Tổng hợp các dạng toán tìm X lớp 3 cơ bản, nâng cao

396

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Tổng hợp các dạng toán tìm X lớp 3 cơ bản, nâng cao được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 3. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Toán tìm X. Mời các bạn đón xem:

Tổng hợp các dạng toán tìm X lớp 3 cơ bản, nâng cao

A. Lý thuyết Toán tìm X

1. Định nghĩa Toán tìm X

Tìm x là dạng toán đi tìm giá trị của ẩn X trong phép tính

Ví dụ 1:

x + 236 = 432

x = 432 - 236

x = 196

Ví dụ 2:

x : 25 = 100

x = 100 x 25

x = 2500

2. Các quy tắc tìm X và công thức tìm X

a. Quy tắc về phép cộng

Công thức như sau:

Số hạng + số hạng = tổng.

Số hạng chưa biết = tổng – số hạng đã biết

b. Quy tắc về phép trừ

Công thức tìm x lớp 3 với phép trừ như sau:

Số bị trừ – số trừ = hiệu.

Số trừ = số bị trừ – hiệu

Số bị trừ = số trừ + hiệu

c. Quy tắc về phép nhân

Công thức tìm x lớp 3 với phép nhân như sau:

Thừa số x thừa số = tích

Thừa số chưa biết = tích : thừa số đã biết

d. Quy tắc về phép chia

Công thức tìm x lớp 3 với phép chia như sau:

Số bị chia : số chia = thương

Số bị chia = thương x số chia

Số chia = Số bị chia : thương

e. Quy tắc về thứ tự ưu tiên 1

Nhân chia trước, cộng trừ sau.

f. Quy tắc về thứ tự ưu tiên 2

Nếu chỉ có cộng trừ, hoặc chỉ có nhân chia thì thực hiện từ trái qua phải.

B. Các dạng bài tập Toán tìm X

Dạng 1: Tìm x trong tổng, hiệu, tích, thương của một số ở vế trái – vế phải là một số

Phương pháp: các em sử dụng các công thức tìm x phía trên để giải bài toán.

Ví dụ: Tìm x, biết:

a) x + 1637 = 2256

b) 8294 – x = 7329

c) x × 4 = 24

d) x : 8 = 3

Lời giải:

a) x + 1637 = 2256

x = 2256 – 1637

x = 619

b) 8294 – x = 7329

x = 8294 – 7329

x = 965

c) x × 4 = 24

x = 24 : 4

x = 6

d) x : 8 = 3

x = 3 × 8

x = 24

Dạng 2: Tìm x trong tổng, hiệu, tích, thương của một số ở vế trái – vế phải là một biểu thức

Phương pháp:

Bước 1: Các em thực hiện phép tính biểu thức ở vế phải để đưa bài toán về dạng 1.

Bước 2: Các em sử dụng các công thức tìm x phía trên để giải bài toán.

Ví dụ: Tìm x, biết:

a) x + 524 = 2256 – 145

b) x – 714 = 1833 + 2187

c) x × 5 = 16 – 1

d) x : 4 = 12 : 2

Lời giải:

a) x + 524 = 2256 – 145

x + 524 = 2111

x = 2111 – 524

x = 1587

b) x – 714 = 1833 + 2187

x – 714 = 4020

x = 4020 + 714

x = 4734

c) x × 5 = 16 – 1

x × 5 = 15

x = 15 : 5

x = 3

d) x : 4 = 12 : 2

x : 4 = 6

x = 6 × 4

x = 24

Dạng 3: Tìm x trong biểu thức có hai phép tính ở vế trái – vế phải là một số

Phương pháp:

Bước 1: Các em thực hiện phép tính biểu thức ở vế trái để đưa bài toán về dạng 1.

Lưu ý: Trong biểu thức vế trái, các em thực hiện phép cộng, trừ trước rồi mới thực hiện phép nhân chia sau.

Bước 2: Các em sử dụng các công thức tìm x phía trên để giải bài toán.

Ví dụ: Tìm x, biết:

a) 100 – x : 3 = 95

b) x × 4 – 5 = 11

Lời giải:

a) 100 – x : 3 = 95

x : 3 = 100 – 95

x : 3 = 5

x = 5 × 3

x = 15

b) x × 4 – 5 = 11

x × 4 = 11 + 5

x × 4 = 16

x = 16 : 4

x = 4

Dạng 4: Tìm x trong biểu thức có hai phép tính ở vế trái – vế phải là một biểu thức

Phương pháp:

Bước 1: Các em thực hiện phép tính biểu thức ở vế phải trước sau đó đến vế trái để đưa bài toán về dạng 1.

Lưu ý: Trong biểu thức vế trái, các em thực hiện phép cộng, trừ trước rồi mới thực hiện phép nhân chia sau.

Bước 2: Các em sử dụng các công thức tìm x phía trên để giải bài toán.

Ví dụ: Tìm x, biết:

a) 16 – x : 3 = 20 – 5

b) x × 4 – 7 = 18 + 3

Lời giải:

a) 16 – x : 3 = 20 – 5

16 – x : 3 = 15

x : 3 = 16 – 15

x : 3 = 1

x = 1 × 3

x = 3

b) x × 4 – 7 = 18 + 3

x × 4 – 7 = 21

x × 4 = 21 + 7

x × 4 = 28

x = 28 : 4

x = 7

Dạng 5: Tìm x trong biểu thức có dấu ngoặc đơn ở vế trái – vế phải là một biểu thức hoặc một số

Phương pháp:

Bước 1: Các em thực hiện phép tính biểu thức ở vế phải trước sau đó đến vế trái (thực hiện ngoài ngoặc trước, trong ngoặc sau) để đưa bài toán về dạng 1.

Bước 2: Các em sử dụng các công thức tìm x phía trên để giải bài toán.

Ví dụ: Tìm x, biết:

a) (x – 4) × 5 = 20

b) 42 : (x + 3) = 18 – 11

 

Lời giải:

a) (x – 4) × 5 = 20

x – 4 = 20 : 5

x – 4 = 4

x = 4 + 4

x = 16

b) 42 : (x + 3) = 18 – 11

42 : (x + 3) = 7

x + 3 = 42 : 7

x + 3 = 6

x = 6 – 3

C. Bài tập Tìm X

1. Bài tập ứng dụng

Câu 1: X x 5 + 122 + 236 = 633

Lời giải:

X x 5 + 358 = 633

X x 5 = 633 - 358

X x 5 = 275

X = 275 : 5

X = 55

Câu 2: 320 + 3 x X = 620

Lời giải:

3 x X = 620 - 320

3 x X = 300

X = 300 : 3

X = 100

Câu 3: 357 : X = 5 dư 7

Lời giải:

X = (357 - 7) : 5

X = 350 : 5

X = 70

Câu 4: X : 4 = 1234 dư 3

Lời giải:

X : 4 = 1234 + 3

X : 4 = 1237

X = 1237 x 4

X = 4948

Câu 5: 120 - (X x 3) = 30 x 3

Lời giải:

120 - (X x 3) = 90

X x 3 = 120 - 90

X x 3 = 30

X = 30 : 3

X = 10

Câu 6: 357 : (X + 5) = 5 dư 7

Lời giải:

(357 - 7) : (X + 5) = 5

350 : (X + 5) = 5

X + 5 = 350 : 5

X + 5 = 70

X = 70 - 5

X = 65

Câu 7: 65 : x = 21 dư 2

Lời giải:

x = (65 - 2) : 21

x = 63 : 21

x = 3

Câu 8: 64 : X = 9 dư 1

Lời giải:

X = (64 - 1) : 9

X = 63 : 9

X = 7

2. Bài tập tự luyện

1. (X + 3) : 6 = 5 + 2

2. X x 8 - 22 = 13 x 2

3. 720 : (X x 2 + X x 3) = 2 x 3

4. X+ 13 + 6 x X = 62

5. 7 x (X - 11) - 6 = 757

6. X + (X + 5) x 3 = 75

7. 4 < X x 2 < 10

8. 36 > X x 4 > 4 x 1

9. X + 27 + 7 x X = 187

10. X + 18 + 8 x X = 99

11. (7 + X) x 4 + X = 108

12. (X + 15) : 3 = 3 x 8

13. (X : 12 ) x 7 + 8 = 36

14. X : 4 x 7 = 252

15. (1+ x) + (2 + x) + (3 + x) + (4 + x ) + (5 + x) = 10 x 5

16. (8 x 18 - 5 x 18 - 18 x 3) x X + 2 x X = 8 x 7 + 24

Đánh giá

0

0 đánh giá