Giải SGK Lịch sử 9 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

0.9 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Mở đầu trang 30 Bài 6 Lịch Sử 9: Vậy, con đường cách mạng nào mà Nguyễn Ái Quốc đã đi trong những năm 1918-1930? Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong quá trình thành lập Đảng?

Trả lời:

- Từ năm 1918-1930, Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều hoạt động cách mạng ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc.

- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam và soạn thảo cho Đảng một Cương lĩnh chính trị đúng đắn, sáng tạo.

1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918-1930

Câu hỏi trang 30 Lịch Sử 9: Dựa vào sơ đồ 6.4, hãy nêu những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918-1930

Dựa vào sơ đồ 6.4, hãy nêu những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918-1930

Trả lời:

- Giai đoạn 1919- 1922: hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp

+ Tháng 6/1919: thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành đã gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam (kí tên là Nguyễn Ái Quốc) tới Hội nghị Véc+xai.

+ Tháng 7/1920: đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc - con đường cách mạng vô sản.

+ Tháng 12/1920: tham dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản.

+ Năm 1921: cùng một số nhà cách mạng các nước thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa.

+ Năm 1922: là Chủ nhiệm (kiêm chủ bút) báo Người cùng khổ.

- Giai đoạn 1923-1924: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô

+ Tháng 10/1923; được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân.

+ Tháng 6/1924: trình bày tham luận tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.

+ Từ năm 1923 đến năm 1924: viết bài cho tạp chí Thư tín quốc tế, báo Sự thật...

- Giai đoạn 1927-1930: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quốc

+ Năm 1925, sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản tờ báo Thanh niên;

+ Đầu năm 1927: tác phẩm Đường Kách mệnh gồm các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu được xuất bản.

+ Năm 1930, triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

Câu hỏi trang 30 Lịch Sử 9: Đọc tư liệu 6.3 và 6.5, hãy cho biết trong giai đoạn 1919 - 1930, Nguyễn Ái Quốc đã có những chuyển biến gì trong tư tưởng và hình thức đấu tranh cách mạng

Trả lời:

- Những chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1919-1930 là: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, từ đó tìm ra con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam (con đường cách mạng vô sản)

- Hình thức đấu tranh cách mạng:

+ Truyền bá sách, báo tiến bộ về Việt Nam

+ Mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng

+ …

2. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu hỏi trang 32 Lịch Sử 9: Dựa vào sơ đồ 6.6 và thông tin trong bài, hãy trình bày quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại sao sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử dân tộc?

Dựa vào sơ đồ 6.6 và thông tin trong bài, hãy trình bày quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Trả lời:

- Quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Tháng 3/1929, Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập.

+ Tháng 6 đến tháng 9/1929: ở Việt Nam lần lượt xuất hiện 3 tổ chức cộng sản là: Đông Dương Cộng sản Đảng; An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

+ Từ 6/1 đến 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản được triệu tập. Hội nghị đã nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ 24/2/1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

+ Là bước chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.

Câu hỏi trang 32 Lịch Sử 9: Đọc tư liệu 6.8 và thông tin trong bài, hãy rút ra nhận xét của em về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trả lời:

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam và soạn thảo cho Đảng một Cương lĩnh chính trị đúng đắn, sáng tạo.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 33 Lịch Sử 9: Hãy hoàn thành bảng niên biểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918-1930 theo mẫu dưới đây:

Thời gian

Hoạt động

 

 

 

 

Trả lời:

Thời gian

Hoạt động

1919

Tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp. Thay mặt nhóm những người An Nam yêu nước gửi đến Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam.

1920

Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin; tham gia Đại hội XVIII của Đảng Xã hội Pháp; bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba; tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

1921

Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa.

1922

Xuất bản báo Người cùng khổ (Le Paria).

1923

Sang Liên Xô, dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành.

1924

Tham dự và trình bày về cách mạng ở các nước thuộc địa tại Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.

1925

Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; xuất bản Bản án chế độ thực dân Pháp.

1927

Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp đào tạo cán bộ được tập hợp thành sách Đường Kách mệnh.

1930

Triệu tập và chủ trì thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Luyện tập 2 trang 33 Lịch Sử 9: Em có đồng ý với nhận định: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt thời kì cách mạng Việt Nam khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước? Tại sao?

Trả lời:

♦ Phát biểu ý kiến: Đồng ý với nhận định: “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt thời kì cách mạng Việt Nam khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước”.

♦ Chứng minh:

- Con đường cách mạng:

+ Trước khi Đảng ra đời: Khủng hoảng về đường lối: khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản đều không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử.

+ Từ khi Đảng ra đời: Chấm dứt khủng hoảng đường lối cứu nước. Cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

- Giai cấp lãnh đạo:

+ Trước khi Đảng ra đời: Khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo: sĩ phu, nông dân, tư sản, tiểu tư sản đều không đủ sức tập hợp lực lượng cả dân tộc.

+ Từ khi Đảng ra đời: Giai cấp vô sản đã giác ngộ về chính trị, có tinh thần cách mạng triệt để, tập hợp và lôi kéo được đông đảo lực lượng cách mạng.

Vận dụng trang 33 Lịch Sử 9: Hãy sư tầm thông tin về các nhân vật lịch sử đã tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc) đầu năm 1930. Sau đó, viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) giới thiệu về nhân vật lịch sử mà em ấn tượng nhất.

Trả lời:

- Các nhân vật lịch sử đã tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc) đầu năm 1930, gồm: Nguyễn Ái Quốc; Nguyễn Đức Cảnh; Trịnh Đình Cửu; Châu Văn Liêm; Nguyễn Thiệu; Lê Hồng Sơn; Hồ Tùng Mậu

- Giới thiệu về đồng chí Hồ Tùng Mậu:

+ Đồng chí Hồ Tùng Mậu (1896 - 1951) tên thật là Hồ Bá Cự, quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình văn thân yêu nước nhiều đời, năm 1919 đồng chí xuất dương đi hoạt động cứu nước và sớm trở thành một trong những cán bộ lãnh đạo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 

+ Từ năm 1931 đến năm 1945, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhiều nhà tù Trung Quốc và Việt Nam. 

+ Sau Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi, đồng chí Hồ Tùng Mậu lần lượt đảm nhiệm nhiều trọng trách: Chính uỷ Liên khu IV, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Liên khu IV, Tổng Thanh tra Chính phủ, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng (1951)… Đồng chí hy sinh trên đường đi công tác tại Thanh Hoá (23/7/1951).

Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918-1930

Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp (1919). Từ đây, những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành bắt đầu dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc.

Một số hoạt động tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930:

+ Tháng 6/1919: thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành đã gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam (kí tên là Nguyễn Ái Quốc) tới Hội nghị Véc-xai.

+ Tháng 12/1920: tham dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Năm 1921: cùng một số nhà cách mạng các nước thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa.

+ Năm 1922: là Chủ nhiệm (kiêm chủ bút) báo Người cùng khổ.

+ Tháng 10/1923, tham dự và được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân.

+ Tháng 6/1924: tham dự và trình bày tham luận về cách mạng ở các nước thuộc địa  tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.

+ Năm 1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản báo Thanh niên;

+ Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp đào tạo cán bộ được tập hợp thành sách Đường Kách mệnh.

+ Năm 1930, triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

a) Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam

Sự ra đời: Trong những năm 1928-1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Tình hình này đặt ra nhu cầu cần phải thành lập Đảng Cộng sản để đưa phong trào cách mạng tiếp tục tiến lên.

+ Tháng 6/1929, các đại biểu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì họp tại Hà Nội tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng.

+ Tháng 8/1929, Các cán bộ tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Tổng bộ và Kì bộ Nam Kì quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng.

+ Tháng 9/1929, Những đảng viên cấp tiến trong Tân Việt Cách mạng dâng dã họp ở Sài Gòn và thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

- Ý nghĩa: Ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời trong năm 1929 đã chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp công nhân và là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

b) Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Bối cảnh:

+ Sự ra đời của các tổ chức cộng sản đã tác động tích cực tới phong trào cách mạng trong nước. Tuy nhiên, ba tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn.

+ Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phải viên của Quốc tế Cộng sản đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Hương Cảng (Trung Quốc)

- Tham dự hội nghị có hai dại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng, hai đại biểu An Nam Cộng sản Đảng và hai đại biểu đang hoạt dộng ở nước ngoài.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Nội dung hội nghị:

+ Hội nghị nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo; định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước...

Ý nghĩa: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng.

- Nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:

+ Đường lối chiến lược của cách mạng là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

+ Nhiệm vụ của cách mạng là dánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, xây dựng Chính phủ công-nông-binh, tịch thu ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày nghèo,...

+ Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định là “đội tiền phong" của giai cấp vô sản song cần thu phục được "đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo", "hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông", đoàn kết với những dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.

Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

+ Là bước chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 5. Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930

Bài 6. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Bài 7. Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939

Bài 8. Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bài 9. Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)

Bài 10. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Đánh giá

0

0 đánh giá