Lý thuyết KHTN 9 Bài 28 (Chân trời sáng tạo 2024): Tinh bột và cellulose

478

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 28: Tinh bột và cellulose sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 28: Tinh bột và cellulose

A. Lý thuyết KHTN 9 Bài 28: Tinh bột và cellulose

1. Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose.

- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose

+ Các loại gạo, ngô (bắp), khoai,… là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào cho con người.

+ Cellulose là thành phần chính tạo nên lớp màng của tế bào thực vật. Cellulose có nhiều nhất trong bông vải; trong sợi đay, sợi gai, tre, nứa, gỗ,…cũng có nhiều cellulose nhưng với hàm lượng thấp hơn so với bông vải.

+ Ở điều kiện thường, tinh bột và cellulose đều là những chất rắn, màu trắng. Tinh bột có hình dạng không xác định, không tan trong nước lạnh nhưng tan được một phần trong nước nóng; cellulose có dạng dợi và không tan trong nước.

2. Tính chất hóa học của tinh bột và cellulose

- Công thức phân tử chung của tinh bột và cellulose là (C6H10O5)n.

- Tinh bột và cellulose đều bị thủy phân tạo ra glucose, tinh bột tác dụng với iodine cho màu xanh tím đặc trưng.

3. Ứng dụng của tinh bột và cellulose – Sự tạo thành tinh bột, cellulose và vai trò của chúng trong cây xanh

- Tinh bột và cellulose có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất”

+ Tinh bột được tạo ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Quá trình quang hợp giúp cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí.

+ Cellulose tạo nên thành tế bào của thực vật, tạo nên bộ khung của thực vật.

Sơ đồ tư duy Tinh bột và cellulose 

B. Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 28: Tinh bột và cellulose

Đang cập nhật …

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá