Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 7: Thấu kính. Kính lúp sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
Khoa học tự nhiên 9 Bài 7: Thấu kính. Kính lúp
A. Lý thuyết KHTN 9 Bài 7: Thấu kính. Kính lúp
1. Thấu kính
a. Nhận biết thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì
- Thấu kính là một khối trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa,…) được giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt phẳng và một mặt cong
- Dựa và hình dạng, có hai loại thấu kính: rìa mỏng và rìa dày
- Trong không khí, các chùm sáng hẹp song song đi qua thấu kính rìa mỏng cho chùm tia ló hội tụ nên thấu kính rìa mỏng còn được gọi là thấu kính hội tụ; các chùm sáng hẹp song song đi qua thấu kình rìa dày cho chùm tia ló phân kì nên thấu kính rìa dày còn được gọi là thấu kính phân kì
b. Tìm hiểu trục chính, quang tâm, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính
- Trong các tia sáng song song đi tới thấu kính, có một tia tới vuông góc với bề mặt thấu kính thì truyền thẳng. Tia này trùng với một đường thẳng ∆ gọi là trục chính của thấu kính
- Trục chính của thấu kính đi qua một điểm O ở tâm của thấu kính. Điểm này gọi là quang tâm của thấu kính
- Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính cho chùm tia ló hoặc đường kéo dài của chùm tia ló cắt nhau tại một điểm F trên trục chính. Điểm này gọi là tiêu điểm chính của thấu kính
- Khoảng cách f từ quang tâm đến tiêu điểm chính được gọi là tiêu cự của thấu kính: f = OF
c. Giải thích nguyên lí hoạt động của thấu kính
- Ta có thể xem thấu kính là tập hợp các lăng kính nhỏ được ghép sát nhau
- Tia sáng đi qua lăng kính luôn lệch về phí đáy. Tập hợp các tia sáng đi qua những lăng kính nhỏ tạo nên chùm tia ló là chùm hội tụ hoặc chùm tia phân kì
2. Ảnh của một vật qua thấu kính – Cách vẽ ảnh
- Ảnh ảo là ảnh có thể quan sát được nhưng không thể hứng được trên màn chắn như ảnh nhìn qua gương phẳng, qua mặt nước
- Ảnh thật là ảnh có thể hứng được trên màn chắn như ảnh xuất hiện trên màn chiếu do máy chiếu tạo nên
a. Ảnh của vật qua thấu kính hội tụ
- Ảnh thật ngược chiều, lớn hoặc nhỏ hơn vật
- Ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật
b. Ảnh của vật qua thấu kính phân kì
- Luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật
3. Kính lúp
a. Mô tả kính lúp
- Kính lúp là dụng cụ dùng để quan sát các vật nhỏ
- Bộ phận chính của kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (cỡ vài centimetre) được bảo vệ bởi khung kính và có tay cầm
- Trên kính lúp có ghi số bội giác 2x, 3x, 5x, 10x, …
b. Cách sử dụng kính lúp
- Đặt kính lúp gần sát vật cần quan sát, mắt nhìn vào mặt kính
- Từ từ dịch chuyển kính ra xa vật cho đến khi nhìn thấy rõ các chi tiết của vật qua kính lúp
- Khi cần quan sát trong một khoảng thời gian dài, người ta thường chọn cách đặt mắt ở tiêu điểm của kính lúp để mắt không bị mỏi
Sơ đồ tư duy Thấu kính. Kính lúp
B. Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 7: Thấu kính. Kính lúp
Câu 1: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính?
A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kì.
B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.
C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.
D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.
Đáp án đúng là: B
Tia sáng trùng với trục chính của thấu kính cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng.
Khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm chính được gọi là tiêu cự của thấu kính.
Câu 2: Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy:
A. Dòng chữ lớn hơn so với khi nhìn bình thường.
B. Dòng chữ như khi nhìn bình thường.
C. Dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
D. Không nhìn được dòng chữ.
Đáp án đúng là: C
Dùng thấu kính phân kì quan sát vật, thu được ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật. Do vậy khi dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ ta thấy dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
Câu 3: Khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Một chùm tia sáng song song với trục chính thì chùm tia ló hội tụ ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính.
B. Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng qua thấu kính.
C. Một chùm tia sáng hội tụ tại tiêu điểm vật tới thấu kính thì chùm tia ló đi qua song song với trục hoành.
D. Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính của thấu kính.
Đáp án đúng là: D
Tia sáng đi song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì tia ló đi qua tiêu điểm chính của thấu kính.
Câu 4: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kì có tiêu cự f sẽ thu được ảnh có đặc điểm gì?
A. Ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
B. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
C. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
D. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Đáp án đúng là: D
Tại mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 5: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’
A. là ảnh thật, lớn hơn vật.
B. là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
C. ngược chiều với vật.
D. là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Đáp án đúng là: D
Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính nên là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu 6: Thấu kính làm từ vật liệu nào sau đây?
A. Đồng.
B. Nhôm.
C. Sắt.
D. Nhựa.
Đáp án đúng là: D
Thấu kính là một khối trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa…).
Câu 7: Dựa vào hình dạng, người ta chia thấu kính thành mấy loại?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: B
Dựa vào hình dạng, người ta chia thấu kính thành 2 loại: thấu kính rìa mỏng và thấu kính rìa dày.
Câu 8: Chiếu chùm sáng hẹp song song đi qua thấu kính rìa dày, cho chùm tia ló
A. hội tụ tại một điểm.
B. phân kì.
C. song song.
D. cắt nhau tại nhiều điểm.
Đáp án đúng là: B
Chiếu chùm sáng hẹp song song đi qua thấu kính rìa dày, cho chùm tia ló phân kì.
Câu 9: Đâu là hình ảnh/ kí hiệu của thấu kính rìa dày?
Đáp án đúng là: D
Theo hình dạng, thấu kính gồm hai loại:
Thấu kính lồi (còn được gọi là thấu kính rìa mỏng).
Thấu kính lõm (còn được gọi là thấu kính rìa dày).
Câu 10: Khi nói về chùm sáng đi qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.
B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.
C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.
D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
Đáp án đúng là: C
Trong không khí, các chùm sáng hẹp song song đi qua thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ.
Câu 11: Tia tới song song song trục chính một thấu kính, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15 cm.
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ. |
||
b.Tiêu cự của thấu kính là 15 cm. |
||
c. Khoảng cách giữa hai tiêu cự của thấu kính là 15 cm. |
||
d. Thấu kính đã cho luôn cho ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. |
Đáp án đúng là: a – Sai; b – Đúng; c – Sai; d – Sai
a – Sai: Tia tới song song song trục chính một thấu kính, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm. Thấu kính đó là thấu kính phân kì.
b – Đúng: Tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm, gọi là tiêu điểm của thấu kính. Khoảng cách từ tiêu điểm tới quang tâm là tiêu cụ của thấu kính.
c – Sai: Khoảng cách giữa hai tiêu cự của thấu kính là 30 cm.
d – Sai: Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 12: Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25 cm.
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là 25 cm. |
||
b. Khoảng cách từ quang tâm O đến tiêu điểm F là 25 cm. |
||
c. Thấu kính luôn cho ảnh ảo, cùng chiều vật. |
||
d. Chiếu chùm tia tới song song đến thấu kính, thu được chùm tia ló hội tụ tại một điểm. |
Đáp án đúng là: a – Sai; b – Đúng; c – Đúng; d – Sai
a – Sai: Khoảng cách giữa hai tiêu điểm bằng hai lần tiêu cự của thấu kính: 50 cm.
b – Đúng: Khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm chính được gọi là tiêu cự của thấu kính. Thấu kính có tiêu cự 25 cm thì khoảng cách từ quang tâm O đến tiêu điểm F là 25 cm.
c – Đúng: Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
d – Sai: Tia tới song song song trục chính một thấu kính, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm.
Câu 13: Một vật AB cao 2cm đặt trước một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10cm. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh A’B’ cao 4cm như hình vẽ.
Màn cách thấu kính một khoảng bao nhiêu?
Đáp án đúng là: 20 cm
Giải thích:
Tia tới qua quang tâm O cho tia ló truyền thẳng ⇒ A và A’ nằm trên cùng đường thẳng qua O
⇒ ∆ABO∾ ∆A’B’O ⇒
⇒ OB’ = 2.BO = 2.10 = 20 cm
Vậy màn cách thấu kính một khoảng OB’ = 20 cm.
Câu 14: Một vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh cao 5cm và đối xứng với vật qua quang tâm O. Kích thước của vật AB là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: 5 cm
Giải thích:
Ảnh đối xứng với vật qua quang tâm O thì kích thước của vật bằng kích thước của ảnh: AB = A’B’ = 5 cm.
Câu 15: Một kính lúp có tiêu cự 10 cm. Để dùng kính lúp này quan sát vật nhỏ, ta cần phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
Đáp án đúng là: Nhỏ hơn 10 cm
Giải thích:
Để quan sát vật bằng kính lúp, ta cần đặt kính cách vật một khoảng nhỏ hơn 10 cm (tức < f).
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 8: Điện trở. Định luật Ohm
Lý thuyết Bài 9: Đoạn mạch nối tiếp