Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 6 Biểu đồ cột được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Biểu đồ cột. Mời các bạn đón xem:
Bài tập Toán 6 Biểu đồ cột
A. Bài tập Biểu đồ cột
Bài 1. Để chuẩn bị cho việc xây dựng tủ sách lớp học, lớp trường làm một bảng hỏi về thể loại văn học dân gian yêu thích của các bạn trong lớp và thu được kết quả như bảng 9.3 (mỗi gạch ứng với một bạn).
a) Lập bảng thống kê số học sinh yêu thích các thể loại văn học dân gian từ bảng 9.3
b) Vẽ biểu đồ hình 9.7 vào vở rồi hoàn thiện biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê ở câu a.
Hướng dẫn giải:
a) Số bạn thích thần thoại là 5.2 = 10 bạn
Số bạn thích truyền thuyết là 5.4 = 20 bạn
Số bạn thích cổ tích là 5.3 = 15 bạn
Ta có bảng thống kê số thể loại văn học được yêu thích:
Thể loại |
Thần thoại |
Truyền thuyết |
Cổ tích |
Số bạn yêu thích |
10 |
20 |
15 |
b)
Bước 1: Vẽ Trục ngang biểu diễn các thể loại truyện. Vẽ trục dọc thể hiện số lượng học sinh.
Bước 2: Với mỗi thể loại trên trục ngang, ta vẽ hình chữ nhật có chiều cao bằng số học sinh yêu thích thể loại đó.
Bước 3: Đặt tên cho biểu đồ, ghi chú thích và tô màu cho các cột để hoàn thiện biểu đồ.
Bài 2. Biểu đồ dưới đây cho biết nhiệt độ trung bình năm 2019 của một số một số thành phố:
a) Cho biết địa phương nào có nhiệt độ trung bình cao nhất, thấp nhất?
b) Hãy lập bảng thống kê nhiệt độ trung bình năm 2019 của các địa phương trên.
Hướng dẫn giải:
a) Địa phương có nhiệt độ trung bình thấp nhất là Đà Lạt với nhiệt độ trung bình là 18,5oC.
Địa phương có nhiệt độ trung bình cao nhất là Đà Nẵng với nhiệt độ trung bình là 27,3oC.
b) Bảng thống kê nhiệt độ trung bình của năm 2019 của các địa phương trên là:
Địa phương |
Hà Nội |
Huế |
Đà Nẵng |
Đà Lạt |
Nhiệt độ |
26 |
26,5 |
27,3 |
18,5 |
Bài 3. Cho bảng thống kê thể hiện nghề nghiệp tương lai một số bạn học sinh muốn làm như sau:
Nghề nghiệp |
Bác sỹ |
Giáo viên |
Công an |
Kỹ sư |
Họa sỹ |
Số học sinh |
11 |
6 |
7 |
5 |
3 |
Em hãy vẽ biểu đồ biểu diễn bảng thống kê trên
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Vẽ Trục ngang biểu diễn các nghề nghiệp. Vẽ trục dọc thể hiện số lượng học sinh.
Bước 2: Với mỗi nghề nghiệp trên trục ngang, ta vẽ hình chữ nhật có chiều cao bằng số học sinh yêu thích nghề nghiệp đó.
Bước 3: Đặt tên cho biểu đồ, ghi chú thích và tô màu cho các cột để hoàn thiện biểu đồ.
Bài 4. Dân số Hoa Kỳ từ năm 1800 đến 2005 đực thể hiện trong bảng thống kê sau:
Năm |
1800 |
1820 |
1840 |
1860 |
1880 |
1900 |
1920 |
1940 |
1960 |
1980 |
2005 |
Dân số (triệu người) |
5 |
10 |
17 |
31 |
50 |
76 |
105 |
132 |
179 |
227 |
296,5 |
a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện dân số của Hoa Kỳ từ năm 1800 đến năm 2005.
b) Em có nhận xét gì về dân số Hoa Kỳ từ năm 1800 đến năm 2005.
c) Em hãy so sánh dân số Hoa Kỳ năm 1960 và năm 1860.
Hướng dẫn giải:
a)
• Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau
- Trục ngang ghi các năm.
- Trục dọc chọn khoảng chia thích hợp với đơn vị triệu người và ghi ở các vạch chia.
• Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật
- Cách đều nhau.
- Có cùng chiều rộng.
- Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.
• Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi tên biểu đồ: Biểu đồ dân số Hoa Kỳ giai đoạn 1800 – 2005.
- Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu cần).
b) Ta nhận thấy dân số Hoa Kỳ từ năm 1800 đến năm 2005 tăng nhanh và không có dấu hiệu giảm suốt.
c) Năm 1960 dân số Hoa Kỳ là 179 triệu người; năm 1860 dân số Hoa Kỳ là 32 triệu người. Ta có thể thấy dân số Hoa Kỳ năm 1960 lớn hơn nhiều lần dân số Hoa Kỳ năm 1860.
Bài 5. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam từ 2007 và 2017 được biểu diễn trong biểu đồ cột sau đây.
a) Hãy đọc thông tin từ biểu đồ trên và lập bảng thống kê tương ứng.
b) Năm nào sản lượng gạo xuất khẩu cao nhất, năm nào thấp nhất?
Hướng dẫn giải:
a) Bảng thống kê tương ứng:
Năm |
Số lượng gạo (triệu tấn) |
2007 |
4,53 |
2008 |
4,68 |
2009 |
6,05 |
2010 |
6,75 |
2011 |
7,13 |
2012 |
7,72 |
2013 |
6,68 |
2014 |
6,32 |
2015 |
6,57 |
2016 |
4,89 |
2017 |
5,77 |
Câu 6.
Dân số Việt Nam trong năm 1989 là
A. 67 nghìn người
B. 87 nghìn người
C. 67 triệu người
D. 79 nghìn người
Trả lời:
Từ biểu đồ trên ta thấy dân số Việt Nam năm 1989 là 67 triệu người.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7.
Dân số Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2009 tăng
A. 87 triệu dân
B. 8 triệu dân
C. 79 triệu dân
D. 10 triệu dân
Trả lời:
Dân số Việt Nam năm 1999 là 79 triệu người và năm 2009 là 87 triệu người.
Dân số từ 1999 đến 2009 tăng 87-79=8 triệu người.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8. Số loại quả được ưa thích của các bạn trong lớp 6A8 là
Có bao nhiêu bạn thích quả cam?
A. 8
B. 9
C. 6
D. 4
Trả lời:
Cột “Cam” có chiều cao là 8 nên có 8 bạn thích quả cam.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9. Biểu đồ cột dưới đây cho biết thông tin về kết quả học lực của học sinh khối 6 trường THCS Quang Trung.
Số lượng học sinh học lực trung bình ít hơn số lượng học sinh học lực khá là
A. 88 học sinh
B. 90 học sinh
C. 102 học sinh
D. 140 học sinh
Trả lời:
Số học sinh khá là 140 và số học sinh trung bình là 52.
Số học sinh học lực trung bình ít hơn số lượng học sinh học lực khá là
140 - 52=88 (học sinh).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10.
Nếu số bạn lớp 6B tăng thêm một bạn và bạn đó thích mận thì cột mận tăng thêm bao nhiêu đơn vị?
A. 6
B. 1
C. 7
D. 2
Trả lời:
Số bạn thích mận tăng 1 bạn nên chiều cao của cột “Mận” tăng 1 đơn vị.
Biểu đồ cột là:
Đáp án cần chọn là: B
B. Lý thuyết Biểu đồ cột
1. Biểu đồ cột
• Biểu đồ cột là một loại biểu đồ được dùng trong thống kê, thường được dùng để thể hiện thay cho biểu đồ tranh khi số liệu thống kê là những số liệu lớn, phức tạp, hoặc số liệu có số thập phân.
Ví dụ:
Biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác thủy sản giai đoạn 2000 – 2016 (đơn vị ngìn tấn)
2. Vẽ biểu đồ cột
Các bước vẽ biểu đồ cột
• Bước 1: Vẽ 2 trục ngang và dọc vuông góc với nhau
+ Trục ngang ghi danh sách đối tượng
+ Trục dọc chọn khoảng cách chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia.
• Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật
+ Cách đều nhau
+ Có cùng chiều rộng
+ Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.
• Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
+ Ghi tên biểu đồ.
+ Ghi tên các trục số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu cần).
3. Phân tích số liệu với biểu đồ cột
• Nhìn theo một trục (ngang hoặc đứng) để đọc danh sách các đối tượng thống kê.
• Nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó.
• Lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu.
• Việc thể hiện dữ liệu bằng biểu đồ tranh trong một số trường hợp sẽ tốn nhiều thời gian và khó thực hiện. Ta có cách khác để biểu thị dữ liệu. Đó là vẽ các cột có chiều rộng không đổi, cách đều nhau và có chiều cao đại diện cho số liệu đã cho. Biểu đồ biểu diễn dữ liệu như vậy được gọi là biểu đồ cột.
• Khi đọc biểu đồ cột, ta nhìn theo một trục để đọc danh sách các đối tượng thống kê và nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó (lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc số liệu).
Ví dụ:
Biểu đồ cột dưới đây cho biết thông tin về kết quả học lực của học sinh khối 6 trường THCS Quang Trung.
Số học sinh giỏi là 38 học sinh;
Số học sinh khá là 140 học sinh;
Số học sinh trung bình là 52 học sinh;
Số học sinh yếu là 13 học sinh.