Lý thuyết KHTN 7 Bài 27 (Kết nối tri thức 2024): Thực hành: Hô hấp ở thực vật

0.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

I. CHUẨN BỊ

1. Thiết bị, dụng cụ

- Tủ ấm (nếu có), đĩa Petri, cốc thủy tinh, nhiệt kế, nhãn dán, nước ấm (khoảng 40 oC), bông y tế, chuông thủy tinh, giấy thấm.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

Một số dụng cụ thí nghiệm

2. Mẫu vật, hóa chất

- Mẫu vật: Hạt đậu xanh, đậu đỏ,… Có thể dùng các loại hạt khác nhau tùy thuộc vào điều kiện địa phương và tùy theo thời vụ. Nên chọn loại hạt có vỏ mềm như hạt lạc, hạt đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, hạt cải, hạt vừng,…

- Hóa chất: Nước vôi trong (Nước vôi trong tác dụng với CO2 tạo thành kết tủa).

II. CÁCH TIẾN HÀNH

- Bước 1: Chuẩn bị hạt nảy mầm.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

+ Chọn những hạt chắc, không bi vỡ, không bị mọt.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

+ Ngâm hạt ngập trong cốc nước ấm khoảng 40 oC trong 2 giờ.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

+ Chuẩn bị đĩa Petri có lót bông hoặc giấy thấm đã thấm nước. Lấy hạt vừa ngâm rải đều trên lớp giấy thấm hoặc bông, đậy tờ giấy thấm hoặc bông đã thấm nước lên phía trên.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

+ Để đĩa hạt trong điều kiện nhiệt độ phòng hoặc trong tủ ấm nhiệt độ khoảng 30 oC đến 35 oC để hạt nảy mầm.

- Bước 2: Tiến hành thí nghiệm.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

+ Sử dụng 2 chuông thủy tinh (có dán nhãn chuông A và B).

+ Đặt đĩa có hạt nảy mầm cùng cốc nước vôi trong vào trong chuông A (có dán nhãn cốc A). Đặt cốc nước vôi trong (có dãn nhãn cốc B) vào trong chuông B và để trong điều kiện ánh sáng phòng thí nghiệm.

- Bước 3: Quan sát hiện tượng, kết quả thí nghiệm

Sau 1 giờ, mở 2 chuông ra và quan sát hiện tượng trên bề mặt 2 cốc nước vôi trong. Ghi lại kết quả thí nghiệm.

III. KẾT QUẢ

1. Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu bên.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

2. Giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận từ thí nghiệm trong bài.

3. Trả lời các câu hỏi sau

3.1. Trong bước chuẩn bị hạt nảy mầm:

- Mục đích của việc ngâm hạt trong nước là gì?

- Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng gì?

- Tại sao sau khi hạt được ngâm nước lại để trong tủ ấm nhiệt độ khoảng từ 30 oC đến 35 oC hoặc điều kiện nhiệt độ phòng?

3.2. Tại sao hạt giống để lâu sau khi thu hoạch thì sức nảy mầm giảm?

3.3. Vào kì nghỉ hè, Lan thường được mẹ hướng dẫn làm giá đỗ từ hạt đậu xanh để có thêm nguồn rau sạch, các bước Lan được hướng dẫn như sau:

Bước 1: Lọc bỏ những hạt lép, mọt hoặc vỡ.

Bước 2: Để hạt đậu trong rổ (rá) và chà xát.

Bước 3: Ngâm hạt đậu trong nước ấm (40oC đến 45oC) khoảng 2 đến 3 giờ.

Bước 4: Cho hạt vào dụng cụ làm giá, để trong chỗ tối và cho hạt đậu “uống nước” mỗi ngày 2 lần.

Dựa trên những hiểu của mình, em hãy giải thích ý nghĩa của các bước làm trên.

B. Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

Đang cập nhật …

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Lý thuyết Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật

Lý thuyết Bài 28: Trao đổi khí ở sinh vật

Lý thuyết Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật

Lý thuyết Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Lý thuyết Bài 31: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Đánh giá

0

0 đánh giá