15 câu Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 có đáp án 2024 – Kết nối tri thức Hóa học lớp 12

295

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 7: Ôn tập chương 2 sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 7: Ôn tập chương 2. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7: Ôn tập chương 2

Phần 1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 2

Câu 1. Số nguyên tử hydrogen trong phân tử glucose là

A. 11.

B. 22.

C. 6.

D. 12.

Đáp án đúng là: D

Glucose có CTPT là C6H12O6 nên có 12 H trong phân tử.

Câu 2. Chất nào sau đây là disaccharide?

A. Glucose.

B. Saccharose.

C. Tinh bột.

D. Cellulose.

Đáp án đúng là: B

Saccharose là disaccharide do thủy phân tạo thành 2 monosaccharide là glucose và fructose.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử cellulose được cấu tạo từ các đơn vị fructose.

B. Fructose không có phản ứng tráng bạc.

C. Amylopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

D. Saccharose không tham gia phản ứng thủy phân.

Đáp án đúng là: C

A. Sai vì cellulose được cấu tạo từ các đơn vị glucose.

B. Sai vì fructose chuyển thành hợp chất có nhóm aldehyde trong môi trường kiềm nên có phản ứng tráng bạc.

D. Sai vì saccharose thủy phân trong môi trường acid thu được fructose và glucose.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hydrogen hóa hoàn toàn glucose (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.

B. Cellulose tan tốt trong nước và ethanol.

C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4, đun nóng, tạo ra fructose.

D. Saccharose có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Đáp án đúng là: A

B. Sai vì cellulose không tan trong nước và ethanol, cellulose tan trong nước Schweizer.

C. Sai vì thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucose

D. Sai vì saccharose không có nhóm −OH hemiacetal hoặc hemiketal nên không mở vòng, tham gia phản ứng tráng bạc.

Câu 5. Từ tinh bột người ta điều chế ra acetic acid theo sơ đồ như sau:

                    (C6H10O5)nH1=70%C6H12O6H2=50%C2H5OHH3=60%CH3COOH

Khối lượng acetic acid điều chế được từ 4,5 tấn tinh bột là

A. 3,33 tấn.

B. 0,49 tấn.

C. 0,70 tấn.

D. 2,34 tấn.

Đáp án đúng là: C

Hquá trình = 0,7.9,5.0,6.100 = 21%.

(C6H10O5)nH1=70%C6H12O6H2=50%2C2H5OHH3=60%2CH3COOH

   162 gam                                                                                  120 gam

     4,5 tấn                                      H=21% mCH3COOH=4,5.120162.0,21=0,7(tấn).

Câu 6. Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. Saccharose.

B. Cellulose.

C. Tinh bột.

D. Glucose.

Đáp án đúng là: D

Glucose có phản ứng tráng bạc do phân tử ở mạch ở chứa nhóm chức −CHO.

Câu 7. Cellulose có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi đơn vị −C6H10O5− có 3 nhóm −OH, nên có thể viết là

A. [C6H5O2(OH)3]n.                

B. [C6H8O2(OH)3]n.       

C. [C6H7O2(OH)3]n.                

D. [C6H7O3(OH)2]n.

Đáp án đúng là: C

Do phân tử chứa 3 nhóm −OH nên loại D.

Do CTPT là (C6H10O5)n nên đáp án đúng là [C6H7O2(OH)3]n.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Thủy phân saccharose chỉ thu được glucose.

B. Glucose có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

C. Cellulose và tinh bột đều thuộc loại polysaccharide.

D. Cellulose có cấu tạo mạch không phân nhánh.

Đáp án đúng là: A

A. Sai vì thủy phân saccharose thu được glucose và fructose.

Câu 9: Saccharose và glucose đều có phản ứng

A. cộng H2 (Ni, to).

B. tráng bạc.

C. với Cu(OH)2.

D. thủy phân.

Đáp án đúng là: C

Saccharose và glucose đều có phản ứng với Cu(OH)2.

Saccharose không tham gia phản ứng tráng bạc hay cộng H2 (Ni, to), glucose không tham gia phản ứng thủy phân.

Câu 10: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan Cu(OH)2, thu được dung dịch có màu xanh lam?

A. Fructose.

B. Propyl alcohol.

C. Albumin.

D. Propan-1,3-diol.

Đáp án đúng là: A

Fructose có phản ứng hòa tan Cu(OH)2 thu được dung dịch có màu xanh lam (phản ứng của hợp chất có các nhóm −OH liền kề)

Câu 11. Cho các carbohydrate: glucose, fructose, saccharose, tinh bột, cellulose.

a. Có 3 chất có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường acid hoặc xúc tác enzyme.

b. Có 2 chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

c. Có 3 chất có khả năng hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở điều kiện thường tạo dung dịch xanh lam.

d. Có 2 chất có khả năng làm mất màu nước bromine.

a. Đúng gồm: saccharose, tinh bột, cellulose.

b. Đúng gồm glucose và fructose.

c. Đúng gồm glucose, fructose và saccharose.

d. Sai vì chỉ có 1 chất làm mất màu nước bromine là glucose.

Câu 12. Cho các carbohydrate: glucose, fructose, saccharose, maltose.

a. Cả 4 chất ở điều kiện thường đều là chất rắn, vị ngọt, tan tốt trong nước.

b. Có 2 cặp chất là đồng phân của nhau.

c. Có 3 chất vừa có cấu tạo dạng mạch hở, vừa có cấu tạo dạng mạch vòng.

d. Có 2 chất có nhóm −OH hemiacetal.

a. Đúng.

b. Đúng gồm glucose và fructose, saccharose và maltose.

c. Đúng gồm glucose, fructose và maltose.

d. Sai vì có 3 chất có nhóm −OH hemiacetal là glucose, fructose và maltose.

Câu 13. Cho các carbohydrate sau: glucose, fructose, saccharose và maltose. Có bao nhiêu carbohydrate có khả năng mở vòng trong dung dịch với dung môi nước?

Đáp số: 3.

Bao gồm: glucose, fructose, maltose.

Saccharose không có nhóm −OH hemiacetal hoặc hemiketal nên không có khả năng mở vòng trong dung dịch với dung môi nước.

Câu 14. Một ruột phích có diện tích bề mặt là 0,35 m2. Để tráng được 2000 ruột phích như trên với độ  dày lớp bạc là 0,1 μm thì cần dùng m gam glucose tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Biết hiệu suất phản ứng tráng bạc là 70% và khối lượng của bạc là 10,49 g/cm3. Giá trị của m bằng bao nhiêu? Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị.

Đáp số: 874.

mAg (1 ruột phích) = 0,35.104.0,1.10-4.10,49 = 0,36715 g

 mAg (2000 gương) = 0,36715.2000 = 734,3 g

 nAg = 6,8 mol H=70%mglucose=6,82.18070%874,3g  874g.

Câu 15. Phản ứng tổng hợp glucose trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng từ ánh sáng mặt trời:

6CO2 + 6H2O + 673 kcal dip lcánh sáng C6H12O6 + 6O2

Cứ trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được 0,5 cal năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucose. Thời gian để một cây có 1000 lá xanh (diện tích mỗi lá 10 cm2) sản sinh được 18 gam glucose là bao nhiêu phút? Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị.

Đáp số: 135

Diện tích lá xanh: 1000.10 = 10000 cm2

Năng lượng lá xanh nhận được để tổng hợp glucose trong 1 phút là:

10000.0,5.10% = 500 cal

Để sản sinh 18 gam glucose cần năng lượng là 18.673180=67,3kcal=67300cal

⟹ Thời gian =67300500=134,6phút ≈ 135 phút.

Phần 2. Lý thuyết Ôn tập chương 2

1. Công thức cấu tạo của carbohydrate

Carbohydrate

CTPT

Đặc điểm cấu tạo

Glucose

C6H12O6

Lý thuyết Hóa học 12 Kết nối tri thức Bài 7: Ôn tập chương 2

Fructose

C6H12O6

Lý thuyết Hóa học 12 Kết nối tri thức Bài 7: Ôn tập chương 2

Saccharose

C12H22O11

 

Lý thuyết Hóa học 12 Kết nối tri thức Bài 7: Ôn tập chương 2

        Maltose

C12H22O11

 

Lý thuyết Hóa học 12 Kết nối tri thức Bài 7: Ôn tập chương 2

Tinh bột

(C6H10O5)n

Lý thuyết Hóa học 12 Kết nối tri thức Bài 7: Ôn tập chương 2

 

Cellulose

(C6H10O5)n

 

Lý thuyết Hóa học 12 Kết nối tri thức Bài 7: Ôn tập chương 2

2. Tính chất hoá học cơ bản của carbohydrate

 

Cu(OH)2/NaOH

Br2/H2O

AgNO3/NH3

Thuỷ phân

Glucose

Tạo dung dịch xanh lam

Mất màu nước bromine

Tạo kết tủa bạc

Không

Fructose

Tạo dung dịch xanh lam

Không

Tạo kết tủa bạc

Không

Saccharose

Tạo dung dịch xanh lam

Không

Không

Tạo glucose và fructose

Tinh bột

Không

Không

Không

Tạo glucose

Cellulose

Không

Không

Không

Tạo glucose

Glucose còn có phản ứng của nhóm -OH hemiacetal (khi glucose ở dạng mạch vòng), phản ứng lên men; tinh bột có phản ứng màu với dung dịch iodine; cellulose có phản ứng với nitric acid và tan trong nước Schweizer.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá