Lý thuyết Amino acid (Hóa 12 Cánh diều 2024)

1.1 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Bài 6: Amino acid sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 12.

Lý thuyết Hóa học 12 Bài 6: Amino acid

A. Lý thuyết Amino acid

I. Khái niệm, phân loại và danh pháp

1. Khái niệm

Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hydrogen trong phân tử ammonia bằng một hay nhiều gốc hydrocarbon thu được amine.

2. Phân loại

 Lý thuyết Amino acid (Hóa 12 Cánh diều 2024) (ảnh 3)

3. Danh pháp

Theo danh pháp gốc – chức, tên của amine được hình thành từ tên của các gốc hydrocarbon liên kết trực tiếp với nguyên tử nitrogen kèm theo tên chức amine

Theo danh pháp thay thế, các amine đơn chức được gọi tên như sau:

+ Amine bậc một: tên hydrocarbon (bỏ e) + vị trí nhóm –NH2 + amine

+ Amine bậc hai: N – tên gốc hydrocarbon + tên hydrocarbon mạch dài nhất (bỏ e) + vị trí nhóm chức amine + amine

+ Amine bậc ba: N – tên gốc hydrocarbon thứ nhất + N – tên gốc hydrocarbon thứ hai + tên hydrocarbon mạch dài nhất (bỏ e) + vị trí nhóm chức amine + amine.

II. Tính chất vật lý

- Methylamine, dimethylamine, trimethylamine và ethylamine là những chất khí ở điều kiện thường. Các amine có phân tử phối lớn hơn là chất lỏng hoặc chất rắn.

- Các amine có khối lượng phân tử thấp thường có mùi khó chịu

- Amine thường có nhiệt độ sôi cao hơn so với nhiệt độ sôi của các hydrocarbon có cùng số nguyên tử carbon hoặc có phân tử khối gần với chúng

III. Tính chất hóa học

1. Tính base và phản ứng tạo phức

- Dung dịch aniline trong nước không làm đổi màu quỳ tím, trong khi dung dịch các alkylamine có thể làm quỳ tím hóa xanh. Amine tác dụng với acid tạo thành muối. Các amine có khối lượng phân tử nhỏ có khả năng tác dụng với dung dịch muoói của một số kim loại tạo thành kết tủa hydroxide.

Ví dụ: C2H5NH2 + HCl [C2H5NH3]+Cl-

3C2H5NH2 + FeCl3 + 3H2OFe(OH)3 + 3[C2H5NH3]+Cl-

2. Tính khử

Alkylamine bậc một tác dụng với nitrous acid ở nhiệt độ thường tạo thành alcohol và giải phóng nitrogen

Ví dụ: C2H5NH2 + HONO  C2H5OH + N2 + H2O

3. Phản ứng thế ở nhân thơm của aniline

Nhóm – NH2 trong phân tử aniline làm tăng mật độ electron trong vòng benzene, đặc biệt ở các vị trí ortho và para. Aniline dễ tham gia phản ứng với nước bromine tạo 2,4,6 – tribromoaniline kết tủa trắng.

IV. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dụng

- Hợp chất có nhóm chức amine được thấy trong thành phần của nhiều dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật,…

- Aniline là nguyên liệu quan trọng để tổng hợp phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt.

2. Điều chế

a) Alkyl hóa ammonia

alkylamine được điều chế từ ammonia và dẫn xuất halogen.

Ví dụ: Lý thuyết Amino acid (Hóa 12 Cánh diều 2024) (ảnh 2)

b) Khử hợp chất nitro

Arylamine thường được điều chế bằng cách khử dẫn xuất nitro tương ứng. Tác nhân khử thường dùng là kim loại trong hydrochloric acid

Ví dụ: Lý thuyết Amino acid (Hóa 12 Cánh diều 2024) (ảnh 1)

Sơ đồ tư duy Amino acid

B. Trắc nghiệm Amino acid

Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. 

Câu 1. Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COOH3NCH3 (Y), C2H5NH2 (Z), H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là

A. X, Y, Z, T.

B. X, Y, T.

C. X, Y, Z.

D. Y, Z, T.

Đáp án đúng là: B

Các chất X, Y, T tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl.

Phương trình hoá học:

- Chất X:

H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O

H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH

- Chất Y:

CH3COOH3NCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3NH2 + H2O

CH3COOH3NCH3 + HCl → CH3COOH + CH3NH3Cl

- Chất T:

H2NCH2COOC2H5 + NaOH → H2NCH2COONa + C2H5OH

H2NCH2COOC2H5 + HCl → ClH3NCH2COOC2H5

Câu 2. Amino acid X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH trong phân tử. Y là ester của X với alcohol đơn chức, MY = 89. Công thức của X, Y lần lượt là

A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOCH3.

B. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOC2H5.

C. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOCH3.

D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOC2H5.

Đáp án đúng là: A

MY = 89 ⇒ Y: C3H7O2N, Y là ester của amino acid ⇒ Y: H2N-CH2-COOCH3

⇒ X: H2N-CH2-COOH.

Câu 3. Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Chất

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển màu hồng

Y

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Tạo kết tủa Ag

Z

Nước bromine

Tạo kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. ethyl formate, glutamic acid, aniline.

B. aniline, ethyl formate, glutamic acid.

C. glutamic acid, ethyl formate, aniline.

D. glutamic acid, aniline, ethyl formate.

Đáp án đúng là: C

Z tạo kết tủa trắng với nước bromine ⇒ loại B, D

Y tráng bạc ⇒ loại A.

Vậy chọn C.

Câu 4. Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

A. C2H5OH.

B. CH3COOH.

C. H2N-CH2-COOH.

D. C2H6.

Đáp án đúng là: C

H2N-CH2-COOH + KOH → H2N-CH2-COOK + H2O

H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính điện di của amino acid?

A. Trong dung dịch, dạng tồn tại chủ yếu của amino acid chỉ phụ thuộc vào pH của dung dịch.

B. Ở pH thấp, amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion (tích điện âm), di chuyển về điện cực dương trong điện trường.

C. Ở pH cao, amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng cation (tích điện dương), di chuyển về điện cực âm trong điện trường.

D. Tính điện di của amino acid là khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tùy thuộc vào pH của môi trường.

Đáp án đúng là: A

Trong dung dịch, dạng tồn tại chủ yếu của amino acid phụ thuộc vào giá trị pH của môi trường và cấu tạo của mỗi amino acid.

Câu 6. Amino acid X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là

A. alanine.  

B. glycine.  

C. valine.    

D. lysine.

Đáp án đúng là: B

Glycine (HOOC – CH2 – NH2) có phân tử khối bằng 75.

Câu 7. Chất X có công thức H2N-CH(CH3)COOH. Tên gọi của X là

A. glycine.

B. valine.

C. alanine.

D. lysine.

Đáp án đúng là: C

Chất X có công thức H2N-CH(CH3)COOH có tên gọi là alanine.

Câu 8. Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitrogen trong alanine là

A. 15,73%.

B. 18,67%.

C. 15,05%.

D. 17,98%.

Đáp án đúng là: A

Alanine (H2N-CH(CH3)COOH) có công thức phân tử là: C3H7NO2.

%N=1489.100%=15,73%.

Câu 9. Aminoacetic acid (NH2-CH2-COOH) tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. NaNO3.

B. NaCl

C. HCl.

D. Na2SO4.

Đáp án đúng là: A

NH2-CH2-COOH + HCl → NH3Cl – CH2 – COOH

Câu 10. Cho các chất: aniline; saccharose; glycine; glutamic acid. Số chất tác dụng được với NaOH trong dung dịch là

A.3.

B. 2.

C. 1.          

D. 4.

Đáp án đúng là: B

Các chất glycine; glutamic acid tác dụng được với dung dịch NaOH.

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (Đ – S)

Câu 11. Cho amino acid X có công thức H2N – (CH2)4 – CH(NH2) – COOH.

a. Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitrogen trong X là 19,18%.

b. Tên gọi thông thường của X là valine.

c. Ở điều kiện thường, X là chất rắn, khi ở dạng kết tinh không có màu.

d. X thể hiện tính base khi tác dụng với dung dịch NaOH.

a. Đúng. %mN = 28146.100%=19,18%.

b. Sai vì tên của X là lysine.

c. Đúng.

d. Sai vì khi tác dụng với NaOH, X thể hiện tính acid.

Câu 12. Hợp chất A là một amino acid. Phổ MS của ester B (được điều chế từ A và methanol) xuất hiện peak của ion phân tử [M]+ có giá trị m/z = 89.

a. Phân tử khối của B là 89.

b. A có tên thông thường là alanine.

c. Phản ứng điều chế B từ A là do tính chất của nhóm -COOH trong A gây nên.

d. Công thức cấu tạo thu gọn của B là H2N – CH2 – COOC2H5.

MB = 89 amu. Đặt công thức tổng quát của A là: H2N-R-COOH  B: H2N – R – COOCH3

⟹ MB = R + 75 = 89 ⟹ R = 14 ⟹ R là -CH2-

Vậy A là: H2N-CH2-COOH: glycine.

B là: H2N-CH2-COOCH3

a. Đúng.

b. Sai vì tên của A là glycine.

c. Đúng.

d. Sai vì công thức của B là H2N-CH2-COOCH3.

Phần III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn.

Câu 13. Có bao nhiêu amino acid có cùng công thức phân tử C3H7O2N?

Đáp số 2.

Bao gồm: CH3 – CH(NH2) – COOH, H2N – CH2 – CH2 – COOH

Câu 14. Cho các chất: methylamine, glycine, alanine, acetic acid, glutamic acid. Có bao nhiêu chất phản ứng với dung dịch HCl tạo muối?

Đáp số 4.

Bao gồm: methylamine, glycine, alanine, glutamic acid.

Câu 15. Cho các phát biểu sau:

(a) Phản ứng thế bromine vào vòng thơm của aniline dễ hơn benzene.

(b) Có hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có cùng công thức C2H4O2.

(c) Trong phân tử, các amino acid đều chỉ có một nhóm −NH2 và một nhóm −COOH.

(d) Hợp chất H2N-CH2-COO-CH3 tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl.

(e)Thủy phân hoàn toàn tinh bột và cellulose đều thu được glucose.

(g) Mỡ động vật và dầu thực vật chứa nhiều chất béo.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Đáp số 5.

Bao gồm: a, b, d, e, g.

(c) Sai vì các amino acid có thể có một hoặc nhiều nhóm −NH2, −COOH.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá