Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 10 bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 12.
Lý thuyết Hóa học 12 Bài 11: Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp
A. Lý thuyết Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp
1. Tơ
Khái niệm: Tơ là loại vật liệu polymer có dạng hình sợi dài, mảnh với độ bền nhất định.
Phân loại: tơ thường được phân loại dựa vào nguồn gốc và quy trình chế tạo: tơ tự nhiên, tơ tổng hợp và tơ bán tổng hợp
+ Tơ tự nhiên gồm: sợi bông, tơ tằm, sợi len
+ Tơ bán tổng hợp: tơ visco, tơ cellulose acetate
+ Tơ tổng hợp: tơ nylon – 6,6, tơ capron, tơ nitron (olon)
2. Cao su
Khái niệm: Cao su là loại vật liệu polymer có tính đàn hồi
Phân loại: cao su được hình thành từ cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
+ Cao su thiên nhiên là polyisoprene được lấy từ mủ của cây cao su
+ Lưu hóa cao su là quá trình chế biến cao su với lưu huỳnh nhằm làm tăng tính chất cơ lí của cao su.
+ Cao su tổng hợp bao gồm: cao su buna, cao su isoprene, cao su chloroprene, cao su buna – S, buna – N
3. Keo dán tổng hợp
- Keo dán là vật liệu có khả năng gắn kết hai bề mặt của vật liệu rắn với nhau.
- Keo dán tổng hợp thông dụng gồm keo dán epoxy, keo dán urea – formaldehyde, nhựa và săm.
Sơ đồ tư duy Tơ - Cao su - Keo dán tổng hợp
B. Trắc nghiệm Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp
Câu 1. Sợi visco thuộc loại
A. polymer trùng ngưng.
B. polymer bán tổng hợp.
C. polymer thiên nhiên.
D. polymer tổng hợp.
Đáp án đúng là: B
Sợi visco thuộc loại tơ bán tổng hợp.
Câu 2. Tơ là những vật liệu polymer có dạng sợi mảnh và có độ bền nhất định. Trong thực tế thường gặp một số loại tơ như: Sợi bông; tơ tằm; tơ nylon-6,6; tơ capron; tơ nitron (hay olon); tơ visco; tơ cellulose acetate. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sợi bông, tơ tằm, tơ nitron thuộc loại tơ tự nhiên.
B. Trùng hợp caprolactam thu được tơ capron.
C. Tơ nylon-6,6 thuộc loại tơ polyamide.
D. Tơ visco và tơ cellulose acetate đều có nguồn gốc từ cellulose.
Đáp án đúng là: A
Tơ nitron là tơ tổng hợp.
Câu 3. Tơ nylon-6,6 có tính dai, mềm, ít thấm nước nên được dùng để dệt vải may mặc, vải lót lốp xe, bện dây cáp, dây dù, đan lưới,... Một đoạn mạch của tơ nylon-6,6 có cấu tạo như sau:
A. Trong đoạn mạch trên có 12 nguyên tử C.
B. Điều chế nylon-6,6 bằng phản ứng trùng hợp.
C. Nylon-6,6 bền trong môi trường acid và môi trường kiềm.
D. Một trong các monomer dùng để điều chế nylon-6,6 là oxalic acid.
Đáp án đúng là: A
A. Đúng.
B. Sai, phản ứng trùng ngưng.
C. Sai vì có nhóm CO-NH nên kém bền trong cả môi trường acid và kiềm.
D. Sai, adipic acid và hexamethylenediamine là monomer dùng để điều chế nylon-6,6.
Câu 4. Cao su buna-S (hay còn gọi là cao su SBR) là loại cao su tổng hợp được sử dụng rất phổ biến, ước tính 50% lốp xe được làm từ SBR. Thực hiện phản ứng trùng hợp các chất nào dưới đây thu được sản phẩm là cao su buna-S?
A. CH2=CHCH=CH2 và C6H5CH=CH2.
B. CH2=CHCH=CH2 và sulfur.
C. CH2=CHCH=CH2 và CH2=CHCl.
D. CH2=CHCH=CH2 và CH2=CHCN.
Đáp án đúng là: A
Cao su buna-S được tạo thành từ phản ứng trùng hợp giữa CH2=CH-CH=CH2 và C6H5CH=CH2.
Câu 5. Trùng hợp chất nào sau đây thu được cao su buna?
A. CH2=CH–CH=CH2.
B. CH2=CCl–CH=CH2.
C. CH2=C(CH3)–CH=CH2.
D. CH2=C(CH3)–CCl=CH2.
Đáp án đúng là: A
Cao su buna được tạo thành từ phản ứng trùng hợp CH2=CH–CH=CH2.
Câu 6: Loại vật liệu nào sau đầy không phải là tơ tự nhiên ?
A. Len.
B. Tơ cellulose acetate.
C. Bông.
D. Tơ tằm.
Đáp án đúng là: B
Tơ cellulose acetate là tơ bán tổng hợp.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là bản chất của sự lưu hóa cao su?
A. Làm cao su dễ ăn khuôn.
B. Giảm giá thành cao su.
C. Tạo cầu nối disulfide giữa các mạch phân tử cao su làm cho chúng tạo mạng không gian.
D. Tạo loại cao su nhẹ hơn.
Đáp án đúng là: C
Lưu hóa cao su là quá trình tạo cầu nối disulfide giữa các mạch phân tử cao su làm cho chúng tạo mạng không gian.
Câu 8. Tơ nylon-6,6 thuộc loại tơ nào sau đây ?
A. Tơ poly ester.
B. Tơ bán tổng hợp.
C. Tơ thiên nhiên.
D. Tơ tổng hợp.
Đáp án đúng là: D
Tơ nylon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.
Câu 9. Keo dán là vật liệu polymer?
A. có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn với nhau.
B. có khả năng tạo liên kết hydrogen giữa các vật liệu được kết dính.
C. có thành phần gồm vật liệu cốt và vật liệu nền là chất kết dính.
D. có khả năng kết dính khi thêm chất đóng rắn.
Đáp án đúng là: A
Keo dán là vật liệu polymer có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn với nhau.
Câu 10. Cao su buna-N được tổng hợp bằng cách trùng hợp buta-1,3-diene với chất nào sau đây?
A. Isoprene.
B. Natri.
C. Acrylonitrile.
D. Styrene.
Đáp án đúng là: C
Cao su buna-N được tổng hợp bằng cách trùng hợp buta-1,3-diene với acrylonitrile
Câu 11: Cao su tổng hợp là loại vật liệu polymer có tính chất đàn hồi tương tự cao su tự nhiên, được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. Có nhiều loại cao su tổng hợp, trong đó có một số loại thông dụng sau đây: cao su buna; cao su buna-S; cao su buna-N; cao su chloroprene; cao su isoprene. Mỗi phát biểu sau đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Khi trùng ngưng chloroprene có mặt xúc tác, thu được cao su chloroprene. |
||
b. Trong cao su buna-S có chứa nguyên tố S. |
||
c. Cao su buna, cao su buna –S; cao su buna-N đều được tổng hợp chỉ từ butadiene. |
||
d. Cao su isoprene có công thức cấu tạo giống với cao su thiên nhiên. |
a – Sai.Vì trùng hợp chloroprene có mặt xúc tác, thu được cao su chloroprene
b – Sai. Vì S là chữ viết tắt của styrene
c – Sai.Vì cao su buna –S được tổng hợp từ butadiene và styrene; cao su buna-N được tổng hợp từ từ butadiene và acrylonitrile.
d – Đúng.
Câu 12: Theo nguồn gốc, cao su được phân thành hai loại: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Cao su thiên nhiên được lấy từ mủ cây cao su, có thành phần chính là polybuta-1,3-dien. |
||
b. Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn hơn cao su lưu hoá. |
||
c. Cao su tổng hợp là loại vật liệu polimer có tính đàn hồi tương tự cao su thiên nhiên, được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. |
||
d. Cao su nhiên nhiên có khả năng phản ứng cộng với H2, Cl2, HCl ,… |
a – Sai. Cao su thiên nhiên được lấy từ mủ cây cao su, có thành phần chính là polyisoprene.
b – Sai. Cao su lưu hoá có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn khó tan trong dung môi hơn cao su thiên nhiên
c – Sai.Cao su tổng hợp được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
d – Đúng.
Câu 13: Cao su là vật liệu polymer có tính đàn hồi, được ứng dụng nhiều trong đời sống và sản xuất.Trong một mắt xích của cao su chloroprene, phần trăm về khối lượng của Cl là bao nhiêu? Biết cao su chloroprene có công thức như sau:
Đáp án đúng là: 40,11%
Giải thích:
Câu 14. Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế lớn, được đưa vào trồng ở nước ta từ cuối thế kỉ 19. Chất lỏng thu được từ cây cao su giống như nhựa cây (gọi là mủ cao su) là nguyên liệu sản xuất cao su thiên nhiên. Mắt xích của cao su thiên nhiên được viết thu gọn là
Đáp án đúng là: -C5H8-
Giải thích:
Cao su thiên nhiên có thành phần chính là polyisoprene.
Câu 15. Cho dãy các vật liệu: (1) tơ nitron, (2) cao su thiên nhiên, (3) cao su buna, (4) keo dán urea-formaldehyde. Số vật liệu có tính đàn hồi là?
Đáp án đúng là: 2
Giải thích:
(2) cao su thiên nhiên, (3) cao su buna là các vật liệu có tính đàn hồi.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: