20 Bài tập Tính toán với số thập phân lớp 6 (sách mới) có đáp án

330

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 6 Tính toán với số thập phân  được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Tính toán với số thập phân . Mời các bạn đón xem:

Bài tập Toán 6 Tính toán với số thập phân

A. Bài tập Tính toán với số thập phân

Bài 1: Thực hiện phép tính

a) 3, 21 + (–5, 14)

b) 12, 45 – 3, 15

c) (–35, 13) + (–21, 23)

Lời giải: 

a) 3, 21 + (–5, 14) = –(5, 14 – 3, 21) = –1, 93

Tính toán với số thập phân | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

b) 12, 45 – 3, 15 = 9, 3

Tính toán với số thập phân | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

c) (–35, 13) + (–21, 23) = –(35, 13 + 21, 23) = –56, 36

Tính toán với số thập phân | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Bài 2: Thực hiện phép tính

a) 3, 27. (–2, 2)

b) (–9, 84) : 4, 1

c) (–5,6).(–7, 18)

Lời giải:

a) 3, 27. (–2, 2) = –(3, 27 . 2, 2) = –7, 194

Tính toán với số thập phân | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức 

b) (–9, 84) : 4, 1 = –(9, 84 : 4, 1) = –(984 : 410) = –2, 4

Tính toán với số thập phân | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

c) (–5, 6).(–7, 18) = 5, 6 . 7, 18 = 40, 208

Tính toán với số thập phân | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Bài 3: Tìm x

a) 3x + 0, 12 = 0, 24

b) 0, 56 + 0, 2x = 1, 9

Lời giải: 

a) 3x + 0, 12 = 0, 24

3x = 0, 24 – 0, 12

3x = 0, 12

x = 0, 12 : 3

x = 0, 04

Vậy x = 0, 04

b) 0, 56 + 0, 2x = 1, 9

0, 2x = 1, 9 – 0, 56

0, 2x = 1, 34

x = 1, 34 : 0, 2

x = 6, 7

Bài 4: Thực hiện phép tính

a) 4, 6 . 5, 3 + 4, 6 . 4, 7

b) (–1, 2) . (–3,4) + 3, 4 . 8, 8

c) 13, 45 . 3, 6 – 3, 6 . 3, 45

Lời giải:

a) 4, 6 . 5, 3 + 4, 6 . 4, 7

= 4, 6 . (5, 3 + 4, 7) 

= 4, 6 . 10 = 46

b) (–1, 2) . (–3,4) + 3, 4 . 8, 8

= 1, 2 . 3, 4 + 3, 4 . 8, 8

= 3, 4 . (1, 2 + 8, 8)

= 3, 4 . 10 = 34 

c) 13, 45 . 3, 6 – 3, 6 . 3, 45

= 3, 6 . (13, 45 – 3, 45)

= 3, 6 . 10 = 36

Bài 5. Thực hiện các phép tính sau:

a) (−2,8) + 1,25;

b) 12,55 − 2,45 − (−4,6);

c) 14,5 . (−22,25);

d) (−18,24) : 2,4.

Lời giải:

a) (−2,8) + 1,25

= −(2,8 − 1,25)

= −1,55;

b) 12,55 − 2,45 − (−4,6)

= 10,1 − (−4,6)

= 10,1 + 4,6

= 14,7.

c) 14,5 . (−22,25)

= −(14,5 . 22,25)

= −322,625.

d) (−18,24) : 2,4

= −(18,24 : 2,4)

= −7,6.

Bài 6. Tính hợp lí:

a) 22,5 + (−11,75) + 7,5 + (−8,25);

b) 1,24 . (−4,5) + 1,24 . (−5,5).

Lời giải:

a) 22,5 + (−11,75) + 7,5 + (−8,25)

= 22,5 + 7,5 + (−11,75) + (−8,25) (Tính chất giao hoán)

= [22,5 + 7,5] + [(−11,75) + (−8,25)] (Tính chất kết hợp)

= 30 + (−20)

= 30 −20 = 10.

b) 1,24 . (−4,5) + 1,24 . (−5,5)

= 1,24 . [(−4,5) + (−5,5)]

= 1,24 . (−10)

= −(1,24 . 10)

= −12,4.

Bài 7. Tính chu vi hình tròn có bán kính R = 8,5 cm theo công thức C = 2πR với π = 3,142.

Lời giải:

Chu vi của hình tròn đó là:

C = 2πR = 2 . 3,142 . 8,5 = 53,414 (cm).

Vậy hình tròn có bán kính R = 8,5 cm có chu vi là 53,414 cm.

Bài 8. Tính:

a) (–0,346) + (–12,78);

b) (–56,4) + 401,96;

c) (–1,46) – 45,8;

d) (‒79,45) – (–43,4).

Hướng dẫn giải

a) (–0,346) + (–12,78)

= ‒(0,346 + 12,78)

= ‒13,126

b) (–56,4) + 401,96

= 401,96 – 56,4

= 345,56

c) (–1,46) – 45,8

= (–1,46) + (–45,8)

= ‒(1,46 + 45,8)

= ‒47,26

d) (‒79,45) – (–43,4)

= (‒79,45) + 43,4

= ‒(79,45 – 43,4)

= –36,05

Bài 9. Tính một cách hợp lí:

a) A = 41,54 – 3,18 + 23,17 + 8,46 – 5,82 – 3,17

b) B = 32,18 + 36,42 – 13,93 – (2,18 + 6,42 – 3,93)

Hướng dẫn giải

a) A = 41,54 – 3,18 + 23,17 + 8,46 – 5,82 – 3,17

A = 41,54 + 8,46 + 23,17 – 3,17 – 3,18 – 5,82

A = (41,54 + 8,46) + (23,17 – 3,17) – (3,18 + 5,82)

A = 50 + 20 – 9

A = 70 – 9

A = 61.

b) B = 32,18 + 36,42 – 13,93 – (2,18 + 6,42 – 3,93)

B = 32,18 + 36,42 – 13,93 – 2,18 – 6,42 + 3,93

B = (32,18 – 2,18) + (36,42 – 6,42) – (13,93 ‒ 3,93)

B = 30 + 30 – 10

B = 60 – 10

B = 50.

Bài 10. Tính chu vi tứ giác biết độ dài bốn cạnh lần lượt là 3,4 cm; 5,8 cm; 6,7 cm và 7,3 cm.

Hướng dẫn giải

Chu vi tứ giác là: 3,4 + 5,8 + 6,7 + 7,3 = 23,2 (cm)

Vậy chu vi tứ giác đó là 23,2 cm.

Bài 11. Năm 2021 do dịch COVID ‒ 19 nên nhiều nhà máy gặp khó khăn, một nhà máy may mặc trong tháng 8/2021 có ghi số dư là ‒2,3 tỉ đồng. Đến tháng 9/20221 do chuyển hướng sản xuất sang khẩu trang xuất khẩu nên số dư là 0,35 tỉ đồng. Số tiền mà nhà máy tăng được trong một tháng từ 8/2021 đến tháng 9/2021 là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Số tiền mà nhà máy tăng được trong tháng 9/2021 là:

0,35 – (‒2,3) = 0,35 + 2,3 = 2,65 (tỉ đồng)

Vậy số tiền mà nhà máy tăng được trong một tháng từ 8/2021 đến tháng 9/2021 là 2,65 tỉ đồng.

Bài 12. Tính:

a) (‒4,125).(‒2,14)

b) 2,72 . (‒3,25);

c) (‒14,3) : (‒2,5);     

d) 6,24 : (‒0,125)

Hướng dẫn giải

a) (‒4,125).(‒2,14) = 4,125 . 2,14 = 8,8275.

b) 2,72 . (‒3,25) = ‒ (2,72 . 3,25) = ‒ 8,84.

c) (‒14,3) : (‒2,5) = 14,3 : 2,5 = 143 : 25 = 5,72.

d) 6,24 : (‒0,125) = ‒ (6,24 : 0,125) = ‒ (6240 : 125) = ‒ 49,92.

Bài 13. Tính (tính hợp lí nếu có thể):

a) 113.3146,5:25+0,246:3;

b) 5,34 . 26,15 + 5,34 . (‒126,15).

Hướng dẫn giải

a) 113.3146,5:25+0,246:3   

=113.1346510:25+0,246:3

=113.134135:25+0,082

=113.13.1415:25+0,082

=11.1.520420:25+0,082

=120.52+0,082

=14.5.52+0,082

=18+0,082

= ‒ 0,125 + (‒0,082)

= ‒ (0,125 + 0,082)

= ‒ 0,207.

b) 5,34 . 26,15 + 5,34 . (‒126,15)

= 5,34 . [26,15 + (‒126,15)]

= 5,34 . [‒ (126,15 – 26,15)]

= 5,34 . (‒100)

= ‒ (5,34 . 100)

= ‒ 534.

Bài 14. Mức tiêu thụ nhiên liệu của một chiếc xe máy Honda SH mode là 1,9 lít trên 100 ki – lô - mét. Giá một lít xăng E5 RON 95 - II ngày 11/04/2022 là 27 309 đồng. Một người đi xe máy đó trên quãng đường 100 km thì sẽ hết bao nhiêu tiền xăng?

Hướng dấn giải

Số tiền xăng người đi xe máy đi hết quãng đường 100 km là:

27 309 . 1,9 = 51 887,1 (đồng)

Vậy để đi được quãng đường 100 km thì người đó hết 51 887,1 đồng tiền xăng.

Bài 15. Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 31,23 m và chiều rộng bằng 23 chiều dài.

a) Người ta lấy 56 diện tích khu đất để đào ao. Tính diện tích ao.

b) Diện tích còn lại người ta trồng rau. Biết cứ 1 m2 thì thu hoạch được 2,1 kg rau. Hỏi người ta thu hoạch được bao nhiêu kg rau?

c) Mỗi ki – lô – gam rau người đó bán được 12 000 đồng. Vậy nếu bán hết số rau thu hoạch được thì người đó bán được bao nhiêu tiền?

Hướng dẫn giải

Chiều rộng khu đất hình chữ nhật là: 31,23 .23  = 20,82 (m)

Diện tích khu đất hình chữ nhật là: 31,23 . 20,82 = 650,2086 (m2)

a) Diện tích người đó dùng để đào ao là: 650,2086 . 56 = 541,8405 (m2).

b) Diện tích còn lại dùng để trồng rau là: 650,2086 – 541,8405 = 108,3681 (m2)

Số kg rau người đó thu hoạch được là: 108,3681 . 2,1 = 227, 57301 (kg).

c) Số tiền người đó bán rau thu được là: 227,57301 . 12 000 = 2 730 876,12 (đồng).

Bài 16. Một căn phòng hình hộp chữ nhật với chiều dài 3,8 m, chiều rộng 3,2 m và chiều cao 3 m. Người ta muốn sơn trần nhà và bốn bức tường bên trong phòng.

a) Tính diện tích cần sơn biết tổng diện tích các cửa là 4,5 m2.

b) Biết giá tiền công sơn tường và trần nhà đều là 15 000 đồng. Tính tổng số tiền công sơn căn phòng đó.

Hướng dẫn giải

a) Diện tích trần nhà của căn phòng là: 3,8. 3,2 = 12,16 (m2).

Diện tích bốn bức tường của căn phòng là: 2.(3,8 + 3,2). 3 = 42 (m2)

Diện tích trần nhà và bốn bức tường căn phòng hình hộp chữ nhật là:

12,16 + 42 = 54,16 (m2).

Diện tích cần sơn là: 54,16 – 4,5 = 49,66 (m2).

Vậy diện tích cần sơn là: 49,66 (m2).

b) Số tiền công sơn căn phòng là:

49,66 . 15 000 = 744 900 (đồng).

Vậy số tiền công sơn căn phòng là 744 900 đồng.

Câu 17. Thực hiện các phép tính sau: 0,15.4,4 ta được kết quả là:

A. 6,6

B. 0,66

C. 6,60

D. 0,066

Trả lời:

0,15.4,4 = 0,66

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18. Tính diện tích S của một hình tròn có bán kính R = 10cm theo công thức 

S = πR2 với π = 3,142

A. 31,4cm2

B. 314cm2

C. 64,8cm2

D. 314cm2

Trả lời:

Diện tích hình tròn là: S = 3,14.10= 314cm2

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19.

19 câu Trắc nghiệm Tính toán với số thập phân (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán 6 (ảnh 1)

Điền số thích hợp vào chỗ trống

Thực hiện phép tính: 3,176 − (2,104 + 1,18) ta được kết quả là: ….

Trả lời:

3,176 − (2,104 + 1,18) = 3,176 − 3,284 = −0,108

Câu 20. Điền vào chỗ trống:

Bài tập trắc nghiệm Tính toán với số thập phân có đáp án | Toán lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Diện tích một hình chữ nhật có chiều dài 31,21 cm và chiều rộng 22,52 cm là

…. cm2

Trả lời:

Diện tích của hình chữ nhật đó là:

31,21.22,52 = 702,8492(cm2)

Câu 21.

Bài tập trắc nghiệm Tính toán với số thập phân có đáp án | Toán lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

 Khối lượng vitamin C trung bình trong một quả ớt chuông là 0,135 g, còn trong một quả cam là 0,045 g. Khối lượng vitamin C trong quả ớt chuông gấp bao nhiêu lần trong quả cam?

A. 2 lần

B. 3 lần

C. 4 lần

D. 5 lần

Trả lời:

Khối lượng vitamin C trong quả ớt chuông gấp số lần trong quả cam là:

0,135 : 0,045 = 3 ( lần)

Đáp số: 3 lần.

Đáp án cần chọn là: B

B. Lý thuyết Tính toán với số thập phân

1. Phép cộng, trừ số thập phân

– Muốn cộng hai số thập phân âm, ta cộng hai số đối của của chúng và đặt dấu trừ đằng trước.

(–a) + (–b) = – (a + b) với a, b > 0

– Muốn cộng hai số thập phân khác dấu ta làm như sau: 

+ Nếu 0 < a b thì (–a) + b = b – a

+ Nếu a > b > 0 thì (–a) + b = –(a – b)

– Tương tự với phép cộng của số nguyên và phép cộng của phân số, phép cộng hai số thập phân cũng có các tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất cộng với số 0.

Cho a, b, c là ba số thập phân khi đó ta có: 

Tính chất giao hoán: a + b = b + a

Tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)

Tính chất cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a.

– Phép trừ hai số thập phân được đưa về phép cộng hai số đối:

a – b  = a + (–b)

Ví dụ 1: 

a) 3, 17 + (–1, 12) =  3, 17 – 1, 12 = 2, 05

Trình bày theo cách đặt tính

Tính toán với số thập phân | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức 

b) 4, 06 – 5, 13 = 4, 06 + (–5, 13) = –(5, 13 – 4, 06) = –1, 07

Tính toán với số thập phân | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

2. Phép nhân số thập phân

Ta thực hiện phép nhân hai số thập phân theo quy tắc tương tự như phép nhân hai số nguyên.

– Nhân hai số cùng dấu: (–a).(–b) = a.b  với a, b > 0

– Nhân hai số khác dấu: (–a).b = a.(–b) = – (a.b) với a, b > 0

– Tương tự với phép nhân số nguyên và phép nhân phân số, phép nhân các số thập phân cũng có các tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất nhân với 1, tính chất phân phối của phép cộng và phép nhân.

Cho ba số thập phân a, b, c ta có: 

– Tính chất giao hoán: a.b = b.a

– Tính chất kết hợp: (a.b).c = a.(b.c)

– Tính chất nhân với số 1: a.1 = 1. a = a

– Tính chất phân phối giữa phép cộng và phép nhân: (a + b).c = a.c + b.c

Ví dụ 2: 

(–2, 14) . (–3, 12) = 2, 14 . 3, 12 = 6, 6768

Tính toán với số thập phân | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

3. Phép chia số thập phân

Ta thực hiện phép chia hai số thập phân theo quy tắc tương tự như phép chia hai số nguyên.

– Chia hai số nguyên cùng dấu:

(–a) : (–b) = a : b với a, b > 0

– Chia hai số nguyên khác dấu:

(–a) : b = a : (–b) = –(a:b) với a, b > 0

Ví dụ 3: 

a) (–5, 24) : 1, 31 = –(5, 24 : 1, 31) = –(524 : 131) = –4

Tính toán với số thập phân | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức 

b) 24, 25 : (–0, 625) = –(24, 250 : 0, 625) = –(24 250 : 625) = –38,8

 

Tính toán với số thập phân | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

4. Tính giá trị biểu thức với số thập phân

Phép cộng và phép nhân số thập phân cũng có các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối như phép cộng, phép nhân số nguyên và phân số. Vận dụng các tính chất này và quy tắc dấu ngoặc, ta có thể tính giá trị biểu thức một cách hợp lí.

Ví dụ 4: 

a) 12, 53 + 3, 47 – 2, 53 + 6, 53

= (12, 53 – 2, 53) + (3, 47 + 6, 53)

= 10 + 10 = 20

b) 35, 17 . 64, 25 + 35, 17 . 35, 75 – 2, 14 . 100

= 35, 17. (64, 25 + 35, 75) – 2, 14 . 100

= 35, 17. 100 – 2, 14 . 100

= 100 . (35, 17 – 2, 14) 

= 100 . 33, 03 = 3303

Đánh giá

0

0 đánh giá