Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 6 Trung điểm của đoạn thẳng được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Trung điểm của đoạn thẳng. Mời các bạn đón xem:
Bài tập Toán 6 Trung điểm của đoạn thẳng
A. Bài tập Trung điểm của đoạn thẳng
Bài 1: Cho đoạn thẳng AB dài 10cm. Gọi I là trung điểm của AB. Tính độ dài IA; IB.
Lời giải:
Vì I là trung điểm của AB nên IA = IB = .
Do đó: IA = IB = = 5cm
Vậy AI = BI = 2cm
Bài 2: Cho đoạn thẳng MN có O là trung điểm MN. Biết O cách đầu mút M 6cm. Tính độ dài MN.
Lời giải:
Vì O là trung điểm của MN nên OM = ON =
Mà O cách đầu mút M 6cm nên OM = 6cm
Do đó OM = ON = = 6cm
MN = 6.2 = 12cm
Vậy MN = 12cm.
Bài 3: Vẽ đoạn thẳng AB = 7cm. C là điểm nằm giữa A và B, AC = 3cm. M là trung điểm của BC. Tính BM.
Lời giải:
Ta có C nằm giữa A và B nên AC + BC = AB
Thay số: 3 + BC = 7
BC = 7 – 3
BC = 4cm
Vì M là trung điểm của BC nên BM = CM = = 2cm
Vậy BM = 2cm
Bài 4: Trên tia Ox lấy điểm M và N sao cho OM = 3cm; ON = 6cm
a) Chứng minh M nằm giữa O và N.
b) Chứng tỏ điểm M là trung điểm của đoạn thẳng ON.
Lời giải:
a) Điểm M và N cùng thuộc Ox nên tia OM và tia ON trùng nhau
Mà OM = 3cm; ON = 6cm nên ON > OM do đó M nằm giữa hai điểm O và N
b) Vì M nằm giữa hai điểm O và N nên ta có: ON = OM + MN
Thay số ta có: 6 = 3 + MN
MN = 6 – 3
MN = 3cm
Ta có OM = 3cm; MN = 3cm; ON = 6cm nên OM = MN = = 3cm.
Nên M là trung điểm của ON.
Bài 5. Tính độ dài đoạn thẳng AB biết rằng O là trung điểm của đoạn thẳng MN và OM = 4 cm.
Lời giải:
Vì I là trung điểm của đoạn thẳng AB nên .
Do đó MN = 2 . OM = 2 . 4 = 8 cm.
Vậy MN = 8 cm.
Hình minh họa:
Bài 6. Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B, N là trung điểm của đoạn BC. Tính độ dài của đoạn AB, biết rằng AM = 3 cm và MN = 4 cm.
Lời giải:
Vì N là trung điểm của đoạn BM nên .
Suy ra BM = 2 . MN = 2 . 4 = 8 (cm)
Điểm M nằm giữa hai điểm A và B nên AB = AM + BM.
Suy ra AB = 3 + 8 = 11 (cm).
Vậy AB = 11 cm.
Hình minh họa:
Bài 7. Cho đoạn thẳng AB = 3 cm. Hãy vẽ điểm O sao cho:
a) B là trung điểm của đoạn OA.
b) A là trung điểm của của đoạn OB.
Lời giải:
a) Vì B là trung điểm của OA nên:
+) Điểm B nằm giữa hai điểm O và A.
+) AB = OB = 3 cm.
Vậy trên tia AB, ta lấy điểm O sao cho OB = 3 cm và B nằm giữa O và A.
Ta có hình minh họa:
b) Vì A là trung điểm OB nên:
+) Điểm A nằm giữa hai điểm O và B.
+) OA = AB = 3 cm.
Vậy trên tia BA, ta lấy điểm O sao cho OA = 3 cm và A nằm giữa O và B.
Ta có hình minh họa:
Câu 8. Cho đoạn thẳng AB = 8cm. Gọi I và K lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB và AI. Đoạn thẳng IK có độ dài là?
A. 8cm
B. 4cm
C. 2cm
D. 6cm
Trả lời:
Vì điểm I là trung điểm đoạn thẳng AB nên
Vì điểm K là trung điểm đoạn thẳng AI nên
Vậy AI = 2cm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9. Cho ba điểmM, N, P thẳng hàng và điểm N nằm giữa hai điểmM và P . GọiH, K lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng MN, NP.Biết MN = 5cm, NP = 9cm.Khi đó, độ dài của đoạn thẳng HK bằng
A. 4cm
B. 7cm
C. 14cm
D. 28cm
Trả lời:
Vì H là trung điểm của đoạn thẳng MN nên
Vì K là trung điểm của đoạn thẳng NP nên
Ta có N nằm giữa hai điểm M và P nên NM và NP là hai tia đối nhau. (1)
Vì H là trung điểm của MN nên H thuộc NM (2)
Vì K là trung điểm của NP nên K thuộc NP (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra N là điểm nằm giữa hai điểm H và K.
⇒ HN + NK = HK ⇒ 2,5 + 4,5 = HK
⇒ HK = 7cm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10. Trên tia Ox có các điểm A, B sao choOA = 2cm; OB = 5cm. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng OB. Tính độ dài đoạn thẳng AM.
A. AM = 1,5cm.
B. AM = 0,5cm.
C. AM = 1cm.
D. AM = 2cm.
Trả lời:
Vì M là trung điểm của đoạn thẳng OB nên ta có
Vì A và M cùng thuộc tia Ox mà OA < OM(2cm < 2,5cm) nên điểm A nằm giữa hai điểm O và M.
Do đó OA + AM = OM ⇒AM = OM – OA = 2,5 – 2 = 0,5cm
Vậy AM = 0,5cm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11. Trên đường thẳng d vẽ đoạn thẳng AB = 10cm. Lấy điểm N nằm giữa hai điểm A, B và AN = 2cm. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BN, gọi P là trung điểm của đoạn thẳng MN. So sánh MP và AN.
A. MP < AN.
B. MP > AN.
C. MP = AN.
D. Không đủ điều kiện so sánh
Trả lời:
Vì điểm N nằm giữa hai điểm AB
nên AN + NB = AB ⇒ NB = AB – AN = 10 – 2 = 8cm
Vì M là trung điểm của đoạn thẳng NB nên
Vì P là trung điểm của MN nên
Suy ra MP = 2cm; AN = 2cm nên MP = AN
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 3cm, OB = 6cm. Chọn câu sai.
A. Điểm A nằm giữa hai điểm O và B
B. Điểm A là trung điểm đoạn OB
C. Điểm O là trung điểm đoạn AB
D. OA = AB = 3cm
Trả lời:
Vì hai điểm A, B cùng thuộc tia Ox mà OA < OB (3cm < 6cm) nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B. (1)
Do đó OA + AB = OB ⇒ AB = OB – OA = 6 – 3 = 3cm. Suy ra OA = AB = 3cm(2)
Từ (1) và (2) suy ra A là trung điểm của đoạn OB.
Vậy các đáp án A; B; D đều đúng, C sai.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Trên tia Ox có các điểm A,B sao choOA = 2cm; OB = 5cm. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng OB. Tính độ dài đoạn thẳng AM.
A.AM = 1,5cm.
B.AM = 0,5cm.
C.AM = 1cm.
D.AM = 2cm.
Trả lời:
Vì M là trung điểm của đoạn thẳng OB nên ta có
Vì A và M cùng thuộc tia Ox mà OA < OM (2cm < 2,5cm) nên điểm A nằm giữa hai điểm O và M.
Do đó OA + AM = OM ⇒ AM = OM – OA = 2,5 – 2 = 0,5cm
Vậy AM = 0,5cm..
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Cho đoạn thẳng AB.Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB và AM. Giả sử AN = 1,5cm. Đoạn thẳng AB có độ dài là?
A.1,5cm
B.3cm
C.4,5cm
D. 6cm
Trả lời:
Vì N là trung điểm đoạn AM nên AN = 12AM hay AM = 2AN = 2 . 1,5 = 3cm
Lại có điểm M là trung điểm đoạn thẳng AB nên ta có AM = AB
hay AB = 2AM = 2. 3 = 6cm
Vậy AB = 6cm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Cho đoạn thẳng AB = 8cm. Gọi I và K lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB và AI. Đoạn thẳng IK có độ dài là?
A.8cm
B.4cm
C.2cm
D.6cm
Trả lời:
Vì điểm I là trung điểm đoạn thẳng AB nên
Vì điểm K là trung điểm đoạn thẳng AI nên
VậyAI = 2cm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Trên tia Ox lấy các điểmM, N sao cho OM = 2cm; ON = 3cm.Trên tia đối của tia NO lấy điểm P sao cho NP = 1cm.dụng
Tính độ dài các đoạn thẳng MN và MP.
A.MN = 1cm; MP = 3cm
B.MN = 2cm; MP = 3cm
C.MN = 2cm; MP = 1cm
D.MN = 1cm; MP = 2cm
Trả lời:
Vì hai điểm M; N cùng thuộc tia Ox mà OM < ON(2cm < 3cm) nên điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
Do đó OM + MN = ON ⇒ MN = ON – OM = 3 – 2 = 1cm
Vì hai tia NP và NO đối nhau mà M nằm giữa hai điểm O và N nên N là điểm nằm giữa M và P
Do đóm MN + NP = MP hay MP = 1 + 1 = 2cm.
Vậy MN = 1cm; MP = 2cm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Trên tia Ox lấy các điểmM, N sao cho OM = 2cm; ON = 3cm.Trên tia đối của tia NO lấy điểm P sao cho NP = 1cm.dụng
Hãy chọn câu đúng nhất
A.N là trung điểm của đoạn thẳng MP.
B.M là trung điểm của đoạn thẳng OP.
C.M là trung điểm của đoạn thẳng NP.
D.Cả A, B đều đúng.
Trả lời:
Từ câu trước và đề bài ta có MN = 1cm; MP = 2cm; OM = 2cm; NP = 1cm
Suy ra MN = NP ( = 1cm) (1); MP = OM ( = 2cm)(2)
Lại có M nằm giữa hai điểm O và N mà N nằm giữa hai điểm M và P nên điểm M nằm giữa hai điểm O và P (3)
Từ (2) và (3) ta có M là trung điểm đoạn OP.
Theo câu trước ta có N là điểm nằm giữa M và P nên kết hợp với (1) suy ra N là trung điểm đoạn MP
Nên cả A, B đều đúng.
Đáp án cần chọn là: D
B. Lý thuyết Trung điểm của đoạn thẳng
1. Trung điểm của đoạn thẳng
Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa hai đầu mút của đoạn thẳng và cách đều hai đầu mút đó. Trung điểm của đoạn thẳng còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng đó.
Ví dụ. Cho đoạn thẳng AB. Lấy điểm I thuộc đoạn thẳng AB sao cho IA = IB = 4 cm (như hình vẽ).
Khi đó, điểm I nằm giữa và cách đều hai đầu mút A, B.
Do đó I là trung điểm của đoạn thẳng AB hay I còn gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB.
2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng
Giả sử ta cần vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm.
Cách 1:
- Đặt mép thước trùng với đoạn thẳng AB sao cho vạch 0 trùng với điểm A, khi đó điểm B trùng với vạch chỉ số 5 trên thước.
- Ta lấy điểm M trùng với vạch chỉ số 2,5 cm trên thước. Khi đó ta có M là trung điểm của đoạn thẳng AB (như hình vẽ).
Cách 2:
Vẽ đoạn thẳng AB trên giấy can sao cho điểm B trùng với điểm A. Giao của nếp gấp và đoạn thẳng AB chính là trung điểm M cần xác định.