15 câu Trắc nghiệm Ôn tập chương 1 có đáp án 2024 – Kết nối tri thức Hóa học lớp 12

774

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 3: Ôn tập chương 1 sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 3: Ôn tập chương 1. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3: Ôn tập chương 1

Phần 1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 1

Câu 1. Thủy phân hoàn toàn triglyceride X trong dung dịch NaOH thu được C17H35COONa và C3H5(OH)3. Công thức của X là

A. (C15H31COO)3C3H5.                                    

B. (C17H31COO)3C3H5.  

C. (C17H35COO)3C3H5.                                    

D. (C17H33COO)3C3H5.

Đáp án đúng là: C

Công thức của X là (C17H35COO)3C3H5

Phương trình phản ứng hóa học:

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH ⟶ C3H5(OH)3 + 3C17H35COONa.

Câu 2. Xà phòng hóa hoàn toàn a mol tripalmitin (C15H31COO)3C3H5 bằng KOH dư, đun nóng thu được 46 gam glycerol. Giá trị của a là

A. 0,5.        

B. 1,0.        

C. 1,5.        

D. 2,0.

Đáp án đúng là: A

nglycerol 4692 = 0,5 (mol)

Phương trình phản ứng hóa học

(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH tο C3H5(OH)3 + 3C15H31COONa

           0,5                           ⟵                 0,5                                        (mol)

Câu 3. Chất không phải acid béo là

A. acetic acid.      

B. stearic acid.     

C. oleic acid.        

D. palmitic acid.

Đáp án đúng là: A

Acid béo là các monocarboxylic acid no hoặc không no, hầu hết có mạch carbon không phân nhánh với số nguyên tử carbon trong phân tử là số chẵn (thường từ 12 đến 24 nguyên tử C).

⇒ Acetic acid (CH3COOH) không thuộc loại acid béo vì mạch carbon ngắn.

Câu 4. Chất nào sau đây là xà phòng?

A. CH3[CH2]10SO3Na.             

B. CH3[CH2]5COONa.

C. CH3[CH2]14COOK.             

D. CH3[CH2]14OSO3Na.

Đáp án đúng là: C

Xà phòng có thành phần chính là hỗn hợp muối sodium hoặc potassium của acid béo.

CH3[CH2]14COOK là muối potassium của CH3[CH2]14COOH (palmitic acid, một loại acid béo) nên là xà phòng.

Câu 5. Xà phòng và chất giặt rửa có khả năng tẩy rửa là do phân tử của chúng có

A. hai đầu phân cực.

B. hai đầu không phân cực.

C. một đầu phân cực và một đầu không phân cực.

D. một đầu kị nước và một đầu ưa dầu.

Đáp án đúng là: C

Khi xà phòng, chất giặt rửa tan vào nước sẽ tạo dung dịch có sức căng bề mặt nhỏ làm cho vật cần giặt rửa dễ thấm ướt. Đuôi kị nước (không phân cực) trong xà phòng và chất giặt rửa thâm nhập vào vết bẩn, phân chia vết bẩn thành những hạt rất nhỏ có đầu ưa nước (phân cực) quay ra ngoài các hạt này phân tán vào nước và bị rửa trôi.

Câu 6. Thủy phân ester X trong dung dịch NaOH, thu được CH3COONa và C2H5OH. Công thức cấu tạo của X là

A. C2H5COOCH3.         

B. C2H5COOC2H5.        

C. CH3COOCH3. 

D. CH3COOC2H5.

Đáp án đúng là: D

X là CH3COOC2H5

Phương trình phản ứng hóa học:

CH3COOC2H5 + NaOH   to CH3COONa + C2H5OH.

Câu 7. Trong số các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi nhỏ nhất?

A. C3H7OH.

B. C2H5COOH.    

C. C2H5COONa.  

D. CH3COOCH3.

Đáp án đúng là: D

C2H5COONa là muối thuộc hợp chất ion nên có nhiệt độ sôi cao nhất.

Đối với các chất có phân tử khối tương đương, nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự: Ester, aldehyde, alcohol, acid.

Vậy este CH3COOCH3 có nhiệt độ sôi nhỏ nhất.

Câu 8. Ester nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối?

A. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoate).

B. CH3COO−[CH2]2−OCOCH2CH3.

C. CH3OOC−COOCH3.          

D. CH3COOC6H5 (phenyl acetate).

Đáp án đúng là: C

Phương trình phản ứng hóa học:

A. C6H5COOC6H5 + 2NaOH  to C6H5COONa (muối) + C6H5ONa (muối) + H2O

B. CH3COO−[CH2]2−OCOCH2CH3 + 2NaOH  to CH3COONa (muối) + CH3CH2COONa (muối) + C2H4(OH)2 (alcohol) + H2O

D. CH3COOC6H5 + 2NaOH   to CH3COONa (muối) + C6H5ONa (muối)  + H2O

Câu 9. Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 4,8.

B. 5,2.        

C. 3,2.        

D. 3,4.

Đáp án đúng là: D

nHCOOC2H5=3,774=0,05 (mol)

Phương trình phản ứng hóa học:

HCOOC2H5 + NaOH   to HCOONa + C2H5OH

       0,5                         ⟶             0,5                              (mol)

mHCOONa=0,5×68=3,4 (g)

Câu 10. Xà phòng hóa ester X có công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch NaOH dư thu được muối Y và alcohol Z (bậc II). Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. HCOOCH(CH3)2.               

B. CH3CH2COOCH3.

C. CH3COOC2H5.         

D. HCOOCH2CH2CH3.

Đáp án đúng là: A

Do alcohol Z là alcohol bậc 2 ⟹ Z có số C ≥ 3.

Mà ester X có 4 C (trong đó có 1 C ở nhóm −COO−) ⟹ alcohol Z có 3C

⟹ Z là HO−CH(CH3)2

Vậy công thức cấu tạo thu gọn của X là HCOOCH(CH3)2.

Câu 11. Chất béo có nhiều tính chất hóa học quan trọng.

a. Thủy phân chất béo trong môi trường acid thu được muối acid béo và glycerol.

b. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.

c. Để chuyển chất béo lỏng thành chất béo rắn người ra dùng phản ứng hydrogen hóa.

d. Hiện tượng dầu mỡ bị ôi là do nhóm −COO− trong phân tử chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxygen trong không khí.

a. Sai vì phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường acid thu được acid béo và glycerol.

b. Đúng.

c. Đúng.

d. Sai vì hiện tượng dầu mỡ bị ôi là do liên kết đôi C=C trong acid béo không no bị oxi hóa chậm bởi oxygen trong không khí.

Câu 12. Xà phòng, chất giặt rửa có nhiều ứng dụng trong đời sống.

a. Xà phòng dùng để tắm, rửa tay chân, gội đầu, …

b. Chất giặt rửa tổng hợp dùng để giặt quần áo, rửa chén bát, rửa tay, lau sàn, …

c. Chất giặt rửa có thể sử dụng được với nước cứng còn xà phòng thì không nên sử dụng vì tạo kết tủa, gây hỏng quần áo.

d. Xà phòng và chất giặt rửa đều dễ bị phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường.

a. Đúng.

b. Đúng.

c. Đúng

d. Sai vì xà phòng dễ bị phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường còn chất giặt rửa tổng hợp thì không.

Câu 13. Ethyl propionate có mùi thơm của dứa chín. Khi đun nóng hỗn hợp 18,5 g propionic acid và 13,8 g ethyl alcohol với xúc tác H2SO4 đặc, thu được 15,3 g ethyl propionate. Hiệu suất của phản ứng điều chế ethyl propionate trên là x%. Giá trị của x là bao nhiêu?

Đáp số: 60.

nC2H5COOH=0,25mol;  nC2H5OH=0,3mol;  nC2H5COOC2H5=0,15mol

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức Bài 3 (có đáp án): Ôn tập chương 1

Vậy giá trị của x là 60.

Câu 14. Một loại chất béo có chứa 65% triolein về khối lượng. Để sản xuất 4,6 triệu hộp kem dưỡng da (có chứa chất dưỡng ẩm glycerol) cần dùng tối thiểu x tấn loại chất béo trên cho phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng. Biết rằng trong mỗi hộp kem dưỡng da có chứa 5 gam glycerol. Giá trị của x là bao nhiêu?

Đáp số: 340.

mglycerol = 4,6.106.5 = 23.106 gam = 23 tấn.

PTHH: (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH to3C17H33COONa + C3H5(OH)3

                   884 g                                            →                            92 g   

                   mtriolein=23.88492=221 tấn           ←                             23 tấn

mchất béo 22165% = 340 tấn

Câu 15. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 mL dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.

Cho các phát biểu sau:

(1) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối sodium của acid béo nổi lên.

(2) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối sodium của acid béo ra khỏi hỗn hợp.

(3) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.

(4) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.

(5) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glycerol.

Số phát biểu đúng là bao nhiêu?

Đáp số: 4.

Bao gồm: 1, 2, 3, 5.

(1) Đúng vì muối sodium của acid béo tách khỏi dung dịch, nhẹ hơn nên nổi lên trên.

(2) Đúng vì dung dịch NaCl làm tăng độ phân cực của và tăng tỉ khối của hỗn hợp giúp muối sodium của acid béo dễ tách ra và nổi lên trên

(3) Đúng vì phản ứng thủy phân cần có mặt H2O

(4) Sai vì dầu nhớt là hydrocarbon không có phản ứng thủy phân.

(5) Đúng vì phản ứng ở thí nghiệm trên là phản ứng xà phòng hóa chất béo, sản phẩm là muối sodium của acid béo (xà phòng) và glycerol.

Phần 2. Lý thuyết Ôn tập chương 1

Lý thuyết Hóa học 12 Kết nối tri thức Bài 3: Ôn tập chương 1

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá