Lý thuyết KHTN 9 Bài 11 (Chân trời sáng tạo 2024): Năng lượng điện. Công suất điện

633

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 11: Năng lượng điện. Công suất điện sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 11: Năng lượng điện. Công suất điện

A. Lý thuyết KHTN 9 Bài 11: Năng lượng điện. Công suất điện

1. Năng lượng điện

- Năng lượng điện mà đoạn mạch điện tiêu thụ được xác định theo công thức:

W = UIt

Trong đó:

W (J) là năng lượng điện mà đoạn mạch điện tiêu thụ

U (V) là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch

I (A) là cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch

t (s) là thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch

- Trong hệ SI, đơn vị đo năng lượng điện (điện năng) là jun (J)

- Ngoài ra, năng lượng điện W còn được đo bằng đơn vị kWh

1 kWh = 3 600 000 J

2. Công suất điện

- Công suất điện của một đoạn mạch là năng lượng điện mà đoạn mạch điện đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian

P=Wt

Trong đó:

P (W) là công suất điện của đoạn mạch

W (J) là năng lượng điện mà đoạn mạch điện tiêu thụ

t (s) là thời gian dòng điện đi qua đoạn mạch đó

- Công suất điện định mức của thiết bị điện là công suất của thiết bị đó khi hoạt động bình thường

Sơ đồ tư duy Năng lượng điện. Công suất điện

B. Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 11: Năng lượng điện. Công suất điện

Câu 1: Năng lượng điện mà đoạn mạch điện tiêu thụ không tỉ lệ thuận với 

A. hiệu điện thế hai đầu mạch.

B. nhiệt độ của vật dẫn trong mạch.

C. cường độ dòng điện trong mạch.

D. thời gian dòng điện chạy qua mạch.

Đáp án đúng là: B

Năng lượng điện mà đoạn mạch điện tiêu thụ được xác định theo biểu thức:

W = UIt

Trong đó:    + U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.

                    + I là cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch.

                    + t là thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch.

Câu 2: Biết hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 6 V. Điện năng tiêu thụ trên dây dẫn khi có dòng điện cường 2A chạy qua trong 1 giờ là

A. 12 J.

B. 43200 J.

C. 10800 J.

D. 1200 J.

Đáp án đúng là: B

Đổi 1 giờ = 3600s

Năng lượng điện mà đoạn mạch điện tiêu thụ là: W = UIt = 6. 2. 3600 = 43200 J

Câu 3: Hai đầu đoạn mạch có một hiệu điện thế không đổi, nếu điện trở của mạch giảm 2 lần thì công suất điện của mạch

A. tăng 4 lần.

B. không đổi.

C. giảm 4 lần.

D. tăng 2 lần.

Đáp án đúng là: D

Công suất điện của một đoạn mạch điện là năng lượng điện mà đoạn mạch điện đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian:

P=Wt=UI=U2R

Nếu điện trở của mạch giảm 2 lần thì công suất điện của mạch tăng 2 lần.

Câu 4: Cho đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi, khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng 2 lần thì trong cùng khoảng thời gian, năng lượng tiêu thụ của mạch

A. giảm 2 lần.

B. giảm 4 lần.

C. tăng 2 lần.

D. không đổi.

Đáp án đúng là: C

Năng lượng điện mà đoạn mạch điện tiêu thụ là: W = UIt

Trong đó:    U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.

                    I là cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch.

                    t là thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch.

Vậy khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng 2 lần thì năng lượng tiêu thụ của mạch tăng 2 lần.

Câu 5: Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là

A. 0,5A.

B. 2A.

C. 18A.

D. 1,5A.

Đáp án đúng là:

Khi đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn là 6V và công suất của bóng đèn là 3W.

Ta có:

P=UI

I=PU=36=0,5A

Câu 6: Trong hệ SI, đơn vị đo năng lượng điện là

A. Jun (J).

B. Newton (N).

C. Ohm (W).

D. Oát (W).

Đáp án đúng là: A

Trong hệ SI, đơn vị đo năng lượng điện là Jun (J).

Câu 7: Chọn phát biểu đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ dưới đây?

A. Đèn LED: Quang năng biến đổi thành nhiệt năng.

B. Nồi cơm điện: Nhiệt năng biến đổi thành điện năng.

C. Quạt điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.

D. Máy bơm nước: Cơ năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng.

Đáp án đúng là: D

Máy bơm nước: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.

Câu 8: Công suất điện cho biết

A. khả năng thực hiện công của dòng điện.

B. năng lượng của dòng điện.

C. năng lượng điện mà đoạn mạch điện đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. 

D. mức độ mạnh – yếu của dòng điện.

Đáp án đúng là: C

Công suất điện cho biết năng lượng điện mà đoạn mạch điện đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. 

Câu 9: Số đếm của công tơ điện tại các hộ gia đình cho biết

A. năng lượng điện mà gia đình đó đã sử dụng.         

B. thời gian mà gia đình đó đã dùng các thiết bị điện. 

C. công suất điện mà gia đình đó đã sử dụng.  

D. số thiết bị điện mà gia đình đó đã sử dụng.

Đáp án đúng là: A

Số đếm của công tơ điện tại các hộ gia đình cho biết năng lượng điện mà gia đình đó đã sử dụng.        

Câu 10: Công suất định mức của một thiết bị tiêu thụ điện là

A. công suất lớn nhất mà thiết bị tiêu thụ điện có thể đạt được.

B. công suất tối thiểu thiết bị tiêu thụ điện có thể đạt được.

C. công suất mà thiết bị tiêu thụ điện khi hoạt động bình thường. 

D. công suất trung bình của thiết bị điện đó.

Đáp án đúng là: C

Công suất định mức của một thiết bị tiêu thụ điện là công suất mà thiết bị tiêu thụ điện khi hoạt động bình thường. 

Câu 11: Một bóng đèn có ghi 220V – 75W.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Công suất tiêu thụ điện của bóng đèn là 75W khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.

   

b. Khi bóng đèn hoạt động bình thường thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là 3A.

   

c. Điện trở của bóng đèn là 647Ω.

   

d. Khi sử dụng bóng đèn với hiệu điện thế 220V trong 10 phút thì bóng đèn tiêu thụ một năng lượng điện là 45000J.

   

Đáp án đúng là: a – Sai; b – Sai; c – Đúng; d – Đúng

a – Sai: Số oát ghi trên các dụng cụ điện cho ta biết công suất tiêu thụ điện của bóng đèn là 75W khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế đúng bằng 220V.

b – Sai: Khi bóng đèn hoạt động bình thường thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là:

P=UII=PU=752200,34A

c – Đúng: Điện trở của bóng đèn là: R = U : I = 220 : 0,34 = 647Ω.

d – Đúng: Khi sử dụng bóng đèn với hiệu điện thế 220V trong 10 phút thì bóng đèn tiêu thụ một năng lượng điện là W = UIt = P.t = 75.10.60 = 45000J

Câu 12: Trong 30 ngày chỉ số công tơ điện của một gia đình tăng thêm 90 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình mỗi ngày là 4 giờ.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Công tơ điện là dụng cụ đo năng lượng điện sử dụng.

   

b.Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết năng lượng điện đã sử dụng là 1kWh.

   

c. Đơn vị đo năng lượng điện ghi trên đồng hồ đo điện năng là Jun (J).

   

d. Công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này là: 750W.

   

Đáp án đúng là: a – Đúng; b – Đúng; c – Sai; d – Đúng

a – Đúng: Năng lượng điện mà các hộ gia đình, trường học…. tiêu thụ được đo bằng đồng hồ đo điện năng (công tơ điện).

b – Đúng: Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết năng lượng điện đã sử dụng là 1kWh.

c – Sai: Đơn vị đo năng lượng điện ghi trên đồng hồ đo điện năng là kilôoát giờ (kWh).

d – Đúng:

Trong 30 ngày chỉ số công tơ điện của một gia đình tăng thêm 90 số nghĩa là năng lượng điện gia đình tiêu thụ là 90 kWh.

Đổi 90 kWh = 90 . 3,6. 106 = 324 . 10J

Ta có: W = UIt = P .t  324 . 10= P . 4. 3600. 30

 P = 750W.

Câu 13: Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì tiêu thụ một lượng điện năng là 990 kJ trong 15 phút, cường độ dòng điện chạy qua dây nung của bàn là khi đó là bao nhiêu?

Đáp án đúng là: 5A

Giải thích:

Đổi W = 990 kJ = 990000 J

t = 15 phút = 900 s

Cường độ dòng điện chạy qua dây nung là:

W = UIt  I = WU.t=990000220.900=5A

Câu 14: Trên bếp điện có ghi 220V – 880W. Cần dùng bếp ở hiệu điện thế là bao nhiêu để nó hoạt động bình thường? Tính cường độ dòng điện chạy qua bếp khi đó.

Đáp án đúng là: 220V - 4A

Giải thích:

Để bếp hoạt động bình thường ta phải dùng bếp điện ở hiệu điện thế 220V.

Cường độ dòng điện chạy qua bếp điện khi đó là: I = PU=880220=4A

Câu 15: Khi mắc một bóng điện vào hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là 250mA. Tính điện trở và công suất của bóng khi đó.

Đáp án đúng là: 880Ω - 55W

Giải thích:

Đổi 250 mA = 0,25A

Điện trở của bóng đèn là: R = U : I = 220 : 0,25 = 880Ω

Công suất của bóng đèn điện khi đó là: = U.I = 220.0,25 = 55W

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá