Giải SBT Địa Lí 12 Bài 1 (Cánh diều): Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

1.2 K

Với giải sách bài tập Địa Lí 12 Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Địa Lí 12 Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Câu 1 trang 3 SBT Địa Lí 12: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của nước ta?

A. Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc.

B. Gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

C. Nằm trong khu vực hoạt động của gió Tây ôn đới và Tín phong bán cầu Bắc.

D. Nằm trên đường di cư của nhiều loài sinh vật từ các khu hệ sinh vật khác nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nhận định C chưa đúng. Vì, Việt Nam nằm trong khu vực hoạt động của gió Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa châu Á.

Câu 2 trang 3 SBT Địa Lí 12: Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí địa lí của nước ta?

A. Nằm trong “vành đai lửa” Thái Bình Dương.

B. Nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu.

C. Nằm trong khu vực có hoạt động địa chất tương đối ổn định, ít thiên tai.

D. Nằm ngoài khu vực chí tuyến, quanh năm có gió Tây hoạt động.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Việt Nam nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Câu 3 trang 3 SBT Địa Lí 12: Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta nằm ở vĩ độ

A. 33°23'B.

B. 22°23'B.

C. 23°33'B.

D. 23°23'B.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta nằm ở vĩ độ 23°23'B ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Câu 4 trang 3 SBT Địa Lí 12: Điểm cực Tây phần đất liền của nước ta nằm ở kinh độ

A. 102°09'Đ.

B. 102°19'Đ.

C. 101°33'Đ.

D. 201°09'Đ

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Điểm cực Tây phần đất liền của nước ta nằm ở kinh độ 102°09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Câu 5 trang 3 SBT Địa Lí 12: Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta nằm ở kinh độ

A. 119°28'Đ.

B. 102°19'Đ.

C. 117°20'Đ.

D. 109°28'Đ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta nằm ở kinh độ 109°28'Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Câu 6 trang 3 SBT Địa Lí 12: Điểm cực Nam phần đất liền của nước ta nằm ở vĩ độ

A. 8°34'B.

B. 22°23'B.

C. 6°50'B.

D. 23°30'B.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Điểm cực Nam phần đất liền của nước ta nằm ở vĩ độ 8°34'B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Câu 7 trang 4 SBT Địa Lí 12: Trên Biển Đông, vùng biển của nước ta kéo dài tới khoảng vĩ độ

A. 6°30'B.

B. 6°50'B.

C. 5°50'B.

D. 6°35'B.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trên Biển Đông, vùng biển của nước ta kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50'B.

Câu 8 trang 4 SBT Địa Lí 12: Trên Biển Đông, vùng biển của nước ta mở rộng đến khoảng kinh độ

A. 127°20'Đ.

B. 107°20'Đ.

C. 117°10'Đ.

D. 117°20'Đ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trên Biển Đông, vùng biển của nước ta kéo dài từ khoảng kinh độ 101°Đ đến trên 117°20'Đ.

Câu 9 trang 4 SBT Địa Lí 12: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam được quy định bởi

A. địa hình và sông ngòi.

B. vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

C. diện tích lãnh thổ.

D. cảnh quan tự nhiên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội trí tuyến, nằm ở khu vực hoạt động mạnh mẽ của gió mùa và giáp biển Đông đã giúp tự nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 10 trang 4 SBT Địa Lí 12: Nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ trung bình năm cao là do

A. vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến.

B. lãnh thổ kéo dài nhiều vĩ độ.

C. vị trí giáp với biển ở phía đông.

D. vị trí nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của Tín phong.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ trung bình năm cao là do vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến.

Câu 11 trang 4 SBT Địa Lí 12: Sự phân mùa của khí hậu và các thành phần tự nhiên của nước ta là do

A. 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng.

B. nằm ở vị trí đón gió gió mùa châu Á.

C. vị trí tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.

D. nằm trong khu vực gió mùa châu Á và ảnh hưởng của Tín phong.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Sự phân mùa của khí hậu và các thành phần tự nhiên của nước ta là do nước ta nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á và ảnh hưởng của gió Mậu dịch (Tín phong).

Câu 12 trang 4 SBT Địa Lí 12: Nước ta không hình thành hoang mạc như các nước cùng vĩ độ ở khu vực Tây Nam Á và Bắc Phi là do

A. nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á.

B. lãnh thổ hẹp ngang và chịu tác động của biển.

C. tác động của các khối khí lạnh từ cực thổi về.

D. có gió Tây ôn đới hoạt động mạnh quanh năm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Nước ta không hình thành hoang mạc như các nước cùng vĩ độ ở khu vực Tây Nam Á và Bắc Phi là do lãnh thổ nước ta hẹp ngang và chịu tác động của biển nên nhận được lượng ẩm dồi dào.

Câu 13 trang 4 SBT Địa Lí 12: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của nước ta là

A. rừng lá rộng thường xanh.

B. rừng lá kim.

C. rừng nhiệt đới ẩm thường xanh.

D. rừng thưa và xa-van.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của nước ta là rừng nhiệt đới ẩm thường xanh vì tự nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 14 trang 5 SBT Địa Lí 12: Tài nguyên sinh vật và khoáng sản của nước ta rất đa dạng là do

A. nằm gần nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn, trên đường di cư của nhiều loài sinh vật.

B. nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, trong khu vực gió mùa châu Á.

C. các vận động tạo núi diễn ra liên tục ở giai đoạn Tân kiến tạo.

D. lãnh thổ hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ, tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tài nguyên sinh vật và khoáng sản của nước ta rất đa dạng là do nằm gần nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn, trên đường di cư của nhiều loài sinh vật.

Câu 15 trang 5 SBT Địa Lí 12: Nước ta chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai như: bão, lũ, hạn hán, ngập lụt, ... chủ yếu là do

A. cấu trúc địa hình chưa ổn định.

B. tác động của con người.

C. vị trí địa lí.

D. lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nước ta chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai như: bão, lũ, hạn hán, ngập lụt, ... chủ yếu là do vị trí địa lí.

Câu 16 trang 5 SBT Địa Lí 12: Nước ta rất thuận lợi để mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và thế giới vì

A. vị trí nằm ở trung tâm của châu Á.

B. vị trí nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương.

C. đường bờ biển tương đối bằng phẳng; ít vũng vịnh, đầm phá.

D. nằm trên các tuyến đường hàng hải, hàng không quốc tế và các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Nước ta rất thuận lợi để mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và thế giới vì nằm trên các tuyến đường hàng hải, hàng không quốc tế và các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á.

Câu 17 trang 5 SBT Địa Lí 12: Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:

“Vị tri địa li và địa hình đã khiến cho nước ta có đường biên giới dài, tiếp giáp với nhiều quốc gia trên đất liền và trên biển. Các thung lũng núi, các sông, suối là điều kiện rất thuận lợi để mở rộng giao lưu với các nước bằng đường bộ. Trên biển, nước ta có chung Biển Đông với nhiều quốc gia, lại nằm gần tuyển đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, đây là điều kiện để giao lưu với các nước bằng đường biển”.

A. Vị trí địa lí cũng là một trong những nhân tố gây trở ngại đối với nước ta trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng.

B. Vị trí địa lí là điều kiện thuận lợi cho nước ta mở rộng giao thương trong xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa ngày càng mở rộng.

C. Do khu vực biên giới đất liền chủ yếu là địa hình núi nên đã gây trở ngại rất lớn trong việc giao thương với các nước bằng đường bộ.

D. Đường biên giới đối với Việt Nam luôn là vấn đề cần phải quan tâm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, B, D

Nhận định C chưa đúng. Vì, khu vực biên giới không chỉ có địa hình đồi núi vẫn còn thung lũng, các sông, suối là điều kiện rất thuận lợi để mở rộng giao lưu với các nước bằng đường bộ.

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá