

Chọn D

Các tuyến đường ngang 19, 26 tạo sự liên kết giữa Tây Nguyên với các cảng nước sâu có ý nghĩa trong việc thúc đẩy kinh tế, xã hội Tây Nguyên phát triển.

Câu 28. Hoạt động dịch vụ phát triển mạnh nhất ở Tây Nguyên là

A. Du lịch.

B. Xuất nhập khẩu.

C. Giao thông vận tải.

D. Bưu chính viễn thông.

Chọn B

Hoạt động dịch vụ phát triển mạnh nhất ở Tây Nguyên là xuất nhập khẩu. Tây Nguyên là vùng xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước.

Câu 29. Việc xây dựng các công trình thuỷ điện ở Tây Nguyên không phải nhằm mục đích nào sau đây?

A. Góp phần phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.

B. Thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển.

C. Chỉ để phục vụ khai thác và chế biến bôxit.

D. Đem lại nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô.

Chọn C

Việc xây dựng các công trình thuỷ điện ở Tây Nguyên không phải là chỉ để phục vụ khai thác và chế biến bôxit. Mà còn để thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển; đem lại nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô; đồng thời góp phần phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Câu 30. Ở vùng Tây Nguyên cây cà phê chè được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây?

A. Đắk Nông, Lâm Đồng.

B. Gia Lai, Đắk Lắk.

C. Gia Lai, Lâm Đồng.

D. Gia Lai, Đắk Nông.

Chọn C

Gia Lai, Lâm Đồng là hai tỉnh ở Tây Nguyên có diện tích cây cà phê chè lớn nhất chủ yếu do địa hình cao, mát mẻ thích hợp với điều kiện sinh thái của cây cà phê chè.

Phần 2. Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 17: Vùng Tây Nguyên

Đang cập nhật ...

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá