Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7624:2007, khi chế tạo gương, chiều dày lớp bạc phủ trên bề mặt tấm kính (quy ra tổng lượng bạc trên một đơn vị m kính) phải đạt tối thiểu 0,7 gm−2

25

Với giải Bài 4.19 trang 16 SBT Hóa Học lớp 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Tính chất hoá học của carbohydrate giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa Học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 4: Tính chất hoá học của carbohydrate

Bài 4.19 trang 16 Sách bài tập Hóa học 12: Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7624:2007, khi chế tạo gương, chiều dày lớp bạc phủ trên bề mặt tấm kính (quy ra tổng lượng bạc trên một đơn vị m kính) phải đạt tối thiểu 0,7 gm−2. Một công ty cần sản xuất gương có độ dày lớp bạc phủ ở mức 0,72 gm−2. Biết rằng lớp bạc được tạo thành qua phản ứng giữa silver nitrate và glucose trong điều kiện thích hợp với hiệu suất phản ứng 90%. Tính lượng silver nitrate và lượng glucose cần sử dụng để sản xuất 10 000 m2 gương trên.

Lời giải:

Khối lượng bạc cần để phủ 10000 m2 gương là: mAg = 10000 × 0,72 = 7200 (g)

⟶ nAg = 7200108= 66,67 (mol).

Phương trình hóa học:

AgNO3 + 3NH3 + H2O ⟶ [Ag(NH3)2OH] + NH4NO3

CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH tο CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Từ phương trình hóa học ta tính được khối lượng silver nitrate và glucose cần sử dụng theo lý thuyết:

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7624:2007, khi chế tạo gương, chiều dày lớp bạc

Hiệu suất phản ứng là 90% ⟹ khối lượng silver nitrate và glucose cần sử dụng thực tế là:

mAgNO3(thực tế) =11333,990%=12593,22 (g)≈ 12,59 kg.

mC6H12O6(thực tế) = 6000,390%=6667 (g)≈ 6,67 kg.

Vậy để sản xuất 10 000 m2 gương trên cần dùng 12,59 kg silver nitrate và 6,67 kg glucose.

Đánh giá

0

0 đánh giá