Trả lời các câu hỏi bài Đọc: Lộc vừng mùa xuân trang 33, 34 Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 5.
Tiếng Việt lớp 5 Lộc vừng mùa xuân trang 33, 34
Nội dung chính Lộc vừng mùa xuân:
Bài thơ miêu tả cây lộc vừng. Cây lộc vừng đã có từ rất lâu và có ý nghĩa lịch sử to lớn.
* Khởi động
Câu hỏi (trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm từ ngữ miêu tả cây lộc vừng được vẽ trong bức tranh minh hoạ bài đọc dựa vào gợi ý:
- Gốc
- Thân
- Cành, lá
- Hoa
- ?
Trả lời:
- Gốc xum xuê, màu nâu
- Thân cây to, vững chãi như người lính đứng canh cho một khoảng sân.
- Cành trông mập mạp, chắc khỏe như cánh tay khổng lồ vươn đỡ lá xanh um.
- Lá màu xanh đậm gần bằng bàn tay người lớn.
- Hoa màu đỏ.
* Khám phá và luyện tập
Văn bản: Lộc vừng mùa xuân
Ngỡ cùng tuổi với sương mù
Xanh vươn từ thuở hoang vu đất này
Gốc nhoài chín nhánh rồng bay
Sông xa hắt đỏ từng dây lộc vừng.
Trải bao giông gió bão bùng
Cây cùng lịch sử soi chung mặt hồ
Tán nhoà trong bóng vua xưa
Dáng nghiêng kính cần như vừa trả gươm.
Dây hoa thả những chuỗi cườm
Gốc rêu trầm tích ngùi thơm sẽ sàng
Tưởng đầu mưa nắng, cũ càng
Sắc hoa vẫn toả rỡ ràng sớm nay.
Hứng chùm bông phấn bay bay
Lắng nghe hoài niệm đong đầy tuổi thơ
Gió vừa nhắc chuyện ngày xưa
Hồ Gươm dào dạt hoa mưa lộc vùng.
Trương Nam Hương
Lộc vừng: cây thân gỗ, sống lâu năm, hoa màu đỏ, kết thành chùm buông xuống.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Khổ thơ đầu giới thiệu những gì đặc biệt về cây lộc vừng ở Hồ Gươm?
Trả lời:
- Khổ thơ đầu giới thiệu:
+ Tuổi thọ của cây đã có từ rất lâu rồi.
+ Đặc điểm của cây lộc vừng: gốc rễ chia ra 9 nhánh thân, uốn lượn như rồng, từng dây lộc vừng hắt đỏ được phản chiếu xuống dòng sông.
Câu 2 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Câu thơ sau gợi nhắc đến câu chuyện nào?
Tán nhoà trong bóng vua xưa
Dáng nghiêng kính cần như vừa trả gươm.
Trả lời:
Câu thơ nhắc đến câu chuyện Sự tích Hồ Gươm.
Câu 3 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Hoa lộc vừng được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Trả lời:
Hoa lộc vừng được miêu tả bằng từ ngữ là:
- Thả những chuỗi gươm.
- Sắc hoa tỏa rỡ ràng.
- Chùm bông phấn bay bay.
Câu 4 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Em thích khổ thơ nào trong bài? Vì sao?
Trả lời:
- Em thích nhất là khổ thơ cuối cùng.
- Vì khổ thơ cuối đã đưa em về những câu chuyện ngày xưa trong không gian của hoa lộc vừng rơi và hồ Gươm nên thơ.
Học thuộc lòng bài thơ.
2. Đọc mở rộng:
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Giữ mãi màu xanh
(a) Tìm đọc bản tin:
Gợi ý:
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách:
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Bản tin đã đọc.
– Nhật kí đọc sách.
– Hình thức trình bày bản tin.
- ?
d. Thi “Phát thanh viên nhí": Đọc và bày tỏ suy nghĩ sau khi đọc bản tin.
e. Ghi chép những thông tin chính về một bản tin được bạn chia sẻ.
Trả lời:
Em tìm đọc bản tin theo gợi ý và hoàn thành yêu cầu.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Đọc: Lộc vừng mùa xuân trang 33, 34
Luyện từ và câu: Luyện tập về cách nối các vế trong câu ghép trang 35
Viết: Viết bài văn tả người (Bài viết số 1) trang 36
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 6: Thiên đường của các loài động vật hoang dã
Bài 1: Sự tích con Rồng cháu Tiên