Lý thuyết KHTN 9 Bài 2 (Kết nối tri thức 2024): Động năng. Thế năng

85

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 2: Động năng. Thế năng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Khoa học tự nhiên 9 Bài 2: Động năng. Thế năng

A. Lý thuyết KHTN 9 Bài 2: Động năng. Thế năng

I. Động năng

Động năng là năng lượng mà vật có được do chuyển động.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 2: Động năng. Thế năng

Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và tốc độ của nó.

Công thức tính: Wd=12mv2

Trong đó:

+ m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg.

+ v là tốc độ của vật, đơn vị đo là m/s.

+ Wd là động năng của vật, đơn vị đo là jun (J).

II. Thế năng

Thế năng trọng trường (thế năng) là năng lượng của một vật khi nó ở một độ cao nhất định so với mặt đất hoặc so với một vị trí được chọn làm gốc để tính độ cao.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 2: Động năng. Thế năng

Công thức tính: Wt = P.h

Trong đó:

+ P là trọng lượng của vật, đơn vị đo là niuton (N).

P = 10m, với m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kilôgam (kg).

+ h là độ cao của vật so với vị trí chọn làm gốc, đơn vị đo là mét (m).

+ Wt là thế năng trọng trường của vật, đơn vị đo là jun (J).

Giá trị của thế năng phụ thuộc vào gốc chọn để tính độ cao (gốc thế năng). Người ta thường chọn mặt đất làm gốc để tính độ cao.

Mở rộng:

- Thế năng đàn hồi xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 2: Động năng. Thế năng

- Thế năng tĩnh điện có được khi một điện tích đặt cạnh một điện tích khác, lực tương tác giữa các điện tích tạo ra thế năng của hệ điện tích.

Lý thuyết KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 2: Động năng. Thế năng

B. Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 2: Động năng. Thế năng

Đang cập nhật …

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết KHTN lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá