Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 12. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế
Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 12 Bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế
Câu 1. Các bên giao kết hợp đồng có nghĩa vụ thực thi các cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng - đó là nội dung của nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng thương mại quốc tế?
A. Tự do giao kết hợp đồng.
B. Tuân thủ hợp đồng đã giao kết.
C. Thiện chí, trung thực.
D. Tự do hóa thương mại.
Đáp án đúng là: B
Tuân thủ hợp đồng đã giao kết có nghĩa là các bên giao kết hợp đồng có nghĩa vụ thực thi các cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng.
Câu 2. Nội dung nào trong nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng không được thể hiện trong trường hợp sau đây?
Trường hợp. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng đáp ứng của các bên, sau khi thoả thuận, thống nhất Công ty X của Nhật Bản đã giao kết hợp đồng bằng văn bản bán cho Công ty V của Việt Nam 1.000 xe ôtô với giá là 30.000 USD/một xe. Công ty X giao xe cho Công ty V tại cảng Hải Phòng, Công ty V sau khi nhận đủ số xe như đã thoả thuận thì thanh toán cho Công ty X thông qua chuyển khoản. Các bên thống nhất không áp dụng Công ước Viên (CISG 1980) mà chọn luật của Singapore để điều chỉnh hợp đồng và Trọng tài thương mại của Việt Nam để giải quyết nếu có tranh chấp. Các bên đã nghiêm chỉnh thực hiện một cách trung thực, đầy đủ, chính xác các cam kết trong hợp đồng cho nhau như đã thoả thuận. |
A. Các bên tham gia với tinh thần thiện chí, trung thực.
B. Tự do lựa chọn điều luật điều chỉnh cho hợp đồng.
C. Thỏa thuận hình thức của hợp đồng.
D. Tự do lựa chọn đối tác.
Đáp án đúng là: A
- Những nội dung của nguyên tắc tự do hợp đồng được thể hiện trong hợp đồng thương mại giữa Công ty X và Công ty V gồm:
+ Tự do lựa chọn đối tác (căn cứ vào nhu cầu và khả năng đáp ứng của đối tác), tự do thiết lập các điều khoản của hợp đồng, nội dung của hợp đồng (không bên nào ép buộc bên nào);
+ Tự do thoả thuận hình thức của hợp đồng (bằng văn bản);
+ Tự do lựa chọn luật điều chỉnh hợp đồng: không áp dụng Công ước Viên (CISG 1980) mà chọn luật của Singapore để điều chỉnh hợp đồng và trọng tài (Trọng tài thương mại của Việt Nam) để giải quyết khi có tranh chấp.
+ Cam kết, thoả thuận giữa các bên không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không gây thiệt hại cho bên thứ ba, cho lợi ích công cộng, cho lợi ích của một trong các bên trong hợp đồng hoặc cả hai bên trong hợp đồng.
Câu 3. Một quốc gia thành viên của WTO dành sự đối xử bình đẳng, không phân biệt giữa các quốc gia thành viên cũng như giữa hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp trong nước và hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp nước ngoài – đó là nội dung của nguyên tắc nào sau đây?
A. Minh bạch, ổn định trong thương mại.
B. Cạnh tranh công bằng.
C. Thương mại không phân biệt đối xử.
D. Tự do hóa thương mại.
Đáp án đúng là: C
Một quốc gia thành viên của WTO dành sự đối xử bình đẳng, không phân biệt giữa các quốc gia thành viên cũng như giữa hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp trong nước và hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp nước ngoài – đó là nội dung của nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử.
Câu 4. Nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Loại bỏ hoàn toàn thuế đối với hàng hoá của tất cả các nước.
B. Mở cửa thị trường trong nước cho dịch vụ và đầu tư nước ngoài.
C. Mở cửa thị trường trong nước cho các loại hàng hoá nước ngoài.
D. Loại bỏ các biện pháp thuế quan cản trở tự do hoá thương mại.
Đáp án đúng là: A
Nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO không bao gồm nội dung loại bỏ hoàn toàn thuế đối với hàng hoá của tất cả các nước.
Câu 5. Tăng cường cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia thành viên WTO, các nước thành viên tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau – đó là nội dung nguyên tắc nào của WTO?
A. Cạnh tranh công bằng.
B. Minh bạch, ổn định trong thương mại.
C. Thương mại không phân biệt đối xử.
D. Tự do hóa thương mại.
Đáp án đúng là: A
Cạnh tranh công bằng có nghĩa là tăng cường cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia thành viên WTO, các nước thành viên tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau
Câu 6. Hành vi của nước V trong trường hợp dưới đây đã tuân thủ nguyên tắc nào của tổ chức thương mại quốc tế?
Trường hợp. Kể từ khi trở thành thành viên của WTO, nước V đã từng bước xoá bỏ tất cả những biện pháp theo cam kết mà trước đây nước V áp dụng để bảo hộ đối với hàng hoá và dịch vụ của nước mình, hạn chế việc xâm nhập của hàng hoá, dịch vụ tương tự của nước ngoài. |
A. Cạnh tranh công bằng.
B. Tự do hóa thương mại.
C. Minh bạch, ổn định trong thương mại.
D. Thương mại không phân biệt đối xử.
Đáp án đúng là: D
Nước V trong trường hợp trên đã tuân thủ đúng nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử.
+ Bởi theo chế độ đối xử quốc gia thì nước thành viên sẽ dành cho sản phẩm tương tự, dịch vụ tương tự, nhà cung cấp tương tự của các nước thành viên khác của WTO những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình.
+ Do vậy, việc nước V xoá bỏ những biện pháp bảo hộ đối với hàng hoá và dịch vụ của nước mình, tạo điều kiện cho hàng hoá và dịch vụ của các nước thành viên khác của WTO vào nước mình được hưởng các quy chế như của nước mình là phù hợp.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế?
A. Tuân thủ hợp đồng đã kí.
B. Thiện chí, trung thực.
C. Không phân biệt đối xử.
D. Tự do giao kết hợp đồng.
Đáp án đúng là: C
Hợp đồng được giao kết theo các nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng; thiện chí, trung thực; tuân thủ hợp đồng đã giao kết.
Câu 8. Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào đã tuân thủ nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng thương mại quốc tế?
Trường hợp. Doanh nghiệp D (nước Y) do quá tin tưởng vào công ty môi giới nên đã bỏ qua công đoạn kiểm tra thông tin đối tác, đồng ý bán cho Công ty G (nước E) 300 tấn gạo. Sau khi Doanh nghiệp D gửi 300 tấn gạo đi cho Công ty G thì mới phát hiện Công ty G không có khả năng thanh toán, đang chờ tuyên bố phá sản. |
A. Cả công ty D và công ty G.
B. Không có chủ thể nào tuân thủ.
C. Công ty D.
D. Công ty G.
Đáp án đúng là: C
Công ty D tuân thủ, còn Công ty G vi phạm nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng thương mại vì Công ty G biết rõ là mình không có khả năng thanh toán nhưng vẫn giao kết mua 300 tấn gạo. Như vậy, Công ty G đã lừa dối Công ty D.
Câu 9. Các nước đang và chậm phát triển được hưởng một số quyền ưu đãi đặc biệt hoặc quyền được đối xử nương nhẹ hơn trong các hoạt động thương mại quốc tế - đó là nguyên tắc nào của WTO?
A. Ưu đãi dành cho các nước đang phát triển.
B. Mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại.
C. Minh bạch, ổn định trong thương mại.
D. Thương mại không phân biệt đối xử.
Đáp án đúng là: A
Nguyên tắc ưu đãi dành cho các nước đang phát triển cho phép các nước đang và chậm phát triển được hưởng một số quyền ưu đãi đặc biệt hoặc quyền được đối xử nương nhẹ hơn trong các hoạt động thương mại quốc tế.
Câu 10. Các nước thành viên phải thông báo, trả lời những thông tin cần thiết về mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành các hiệp định thương mại quốc tế cho các nước khác và cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO – đó là nội dung của nguyên tắc nào sau đây?
A. Cạnh tranh công bằng.
B. Tự do hóa thương mại.
C. Minh bạch, ổn định trong thương mại.
D. Thương mại không phân biệt đối xử.
Đáp án đúng là: C
Nguyên tắc minh bạch, ổn định trong thương mại yêu cầu các nước thành viên phải thông báo, trả lời những thông tin cần thiết về mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành các hiệp định thương mại quốc tế cho các nước khác và cho các cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO.
Phần 2. Lý thuyết KTPL 12 Bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế
1. Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới
- Hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới dựa trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, tự do hoá thương mại, cạnh tranh công bằng, minh bạch và ưu đãi dành cho các nước đang phát triển.
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử được thể hiện qua hai chế độ pháp lí là đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc.
+ Theo chế độ đối xử quốc gia, các quốc gia thành viên phải dành những ưu đãi về hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ của các quốc gia thành viên khác không kém thuận lợi hơn so với sản phẩm cùng loại trong nước mình.
+ Theo chế độ đối xử tối huệ quốc, nếu một quốc gia thành viên dành cho một quốc gia thành viên khác các ưu đãi về hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ thì cũng phải dành cho tất cả các quốc gia thành viên khác những ưu đãi tương tự.
- Nguyên tắc tự do hoá thương mại yêu cầu các quốc gia thành viên phải hạn chế, loại bỏ các biện pháp cản trở tự do hoá thương mại như các biện pháp thuế quan và phi thuế quan củng lộ trình thực hiện cụ thể. Các quốc gia thành viên phải mở cửa thị trường trong nước cho các loại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài.
- Nguyên tắc cạnh tranh công bằng cho phép các quốc gia thành viên được tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình dẳng như nhau, thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng, hạn chế tác động của các biện pháp trợ giá, bán phá giá, cấm vận, hạn ngạch.
- Nguyên tắc minh bạch yêu cầu các nước thành viên phải nhanh chóng thông báo về quy định mới của pháp luật được ban hành hoặc sửa đổi, các quyết định tư pháp, quyết định hành chính có liên quan hoặc tác động đến thương mại quốc tế cho các cơ quan của WTO.
2. Hợp đồng thương mại quốc tế
- Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thoả thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế giữa các bên là thương nhân hoặc một trong số các bên là thương nhân có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau, nhằm mục đích sinh lợi nhuận.
- Hợp đồng thương mại quốc tế bao gồm: hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hoá, hợp đồng mua bán thông qua đấu thầu, dấu giá; hợp đồng vận tải hàng hoá, hợp đồng gia cộng sản phẩm; hợp đồng bảo hiểm; hợp đồng đại diện thương mại.
- Chủ thể của hợp đồng có thể là thương nhân, quốc gia hoặc các tổ chức kinh tế.
- Về hình thức, hợp đồng thương mại quốc tế được kí kết bằng lời nói, văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương, hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật các nước liên quan.
- Nội dung của hợp đồng thường bao gồm các điều khoản chủ yếu về tên hàng, số lượng, chất lượng phẩm chất, giá cả, điều khoản giao hàng, phương thức thanh toán, nguồn luật điều chỉnh, điều khoản về bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp.
- Hợp đồng được giao kết theo các nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, thiện chí, trung thực; tuân thủ hợp đồng đã giao kết.
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá
Trắc nghiệm Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Trắc nghiệm Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế
Trắc nghiệm Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế