Với giải Câu hỏi trang 36 Bài 7 Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939
Câu hỏi trang 36 Lịch Sử 9: Những bằng chứng lịch sử nào cho thấy phong trào đã huy động thành công sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân?
Trả lời:
Những bằng chứng lịch sử cho thấy phong trào đã huy động thành công sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân:
+ Phong trào Đông Dương Đại hội: chỉ chưa đầy 3 tháng kể từ khi phong trào bùng nổ, riêng Nam Kỳ đã có khoảng 600 Uỷ ban hành động được lập ra; từ Nam Kỳ phong trào lan ra cả nước, quần chúng khắp nơi tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết để thu thập “dân nguyện"; buộc Chính quyền thực dân phải giải quyết một phần yêu sách của nhân dân.
+ Cuộc mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 - 5 - 1938 tại khu Đấu xảo (Hà Nội): thu hút hơn hai mươi nghìn người tham gia, với đủ các giới thanh niên, phụ nữ, nông dân, công nhân, viên chức, văn nghệ sĩ, báo chí ,... ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận tham gia.
Lý thuyết Phong trào dân chủ 1936 – 1939
♦ Nguyên nhân
- Tình hình thế giới:
+ Tháng 7-1935, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản đã họp và chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm tập hợp các lực lượng dân chủ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
+ Ở Pháp, năm 1936, Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền đã thi hành một số chính sách tiến bộ.
- Tình hình Việt Nam:
+ Cuối năm 1934-1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng dần được phục hồi.
+ Tháng 7-1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra nghị quyết:
▪ Xác định nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình.
▪ Thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi tên là Mặt trận Dân chủ Đông Dương).
♦ Diễn biến chính
- Phong trào Đông Dương đại hội:
+ Được tin Quốc hội Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng chủ trương phát động một phong trào đấu tranh công khai, rộng lớn của quần chúng nhằm thu thập nguyện vọng của họ, tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội.
+ Đầu năm 1937, nhân dịp đón Gô-đa-phái viên của Chính phủ Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương và Brê-vi-ê sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện”,... đã diễn ra. Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi (7-1937), cuộc mít tinh của 2,5 vạn người tại khu Đấu Xảo (Hà Nội) nhân dịp ngày Quốc tế Lao động (1-5-1938),...
- Phong trào đấu tranh nghị trường:
+ Đây là một hình thức đấu tranh mới trong thời kì này của Đảng Cộng sản Đông Dương với mục đích mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ và vạch trần chính sách phản động của chính quyền thực dân và tay sai, bênh vực nhân dân lao động.
+ Trong cuộc bầu cử vào Viện Dân biểu Trung Kì (1937), Viện Dân biểu Bắc Kì (1938), Hội dồng Quản hạt Nam Kì (1939), Đảng vận dộng dưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử.
- Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí:
+ Nhiều tờ báo đã được xuất bản công khai như: Tiền phong, Dân chủng, Lao động,...
+ Một số sách giới thiệu chủ nghĩa Mác-Lê-nin và chính sách của Đảng cũng được lưu hành rộng rãi như cuốn Vấn đề dân cày của Qua Ninh (Trường Chinh) và Vân Đình (Võ Nguyên Giáp),...
- Cuối năm 1938, phong trào đấu tranh công khai bị thu hẹp dần và chấm dứt khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9/1939).
♦ Ý nghĩa
- Phong trào dân chủ 1936-1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể về dân sinh, dân chủ.
- Là cuộc diễn tập cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Đảng tích luỹ được nhiều bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, tổ chức đấu tranh,...
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 6. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Bài 7. Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939
Bài 8. Cách mạng tháng Tám năm 1945
Bài 9. Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)
Bài 10. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991