Với giải Câu hỏi trang 32 Bài 6 Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu hỏi trang 32 Lịch Sử 9: Đọc tư liệu 6.8 và thông tin trong bài, hãy rút ra nhận xét của em về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trả lời:
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam và soạn thảo cho Đảng một Cương lĩnh chính trị đúng đắn, sáng tạo.
Lý thuyết Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam
- Sự ra đời: Trong những năm 1928-1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Tình hình này đặt ra nhu cầu cần phải thành lập Đảng Cộng sản để đưa phong trào cách mạng tiếp tục tiến lên.
+ Tháng 6/1929, các đại biểu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì họp tại Hà Nội tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng.
+ Tháng 8/1929, Các cán bộ tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Tổng bộ và Kì bộ Nam Kì quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng.
+ Tháng 9/1929, Những đảng viên cấp tiến trong Tân Việt Cách mạng dâng dã họp ở Sài Gòn và thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
- Ý nghĩa: Ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời trong năm 1929 đã chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp công nhân và là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
b) Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Bối cảnh:
+ Sự ra đời của các tổ chức cộng sản đã tác động tích cực tới phong trào cách mạng trong nước. Tuy nhiên, ba tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn.
+ Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phải viên của Quốc tế Cộng sản đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Hương Cảng (Trung Quốc)
- Tham dự hội nghị có hai dại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng, hai đại biểu An Nam Cộng sản Đảng và hai đại biểu đang hoạt dộng ở nước ngoài.
- Nội dung hội nghị:
+ Hội nghị nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo; định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước...
- Ý nghĩa: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng.
- Nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:
+ Đường lối chiến lược của cách mạng là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
+ Nhiệm vụ của cách mạng là dánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, xây dựng Chính phủ công-nông-binh, tịch thu ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày nghèo,...
+ Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định là “đội tiền phong" của giai cấp vô sản song cần thu phục được "đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo", "hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông", đoàn kết với những dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
- Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
+ Là bước chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 5. Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930
Bài 6. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Bài 7. Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939
Bài 8. Cách mạng tháng Tám năm 1945
Bài 9. Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)
Bài 10. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991