Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 2: Những con mắt của biển | Chân trời sáng tạo

1.1 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 2: Những con mắt của biển sách Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 2: Những con mắt của biển

Đọc: Những con mắt của biển trang 47, 48

Nội dung chính Những con mắt của biển:

Bài đọc đề cập đến Việt Nam có hơn 90 ngọn hải đăng được ví như những người bạn đường tin cậy trên khắp các hải trình trải dài đất nước. Và giới thiệu về ba ngọn hải đăng nổi bật của nước ta.

* Khởi động

Câu hỏi (trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Trao đổi với bạn:

– Cách giới thiệu các sự vật trong câu thơ sau có gì thú vị?

Cửa sổ là mắt của nhà

Ô tô có mắt đèn pha soi đường.

Nguyễn Như Mai

– Theo em, "mắt của biển" là gì?

Trả lời:

- Cách giới thiệu các sự vật trong câu thơ trên vô cùng nhí nhảnh, sinh động, tạo cho em những liên tưởng gần gũi và thân quen.

- Theo em, "mắt của biển" là ngọn hải đăng.

* Khám phá và luyện tập

Văn bản: Những con mắt của biển

Việt Nam có hơn 90 ngọn hải đăng được ví như những người bạn đường tin cậy trên khắp các hải trình trải dài đất nước. Những ngọn hải đăng có chức năng chính là đánh dấu các đường bờ biển hay bãi cạn nguy hiểm, dẫn lối đưa tàu thuyền vào bến đỗ an toàn. Với du khách, vẻ đẹp hay những câu chuyện lịch sử, văn hoá của những ngọn hải đăng sừng sững giữa biển trời luôn là điều hấp dẫn, khởi gợi sự khám phá.

Hải đăng Đại Lãnh hay còn gọi là hải đăng Mũi Điện nằm ở huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên. Đây là một trong hai điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền ở lãnh thổ Việt Nam.

Những con mắt của biển lớp 5 (trang 47, 48) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Hải đăng Kê Gà nằm ở mũi Kê Gà, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Ngọn hải đăng này được khánh thành năm 1899, được ghi nhận là ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam.

Những con mắt của biển lớp 5 (trang 47, 48) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Hải đăng Vũng Tàu trên đỉnh núi Tao Phùng ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được ghi nhận là một trong những ngọn hải đăng cổ kính nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Lịch sử ghi lại công trình này được xây dựng từ năm 1862.

Những con mắt của biển lớp 5 (trang 47, 48) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Theo Nguyễn Quang Ngọc

• Hải trình: chuyến đi dài, xa trên biển.

• Bãi cạn: vùng biển có đá ngầm, cát,... nguy hiểm cho tàu thuyền

• Huyện Đông Hoài nay là thị xã Đông Hòa.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Những ngọn hải đăng giúp ích gì cho người đi biển?

Trả lời:

Những ngọn hải đắng có chức năng chính là đánh dấu các đường bờ biển hay bãi cạn nguy hiểm, dẫn lối đưa tàu thuyền vào bến đỗ an toàn.

Câu 2 (trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Vì sao những ngọn hải đăng có sức hấp dẫn, khơi gợi sự khám phá của du khách?

Trả lời:

Bởi vì, với du khách, vẻ đẹp hay những câu chuyện lịch sử, văn hoá của những ngọn hải đăng sừng sững giữa biển trời luôn là điều hấp dẫn, khởi gợi sự khám phá.

Câu 3 (trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Bài đọc giới thiệu những thông tin gì về mỗi ngọn hải đăng?

Hải đăng Đại Lãnh

Hải đăng Kê Gà

Hải đăng Vũng Tàu

Trả lời:

- Hải đăng Đại Lãnh hay còn gọi là hải đăng Mũi Điện nằm ở huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên, Đây là một trong hai điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền ở lãnh thổ Việt Nam.

- Hải đăng Kê Gà nằm ở mũi Kê Gà, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Ngọn hải đăng này được khánh thành năm 1899, được ghi nhận là ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam.

- Hải đăng Vũng Tàu trên đỉnh núi Tao Phùng ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được ghi nhận là một trong những ngọn hải đăng cổ kính nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Lịch sử ghi lại công trình này được xây dựng từ năm 1862.

Câu 4 (trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Em ấn tượng nhất với ngọn hải đăng nào? Vì sao?

Trả lời:

Em ấn tượng với ngọn hải đăng Vũng Tàu nhất. Bởi vì nó được ghi nhận là một trong những ngọn hải đăng cổ kính nhất Việt Nam và Đông Nam Á.

Nói và nghe: Giới thiệu về một nét đẹp truyền thống trang 48, 49

Câu 1 (trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Chia sẻ với bạn về một lễ hội, một món ăn hoặc một trang phục.... truyền thống của Việt Nam mà em ấn tượng.

Gợi ý:

a. Em ấn tượng với lễ hội, trang phục, món ăn,... nào của nước ta?

b. Vì sao em ấn tượng với lễ hội, trang phục, món ăn,... đó?

Giới thiệu về một nét đẹp truyền thống trang 48, 49 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

- Em ấn tượng với món phở bò của nước ta.

- Em ấn tượng với nó là bởi đây chính là tinh hoa ẩm thực bao đời nay của nước Việt Nam ta. Với nguyên liệu và cách chế biển phải vô cùng cầu kì, tinh tế cùng hương vị độc đáo, món phở bò đã trở thành một món ăn truyền thống đại diện của đất nước ta.

Câu 2 (trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Dựa vào bài tập 1, đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về một lễ hội, một món ăn hoặc một trang phục,... truyền thống của Việt Nam với du khách nước ngoài.

Lưu ý:

– Tập trung giới thiệu những đặc điểm chính, nổi bật.

– Thái độ gần gũi, thân thiện, thể hiện niềm tự hào.

– Sử dụng tranh, ảnh, vật thật.... để nội dung giới thiệu thêm sinh động.

Trả lời:

Xin chào các bạn, tôi là hướng dẫn viên của các bạn trong chuyến hành trình này. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn nghe về món ăn truyền thống nổi tiếng nhất của đất nước Việt Nam, đó là Phở bò.

Phở mang nhiều hương vị khác nhau tùy tay người chế biến. Nhưng thành phần chính của phở gồm bánh phở và nước dùng. Bánh phở dạng sợi, thường chế biến từ gạo. Nước dùng có mùi thơm từ gừng, quế, hồi và thảo quả nướng kết hợp với vị ngọt từ xương lợn được ninh nhừ, thịt bò hoặc thịt gà được thái mỏng và trần vào bát phở cùng với các loại rau thơm.

Nước dùng là yếu tố quyết định độ ngon của một bát phở, nên khâu chuẩn bị chế biến nước dùng cần đảm bảo kỹ lưỡng. Từ việc chọn xương sao cho ngọt ngon nhất đến ninh xương, nêm nếm gia vị. Vị ngọt của nước dùng phải từ xương thì mới ngon. Nước dùng còn phải có mùi thơm và màu trong. Những yêu cầu này đòi hỏi người đầu bếp phải có kinh nghiệm. Ngoài ra khi ăn phở, người ta hay ăn kèm rau thơm, thêm vị chua thanh thanh từ chanh. Tất cả cùng hòa quyện khiến bát phở thơm ngon đúng điệu không sai lệch đi một chút nào.

Phở được trình bày trong bát sứ với độ lớn vừa phải. Khi ăn phở, phải kết hợp dùng cả đũa và thìa để thưởng thức được trọn vẹn hương vị của một bát phở. Ăn phở phải ăn nóng và không ăn kèm thêm bất cứ món ăn, đồ uống nào khác bởi hương vị của nó vốn đã rất đầy đủ, hoàn hảo rồi.

Bao thế hệ đã đi qua, nhưng phở vẫn luôn là món ăn truyền thống giá trị nhất của dân tộc tôi. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.

Câu 3 (trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Ghi lại những điều em ấn tượng về một lễ hội, một món ăn hoặc một trang phục,... được nghe giới thiệu.

Trả lời:

Hôm vừa rồi, bố mẹ em đã cho em đi Lễ hội Đền Hùng. Đây là một lễ hội lớn, để tưởng nhớ các vua Hùng, những người đã có công dựng nước. Hàng năm, hội Đền Hùng được tổ chức long trọng với sự “hành hương trở về cội nguồn dân tộc” của các địa phương trên cả nước về đất Tổ Phú Thọ. Lễ hội được diễn ra tại địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, thu hút rất nhiều người dân trên cả nước về tụ hội.

Lễ hội bắt đầu từ ngày mông 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Trước hết đó là phần lễ, với các nghi thức được tổ chức một cách trang trọng như dâng hương, dâng lễ vật từ các địa phương tưởng nhớ 18 vị vua Hùng và công lao của các ngài. Trong lễ hội Đền Hùng đều có tổ chức cuộc thi kiệu của các làng chung quanh. Chính bởi những lễ rước kiệu này mà không khí lễ hội trở nên náo nhiệt và đông vui hơn. Trẻ con thích thú hò hét chạy theo đoàn người ăn mặc đẹp đẽ rước kiệu. Mỗi làng đều cố gắng bỏ công sức và tiền bạc để tạo ra những chiếc kiệu đẹp nhất bởi người dân tin rằng, nếu kiệu của làng nào giành được giải tức là họ đã được các vua Hùng tin tưởng và phù hộ.

Phần hội với rất nhiều trò chơi dân gian đặc trưng như chơi đu, đấu vật, chọi gà,… Được bố mẹ cho đi hội Đền Hùng khiến em rất vui và tự hào về một lễ hội truyền thống của dân tộc.

Viết: Trả bài văn tả người (Bài viết số 1) trang 50

Đề bài: Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em.

Câu 1 (trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.

Trả lời:

Em lắng nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.

Câu 2 (trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài đã viết:

Cấu tạo.

Chọn lọc chi tiết.

Sử dụng từ ngữ, hình ảnh.

?

Trả lời:

Em đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài đã viết.

Câu 3 (trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc bài viết của bạn và trao đổi với bạn:

a. Những điều em học được ở bài viết của bạn:

Mở bài

- Giới thiệu được ấn tượng đẹp về người thân.

- ?

Thân bài

- Chọn lọc đặc điểm ngoại hình nổi bật và hoạt động tiêu biểu.

- Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.

- Trình tự miêu tả hợp lí.

- ?

Kết bài

- Thể hiện cảm xúc chân thật, tự nhiên.

- ?

b. Những nội dung có thể điều chỉnh để bài viết hay hơn:

- Thay thế từ ngữ, hình ảnh.

- Sử dụng biện pháp so sánh.

- ?

Trả lời:

Em đọc bài viết của bạn và trao đổi với bạn về những điều em học được ở bài viết của bạn và những nội dung có thể điều chỉnh để bài viết hay hơn.

Câu 4 (trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Dựa vào kết quả bài tập 3, viết lại một đoạn trong bài đã viết cho hay hơn.

Trả lời:

Mẹ có mái tóc đen, dài ngang lưng, đôi mắt to và hiền từ, nước da trắng. MẸ em là một người vô cùng đảm đang, nhanh nhẹn. Vừa đi làm lại vừa phải chăm sóc gia đình, nhưng lúc nào mẹ cũng chu toàn. Mẹ lo cho bố và em từng bữa cơm, giấc ngủ. Nhiều lúc em tự hỏi: " Tại sao mẹ lại giỏi như vậy, một lúc làm bao nhiều là việc ? ". Em rất thích những lúc mẹ ngồi chấm bài của học sinh, mẹ đeo kính rất chăm chú, đôi lúc lắc đầu, lúc lại mỉm cười. Mẹ cũng dạy em học bài, mẹ rất nhẹ nhàng, không bao giờ quát mắng mà mẹ từ từ giảng bài cho em hiểu. Em vẫn nhớ hồi lớp Một em ốm nặng mẹ đã thức trắng mấy đêm liền để trông em. Mặt mẹ hốc hẳn lại, mệt mỏi và lo lắng đến nhường nào. Em biết bản thân mình còn rất nhiều thiếu sót, thi thoảng cũng làm mẹ buồn lòng. Nhưng mẹ sẽ cố gắng hết sức, ngoan ngoãn và học thật tốt để mẹ được vui vẻ. Em chỉ muốn nói " Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, mẹ là ánh sáng của cuộc đời con."

* Vận dụng

Câu 1 (trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm hiểu thông tin về một ngọn hải đăng ở Việt Nam.

Trả lời:

Ngọn hải đăng Cô Tô thuộc quần đảo phía đông của đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Đài hải đăng được xây tại điểm cao nhất của đảo Cô Tô, trên một ngọn núi hùng vĩ cách thị trấn khoảng 5km.

Ngọn hải đăng này ra đời từ cuối thế kỷ XIX, tính đến nay đã ngót nghét hơn 200 năm, trở thành một biểu tượng mang tính lịch sử của “xứ than” Quảng Ninh.

Câu 2 (trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đóng vai, giới thiệu với du khách về ngọn hải đăng vừa tìm hiểu.

Trả lời:

Chào các bạn, tôi là hướng dẫn viên du lịch của các bạn ngày hôm nay. Tôi xin phép được giới thiệu về ngọn hải đăng trước mắt các bạn, đây chính là ngọn hải đăng Cô Tô. Ngọn hải đăng Cô Tô thuộc quần đảo phía đông của đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Đài hải đăng được xây tại điểm cao nhất của đảo Cô Tô, trên một ngọn núi hùng vĩ cách thị trấn khoảng 5km.

Ngọn hải đăng này ra đời từ cuối thế kỷ XIX, tính đến nay đã ngót nghét hơn 200 năm, trở thành một biểu tượng mang tính lịch sử của “xứ than” Quảng Ninh. Đây là ngọn đèn biển ở vị trí đầu tiên trong số hơn 90 ngọn hải đăng trải dài theo dải đất hình chữ S.

Quãng đường dẫn lên ngọn hải đăng dài gần 15km, đi qua những núi non, ao hồ cả những nếp nhà yên bình trước sân treo những mảnh lưới ngơi nghỉ sau mùa đánh bắt. Đi hết khu dân cư, khung cảnh nơi cuối con dốc mở ra bát ngát một bên là vực biển, một bên là vách núi cheo leo. Và xa xa trên đỉnh núi Đầu Tán là con mắt biển – Ngọn hải đăng Cô Tô.

Hành trình đến với hải đăng Cô Tô, du khách không chỉ đơn thuần đến với một địa danh đẹp, để khám phá, chiêm ngưỡng những điều mới lạ và kỳ thú, đó còn là hành trình để hướng về Tổ quốc, để nhìn thấy ở nơi địa đầu, biển đảo biên cương ấy, đất nước chúng ta đẹp và rạng rỡ biết nhường nào.

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Sự tích con Rồng cháu Tiên

Bài 2: Những con mắt của biển

Bài 3: Ngàn lời sử xanh

Bài 4: Vịnh Hạ Long

Bài 5: Ông Trạng Nồi

Bài 6: Một bản hùng ca

Đánh giá

0

0 đánh giá