Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 6 Dữ liệu và thu thập dữ liệu được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Dữ liệu và thu thập dữ liệu. Mời các bạn đón xem:
Bài tập Toán 6 Dữ liệu và thu thập dữ liệu
A. Bài tập Dữ liệu và thu thập dữ liệu
Bài 1. Hãy tìm dữ liệu không hợp lí (nếu có) trong dãy dữ liệu sau.
Tên một số quốc gia châu Á:
Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ
Anh Pháp Thái Lan
Hàn Quốc Nhật Bản.
Hướng dẫn giải:
Dữ liệu không hợp lí là Anh và Pháp vì hai nước này ở Châu Âu.
Bài 2. Để hoàn thành bảng sau, em sẽ sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu nào?
Cây |
Môi trường sống |
Dạng thân |
Kiểu lá |
Xà Cừ |
|
|
|
Bèo tây |
|
|
|
Lộc vừng |
|
|
|
Hướng dẫn giải:
Để hoàn thành bẳng sau, em sẽ sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu là quan sát.
Em thu được bảng sau:
Cây |
Môi trường sống |
Dạng thân |
Kiểu lá |
Xà Cừ |
Trên cạn |
Thân gỗ |
Lá bầu dục |
Lúa |
Dưới nước |
Thân thảo |
Lá dẹt |
Lộc vừng |
Trên cạn |
Thân gỗ |
Lá bầu dục |
Bài 3. Trong các dữ liệu sau đây, dữ liệu nào là số liệu, dữ liệu nào không phải là số liệu?
a) Chiều cao của các bạn học sinh lớp 7A.
b) Các màu sắc có trên cầu vồng.
c) Cân nặng của trẻ sơ sinh.
Hướng dẫn giải:
a) Chiều cao của các bạn học sinh lớp 7A được thể hiện bằng những con số như 155cm; 145cm; 147cm…
Vậy dữ diệu chiều cao các bạn học sinh lớp 7A là số liệu.
b) Các màu sắc có trên cầu vồng là đỏ; vàng; cam; lục; lam; tràm; tím không được thể hiện bằng những con số.
Vậy dữ liệu các màu sắc có trên cầu vồng không phải số liệu.
c) Cân nặng của trẻ sơ sinh được thể hiện bằng những số như 2,8kg; 3kg; 3,5kg…
Vậy dữ liệu cân nặng của trẻ sơ sinh là số liệu.
Bài 4. Bảng sau cho biết số anh chị em ruột trong gia đình của 35 học sinh lớp 6A.
Số anh chị em ruột |
0 |
1 |
2 |
3 |
Số học sinh |
7 |
15 |
13 |
3 |
Hãy tìm ra điểm không hợp lí trong bảng thống kê trên.
Hướng dẫn giải:
Ta thấy số học sinh lớp 6A là 35 học sinh. Tuy vậy khi chúng ta cộng số học sinh điều tra lại là 38 học sinh (7 + 15 + 13 + 3 = 38).
Điều này thể hiện điểm chưa hợp lí trong bảng thống kê trên.
Câu 5. Em hãy chỉ ra các điểm không hợp lí trong bảng dữ liệu sau:
Danh sách học sinh giỏi lớp 7A
STT |
Họ và tên |
1 |
Nguyễn Hoàng Xuân |
2 |
Phạm Thị Hương |
3 |
Đỗ Thu Hà |
4 |
03456789 |
5 |
Ngô Xuân Giang |
A. Nguyễn Hoàng Xuân
B. 03456789
C. Phạm Thị Hương
D. Ngô Xuân Giang
Trả lời:
Họ và tên phải là chữ nên 03456789 không thể là họ và tên của một người
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6. Có bao nhiêu điểm không hợp lí trong cột “email” của bảng dữ liệu:
Danh sách email của các bạn tổ 1 lớp 6D
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Trả lời:
Ở bảng 4, Email của bạn Cúc và bạn Đào không hợp lí vì không đúng theo cú pháp của email (Email phải có @)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7. Quan sát bảng điều tra số lượng con vật nuôi ở nhà của học sinh tổ 4 lớp 6A dưới đây.
Có bao nhiêu học sinh không nuôi con vật nào?
A. 0
B. 2
C. 1
D. 3
Trả lời:
Có 2 học sinh không nuôi con vật: Cúc, Hùng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8. Cho bảng số liệu đánh giá chất lượng sản phẩm bằng điểm số 1, 2, 3, 4, 5 của một lô hàng gồm 15 sản phẩm như sau:
Điểm |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Số sản phẩm |
3 |
0 |
5 |
7 |
0 |
Đối tượng thống kê là
A. Các điểm số 1, 2, 3, 4, 5.
B. Số sản phẩm 3,0,5,7,0
C. Điểm số và sản phẩm
D. Lô hàng
Trả lời:
Bảng trên có thông tin về số sản phẩm đạt từng loại điểm 1, 2, 3, 4, 5 nên đối tượng thống kê là các điểm số 1,2,3,4,5.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9. Các môn thể thao được ưa thích của lớp 6a
Các môn thể thao được yêu thích của lớp 6A là:
A. Cầu lông, bóng bàn, đá cầu, bóng rổ, bóng đá
B. Bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá, đá cầu, bóng rổ
C. Đá cầu, bóng chuyền, điền kinh, bóng rổ, bóng bàn
D. Bóng rổ, đá cầu, bóng đá
Trả lời:
Các môn thể thao được yêu thích của lớp 6A là: Bóng đá, cầu lông, bóng bàn, đá cầu, bóng rổ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10. Nhà bạn Mai mở tiệm kem, bạn ấy muốn tìm hiểu về các loại kem yêu thích của 30 khách hàng trong sáng chủ nhật và thu được kết quả như sau:
Các loại kem được yêu thích
Từ bảng kiểm đếm của bạn Mai, em hãy cho biết Mai đang điều tra về vấn đề gì?
A. Người ăn kem nhiều nhất
B. Số loại kem của nhà Mai hiện có
C. Loại kem nhà Mai được khách hàng yêu thích
D. Loại kem bán được trong 30 ngày
Trả lời:
Từ dòng “muốn tìm hiểu về các loại kem yêu thích của 30 khách hàng trong sáng chủ nhật” thì ta thấy Mai đang điều tra về vấn đề các loại kem được khách hàng yêu thích.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11. Lan tìm hiểu về thức ăn sáng nay của các bạn trong lớp và thu được kết quả như sau:
Dữ liệu nào sau đây không là số liệu?
A. Xôi
B. 11
C. 8
D. 2
Trả lời:
Xôi không là số nên không là số liệu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12. Số học sinh vắng trong ngày của các lớp khối 6 trường THCS A là
6A1 |
6A2 |
6A3 |
6A4 |
6A5 |
6A6 |
6A7 |
6A8 |
2 |
4 |
5 |
1 |
3 |
2 |
2 |
1 |
Có bao nhiêu lớp có số học sinh vắng ít nhất
A. 4
B. 5
C. 1
D. 2
Trả lời:
Số học sinh vắng ít nhất trong một lớp là 1
Lớp có số học sinh vắng ít nhất là lớp 6A4 , 6A8
Vậy có 2 lớp có số học sinh vắng ít nhất.
Đáp án cần chọn là: D
B. Lý thuyết Dữ liệu và thu thập dữ liệu
1. Dữ liệu thống kê
• Các thông tin thu được như nhiệt độ thấp nhất, nhiệt độ cao nhất, ngày không mưa, số học sinh đi học muộn,… được gọi là dữ liệu. Trong các dữ liệu ấy, có dữ liệu là số (số liệu), có dữ liệu không phải là số.
Ví dụ
+) Hoa và Lan cùng liệt kê các loài hoa được trồng trong vườn nhà mình, được dãy dữ liệu sau:
Hoa lan, hoa hồng, hoa mai, hoa thực dược, hoa giấy.
Dãy dữ liệu trên là tên các loài hoa nên nó là dữ liệu nhưng không phải số liệu.
+) Tuấn và Bình cùng liệt kê điểm thi môn Toán mà các bạn trong tổ nhận được, được dãy dữ liệu sau:
5; 7; 9; 6; 10; 8; 8; 7; 9.
Dãy dữ liệu trên là điểm thi môn Toán mà các bạn trong tổ nhận được, nó là dữ liệu số liệu.
2. Thu thập dữ liệu thống kê
• Có nhiều cách để thu thập dữ liệu thống kê như quan sát, làm thí nghiệm, lập phiếu hỏi… hay thu thập từ những nguồn có sẵn như sách báo, trang web…
Ví dụ:
+) Đọc đoạn thơ sau và liệt kê các địa danh được nhắc đến trong đoạn thơ:
Mời bạn về với xứ Thanh
Một vùng sơn thủy, hữu tình chân quê
Núi Nưa dấu ấn còn ghi
Thành Hồ tráng lệ sá gì nắng mưa
Thọ Xuân là đất hai vua
Xuôi về Hoàng Hóa, bóng dừa soi nghiêng.
Các địa danh được nhắc đến trong đoạn thơ trên là: Thanh Hóa (xứ Thanh); Núi Nưa; Thanh Nhà Hồ (Thành Hồ); Thọ Xuân; Hoàng Hóa.
+) Lập phiếu hỏi:
Em sẽ làm gì nếu phát hiện bạn mình không trung thực:
Nói sự thật với mọi người
Khuyên bạn không nên làm như vậy và để bạn tự nói ra sự thật
Không làm gì cả.
Ý kiến khác.