Lý thuyết KHTN 9 Bài 13 (Chân trời sáng tạo 2024): Dòng điện xoay chiều

388

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 13: Dòng điện xoay chiều sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 13: Dòng điện xoay chiều

A. Lý thuyết KHTN 9 Bài 13: Dòng điện xoay chiều

1. Dòng điện xoay chiều

Lý thuyết KHTN 9 Bài 13 (Chân trời sáng tạo 2024): Dòng điện xoay chiều (ảnh 1) 

- Khi cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường của nam châm hoặc cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện xoay chiều

2. Tác dụng của dòng điện xoay chiều

- Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt (được ứng dụng trong bàn là, máy sưởi, lò nướng, ...), tác dụng phát sáng (được ứng dụng trong đèn dây tóc, đèn LED, bút thử điện,...), tác dụng từ (được ứng dụng trong chuồng diện, loa điện, cần cẩu diện,...) và tác dụng sinh lí (được ứng dụng trong máy châm cứu điện, máy đốt điện cao tần, ...).

Sơ đồ tư duy Dòng điện xoay chiều

B. Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 13: Dòng điện xoay chiều

Câu 1: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?

A. Máy bơm.

B. Máy sấy tóc.

C. Quạt điện.

D. Đèn điện.

Đáp án đúng là: D

Đèn điện có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều.

Câu 2: Thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều?

A. Đồng hồ treo tường sử dụng pin.

B. Ấm đun nước.

C. Quạt treo tường.

D. Điều hòa.

Đáp án đúng là: A

Đồng hồ treo tường sử dụng pin là dòng điện một chiều.

Câu 3: Thiết bị nào sau đây hoạt động bằng dòng điện xoay chiều?

A. Bình điện phân.

B. Đèn pin đang sáng.

C. Quạt trần trong nhà đang quay.

D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin.

Đáp án đúng là: C

Quạt trần trong nhà đang quay hoạt động bằng dòng điện xoay chiều.

Câu 4: Điều nào sau đây không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều?

A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường.

B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn.

C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều tỏa nhiệt khi chạy qua một dây dẫn.

D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho ắc quy.

Đáp án đúng là: D

Không thể trực tiếp nạp điện cho acquy bằng dòng điện xoay chiều được mà phải dùng chỉnh lưu đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

Câu 5: Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều?

A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.

B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ.

C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục.

D. Đặt một cuộn dây dẫn kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó.

Đáp án đúng là: B       

Trường hợp trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng diện xoay chiều là khi cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ.

Câu 6: Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện xoay chiều?

A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.

B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.

C. Đưa liên tục một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

D. Quay cuộn dây dẫn kín trước nam châm vĩnh cửu.

Đáp án đúng là: B

Khi cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường của nam châm hoặc cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua cuộn dây biến thiên và đổi chiều liên tục nên trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện xoay chiều.

Câu 7: Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?

A. Nối hai đầu của đinamô với hai cực của acquy.

B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô.

C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.

D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.  

Đáp án đúng là: C

Khi cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua cuộn dây biến thiên và đổi chiều liên tục nên trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện xoay chiều.

Câu 8: Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa trên: 

A. Hiện tượng phản xạ.

B. Hiện tượng cảm ứng điện từ. 

C. Hiện tượng tán sắc.

D. Hiện tượng nhiễm điện.

Đáp án đúng là: B

Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu 9: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường?

A. Máy bơm nước chạy điện.

B. Công tắc.

C. Dây dẫn điện ở gia đình.

D. Đèn báo của tivi.

Đáp án đúng là: D

Tác dụng phát sáng của dòng điện xoay chiều được ứng dụng trong các thiết bị như đèn dây tóc, đèn LED,…. Dòng điện xoay chiều chạy qua bóng đèn làm đèn cảnh báo phát sáng.

Câu 10: Dòng điện xoay chiều là

A. dòng điện có cường độ và chiều luân phiên đổi theo thời gian. 

B. dòng điện có cường độ và chiều không đổi theo thời gian.

C. dòng điện có chiều từ trái qua số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên.

D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi.

Đáp án đúng là: A

Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến đổi theo thời gian và chiều của dòng điện luân phiên thay đổi.

Câu 11: Trong thí nghiệm dưới đây gồm có nam châm vĩnh cửu và cuộn dây dẫn. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều.

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 13 (có đáp án): Dòng điện xoay chiều | Khoa học tự nhiên 9

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Nam châm tịnh tiến vào trong lòng cuộn dây hoặc tịnh tiến ra xa cuộn dây thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng, không phải dòng điện xoay chiều.

   

b.Khi cuộn dây quay quanh trục của nó, còn nam châm đứng yên thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều.

   

c. Nam châm quay tròn quanh trục thẳng đứng đi qua tâm của nó thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều.

   

d. Chỉ cần cuộn dây chuyển động còn nam châm đứng yên thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều.

   

Đáp án đúng là: a – Đúng; b – Đúng; c – Đúng; d = Sai

a – Đúng: Nam châm tịnh tiến vào trong lòng cuộn dây hoặc tịnh tiến ra xa cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua cuộn dây biến thiên nhưng không liên tục đổi chiều nên trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng, không phải dòng điện xoay chiều.

b – Đúng: Khi cuộn dây quay quanh trục của nó, còn nam châm đứng yên thì số đường sức từ xuyên qua cuộn dây biến thiên và liên tục đổi chiều nên trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều.

c – Đúng: Nam châm quay tròn quanh trục thẳng đứng đi qua tâm của nó thì số đường sức từ xuyên qua cuộn dây biến thiên và liên tục đổi chiều nên trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều.

d - Sai: Khi cuộn dây chuyển động tịnh tiến ra xa hoặc lại gần nam châm, số đường sức từ thay đổi nhưng không đổi chiều thì dòng điện tạo ra trong cuộn dây là dòng điện cảm ứng, không phải dòng điện xoay chiều.

Câu 12: Dòng điện xoay chiều có nhiều ứng dụng trong cuộc sống.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Dòng điện có tác dụng nhiệt vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.

   

b.Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do tác dụng hóa học của dòng điện xoay chiều.

   

c. Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng từ của dòng điện xoay chiều.

   

d. Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều được ứng dụng trong máy châm cứu điện.

   

Đáp án đúng là: a – Đúng; b – Sai; c – Đúng; d - Sai

a – Đúng: Dòng điện có tác dụng nhiệt vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.

b – Sai: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều.

c – Đúng: Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng từ của dòng điện xoay chiều.

d – Sai: Tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều được ứng dụng trong máy châm cứu điện, máy đốt điện cao tần….

Câu 13: Kể tên các thiết bị hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.

Đáp án đúng là: Bàn là, nồi cơm điện, bếp hồng ngoại, đèn sưởi, máy hàn….

Giải thích:

Các thiết bị bàn là, nồi cơm điện, bếp hồng ngoại, đèn sưởi …. hoạt động mạnh khi cường độ dòng điện qua chúng tăng lên.

Câu 14: Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện?

Đáp án đúng là: Tác dụng sinh lí

Giải thích:

Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây co giật, khó thở, làm tim ngừng đập, tê liệt thần kinh và có thể gây tử vong.

Câu 15: Treo một thanh nam châm lên một sợi dây mềm, thả cho thanh nam châm dao động quanh vị trí cân bằng. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây có đặc điểm gì?

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 13 (có đáp án): Dòng điện xoay chiều | Khoa học tự nhiên 9

Đáp án đúng là: Có chiều và cường độ luôn thay đổi.

Giải thích:

Khi nam châm dao động quanh VTCB (vị trí cân bằng), số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây luân phiên đổi chiều. Do vậy dòng điện xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều: có chiều và cường độ thay đổi.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá