50 Bài tập Tính bằng cách thuận tiện nhất lớp 4 (có đáp án)

2.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu 50 Bài tập Tính bằng cách thuận tiện nhất lớp 4 (có đáp án) được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 4. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Tính bằng cách thuận tiện nhất. Mời các bạn đón xem:

 Bài tập Tính bằng cách thuận tiện nhất lớp 4 

A. Bài tập Tính bằng cách thuận tiện

Bài 1 : Tính bằng cách thuận tiện nhất các biểu thức sau :

A = 25 x 16 x 4 x 5

B = 137 x 92 + 137 x 8

C = 56 x 89 - 46 x 89

D = 4550 - 4 x 155 - 6 x 155

E = 5231 - 2 x 456 + 2 x 156

Lời giải:

A = 25 x 16 x 4 x 5 = 25 x 4 x 16 x 5 = 100 x 80 = 8000

B = 137 x 92 + 137 x 8 = 137 x (92 + 8) = 137 x 100 = 13700

C = 56 x 89 - 46 x 89 = (56 - 46) x 89 = 10 x 89 = 890

D = 4550 - 4 x 155 - 6 x 155 = 4550 - (4 + 6) x 155 = 4550 - 10 x 155 = 4550 - 1550 = 3000

E = 5231 - 2 x 456 + 2 x 156 = 5231 - 2 x (456 - 156) = 5231 - 2 x 300 = 5231 - 600 = 4631

Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất :

a) 456 + 675 + 244 - 375

b) 2667 + 590 - 567 + 310

c) 1789 x 5467 x (460 - 230 x 2)

d) 700 + 197 - 200 + 203

e) (237 + 113) : (419 - 209 x 2) 

Lời giải:

a) 456 + 675 + 244 - 375 = (456 + 244) + (675 - 375) = 700 + 300 = 1000

b) 2667 + 590 - 567 + 310 = (2667 - 567) + (590 + 310) = 2100 + 900 = 3000

c) 1789 x 5467 x (460 - 230 x 2) = 1789 x 5467 x (460 - 460) = 1789 x 5467 x 0 = 0

d) 700 + 197 - 200 + 203 = 700 - 200 + (197 + 203) = 500 + 400 = 900

e) (237 + 113) : ( 419 - 209 x 2) = 450 : (419 - 418) = 450 : 1 = 450

Bài 3 : Tính bằng cách thuận tiện nhất :

A = 11/20 x 5/8 + 3/8 x 11/20

B = 2/9 : 6/7 + 7/9 x 7/6

C = 5/6 + 1/4 - 2/6 + 7/4

D = 7/3 - 20/21 + 13/21 - 2/3

Lời giải:

A = 11/20 x 5/8 + 3/8 x 11/20 = 11/20 x (5/8 + 3/8) = 11/20 x 1 = 11/20

B = 2/9 : 6/7 + 7/9 : 6/7 = (2/9 + 7/9) : 6/7 = 1 : 6/7 = 7/6

C = 5/6 + 1/4 - 2/6 + 7/4 = (5/6 - 2/6) + (1/4 + 7/4) = 1/2 + 2 = 5/2

D = 7/3 - 20/21 + 13/21 - 2/3 = (7/3 - 2/3) - (20/21 - 13/21) = 5/3 - 1/3 = 4/3

Bài 4 : Tính bằng cách thuận tiện nhất :

A = 46 x 17 + 38 x 46 + 46 x 44 + 46

B = 125 x 25 + 25 x 874 + 25

C = 47 x 105 - 6 x 47 + 47

D = 52 x 315 + 48 x 315

E = 422 x 19 + 422 x 77 + 422 x 4

Lời giải:

A = 46 x 17 + 38 x 46 + 46 x 44 + 46 = 46 x (17 + 38 + 44 + 1) = 46 x 100 = 4600

B = 125 x 25 + 25 x 874 + 25 = 25 x (125 + 874 + 1) = 25 x 1000 = 25000

C = 47 x 105 - 6 x 47 + 47 = 47 x (105 - 6 + 1) = 47 x 100 = 4700

D = 52 x 315 + 48 x 315 = 315 x (52 + 48) = 315 x 100 = 31500

E = 422 x 19 + 422 x 77 + 422 x 4 = 422 x (19 + 77 + 4) = 422 x 100 = 42200

Bài 5 : Tính bằng cách thuận tiện nhất :

A = 0,12 X 400

B = 0,25 x 1,25 x 4 x 8

C = 8,3 x 7,9 + 7,9 x 1,7

D = 32,5 x 6,5 + 3,5 x 32,5

E = 9,9 x 5 x 0,2

Lời giải:

A = 0,12 x 400 = 0,12 x 100 x 4 = 12 x 4 = 48

B = 0,25 x 1,25 x 4 x 8 = 0,25 x 4 x 1,25 x 8 = 1 x 10 = 10

C = 8,3 x 7,9 + 7,9 x 1,7 = 7,9 x (8,3 + 1,7) = 7,9 x 10 = 79

D = 32,5 x 6,5 + 3,5 x 32,5 = 32,5 x (6,5 + 3,5) = 32,5 x 10 = 325

E = 9,9 x 5 x 0,2 = 9,9 x 1 = 9,9

Bài 6 : Tính bằng cách thuận tiện nhất 

a) 25 × 34 × 4

b) 128 × 93 + 128 × 7

c) 57 × 63 - 47 × 63

d) 97345 - 9205 x 3 + 7 x 9205

e) 4237 - 237 x 4 + 6 x 237

Lời giải:

a) 25 × 34 × 4 = 25 × 4 × 34 = 100 × 34 = 3400

b) 128 × 93 + 128 × 7 = 128 × (93 + 7) = 128 × 100 = 12800

c) 57 × 63 - 47 × 63 = 63 × (57 – 47) = 63 × 10 = 630

d)  97345 - 9205 x 3 + 7 x 9205 =  97345 - 9205 x (3 + 7) =  97345 - 9205 x 10 

=  97345 - 92050 = 5295

e) 4237 - 237 x 4 + 6 x 237 = 4237- 237 x (4 + 6) = 4237 - 237 x 10 = 4237- 2370 = 1867

Bài 7: Tính bằng cách thuận tiện nhất

a) 2,5 x 16,27 x 4

b) 0,25 x 1,25 x 4 x 8

c) 32,5 x 6,5 + 3,6 x 32,5

d) 2,5 x 7,8 x 4 

e) 0,5 x 9,6 x 2 

f) 8,36 x 5 x 0,2 

g) 8,3 x 7,9 + 7,9 x 1,7

Lời giải:

a/ 2,5 x 16,27 x 4

= 2.5 x 4 x 16,27

= 1 x 16,27

= 16,27

b/ 0,25 x 1,25 x 4 x 8

= 0,25 x 4 + 1,25 x 8

= 1 + 10

= 11

c/ 32,5 x 6,5 + 3,6 x 32,5

= 32,5 x (6,5 + 3,5)

= 32,5 x 10

= 325

d) 2,5 x 7,8 x 4 

= (2,5 x 4) x 7,8

 = 10 x 7,8 = 78  

e) 0,5 x 9,6 x 2 

= (0,5 x 2) x 9,6

= 1 x 9,6 = 9,6 

f) 8,36 x 5 x 0,2

 = 8,36 x (5 x 0,2)

 = 8,36 x 1 = 8,36 

g) 8,3 x 7,9 + 7,9 x 1,7

 = (8,3 + 1,7) x 7,9

 = 10 x 7,9 = 79

B. Lý thuyết Tính bằng cách thuận tiện nhất

Tính bằng cách thuận tiện nhất là một dạng toán thường gặp ở cấp tiểu học, nhất là trong phần dạng bài tính giá trị biểu thức phức tạp trong chương trình toán lớp 4. Bản chất của dạng toán này là việc áp dụng các tính chất của phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia... vào việc giải bài toán tính giá trị một cách nhanh chóng, hợp lý và đúng đáp án nhất.

Các cách tính bằng cách thuận tiện nhất bao gồm :

Cách 1: Nhóm hoặc tách các số trong biểu thức thành từng nhóm có tổng hoặc hiệu là các số tròn chục, trong trăm, tròn nghìn,...

Ví dụ : Tính bằng cách thuận tiện nhất 

A = 189 + 555 + 211 + 45 = (189 + 211) + (555 + 45) = 400 + 600 = 1000.

B = 1587 + 2550 - 187 = (1587 - 187) + 2550 = 1400 + 2550 = 3950.

Cách 2: Vận dụng các tính chất của các phép toán cộng, trừ, nhân, chia

- Nhân một số với một tổng : a x (b + c) = a x b + a x c

Ví dụ : 123 x 10 + 137 x 10 = 10 x (123 + 137) = 10 x 260 = 2600

- Nhân một số với một hiệu : a x (b - c) = a x b - a x c

Ví dụ : 450 x 20 - 120 x 20 = 20 x (450 - 120) = 20 x 330 = 6600

- Một tổng chia cho một số : (a + b) : c = a : c + b : c

Ví dụ : 240 : 12 + 360 : 12 = (240 + 360) : 12 = 600 : 12 = 50

- Một số trừ đi một tổng : a - (b + c) = a - b - c

Ví dụ : 467 - ( 167 + 50) = 467 - 167 - 50 = 300 - 50 = 250.

Cách 3 : Vận dụng các tính chất của các số đặc biệt

0 nhân với số nào cũng bằng 0 : 0 x m = m x 0 = 0

0 chia cho số nào cũng bằng 0 : 0 : m = 0

1 nhân với số nào cũng bằng chính nó : 1 x m = m x 1 = m

Chia một số cho 1 bằng chính số đó : m : 1 = m

Ví dụ :

A = 897 x 548 x (246 - 123 x 2) = 897 x 548 x (246 - 246) = 897 x 548 x 0 = 0

B = (540 - 240) x ( 127 - 42 x 3) = 300 x (127 - 126) = 300 x 1 = 300

C = 199 : (489 - 122 x 4) = 199 : (489 - 488) = 199 : 1 = 199

Cách 4 : Tính thuận tiện với biểu thức có phân số

Đầu tiên, nhóm các phân số trong biểu thức thành từng nhóm riêng biệt có tổng ( hoặc hiệu ) bằng 1 hoặc 0.

Sau đó vận dụng tính chất của 4 phép tính để tách, ghép ở tử số hoặc ở mẫu số nhằm tạo ra thừa số giống nhau ở cả mẫu và tử số rồi thực hiện rút gọn biểu thức.

Phép cộng của các số giống nhau sẽ được biểu diễn bằng phép nhân.

Ví dụ : \frac{2}{5} x  \frac{7}{9} + \frac{2}{5} x \frac{2}{9} = \frac{2}{5} x (\frac{7}{9} + \frac{2}{9}) = \frac{2}{5} x 1 = \frac{2}{5}

Đánh giá

0

0 đánh giá