Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 3: Ngàn lời sử xanh | Chân trời sáng tạo

1 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Ngàn lời sử xanh sách Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 3: Ngàn lời sử xanh

Đọc: Ngàn lời sử xanh trang 51, 52

Nội dung chính Ngàn lời sử xanh:

Bài đọc đề cập đến vẻ đẹp của phố phường Hà Nội. Qua đó gợi nhắc đến những địa danh và sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại.

* Khởi động

Câu hỏi (trang 51 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Chia sẻ 2 – 3 điều mà em biết về Thủ đô Hà Nội dựa vào gợi ý:

- Danh lam thắng cảnh

- Di tích lịch sử

- ?

Trả lời:

Hà Nội là thủ đô của đất nước Việt Nam. Nơi đây là một thành phố xinh đẹp. Đến với trung tâm thành phố, bạn sẽ thấy nhiều căn nhà cao tầng hiện đại. Đường phố và các cửa hàng lúc nào cũng tấp nập, đông đúc. Ngoài ra, Hà Nội còn có nhiều nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Gươm, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột, Hoàng Thành Thăng Long. Các món ăn nổi tiếng ở đây như bún chả, bánh mì, phở… Con người Hà Nội vừa mến khách lại thân thiện. Tôi rất yêu mến thành phố này.

* Khám phá và luyện tập

Văn bản: Ngàn lời sử xanh

Mưa vừa gieo hạt đầy cây

Chồi non mở mắt chờ ngày lên xanh

Phố phường như một bức tranh

Bao nhiêu hương sắc xây thành mùa xuân.

Bạn ơi! Phố đã ngàn năm

Vẫn luôn tươi thắm trong ngàn vươn xa

Con đường tươi thắm mùa hoa

Nâng niu từng bước chân ta đến trường.

 

Sáng bừng trang sách yêu thương

Soi lên biếc cả mặt gương Tây Hồ

Trời xanh Tháp Bút đề thơ

Chuông chùa Trấn Vũ đến giờ còn vang.

 

Tìm về giữa phố Hàng Ngang

Bác Hồ viết bản sử vàng nước ta

Tự do, độc lập muôn nhà

Mùa thu lồng lộng cờ hoa Ba Đình.

 

Xuân về trên khắp phố minh

Nắng đơm áo mới, đẹp xinh rạng ngời

Bạn bè sánh bước dạo chơi

Cùng nghe phố kể ngàn lời sử xanh.

Lữ Mai

Hàng Ngang: tên một con phố ở Hà Nội.

Ngàn lời sử xanh lớp 5 (trang 51, 52, 53) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Con phố sau cơn mưa mùa xuân có gì đẹp?

Trả lời:

Con phố mưa mùa xuân đẹp:

- Gieo hạt đầy cây

- Chồi non mở mắt chờ ngày lên xanh

- Phố phường như một bức tranh nhiều hương sắc xây thành mùa xuân.

Câu 2 (trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): "Trang sách yêu thương" nhắc đến những địa danh nào? Mỗi địa danh đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

Trả lời:

- “Trang sách yêu thương” nhắc đến những địa danh: Tây Hồ, Tháp Bút, chùa Trấn Vũ.

- Mỗi địa danh đó được miêu tả bằng những từ ngữ, hình ảnh:

+ Soi lên biếc cả mặt gương Tây Hồ

+ Trời xanh Tháp Bút đề thơ

+ Chuông chùa Trấn Vũ đến giờ còn vang.

Câu 3 (trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Khổ thơ 4 gợi cho em nhớ đến những sự kiện lịch sử nào?

Trả lời:

Khổ thơ 4 gợi cho em nhớ đến những sự kiện lịch sử:

- Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn độc lập tại phố Hàng Ngang.

- Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập lại quảng trường Ba Đình.

Câu 4 (trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Hình ảnh phố phường được tả trong khổ thơ cuối gợi cho em suy nghĩ, cảm xúc gì?

Trả lời:

Hình ảnh phố phường được tả trong khổ thơ cuối gợi cho em cảm xúc hân hoan, náo nức vì một ngày Tết đầm ấm đã đến.

2. Đọc mở rộng:

Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Đất nước ngàn năm

(a) Tìm đọc bài thơ, bài ca dao hoặc lời bài hát:

Gợi ý:

Ngàn lời sử xanh lớp 5 (trang 51, 52, 53) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách:

Ngàn lời sử xanh lớp 5 (trang 51, 52, 53) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

c. Cùng bạn chia sẻ:

– Bài thơ, bài ca dao hoặc lời bài hát đã đọc.

− Nhật kí đọc sách.

– Hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá em thích.

- ?

d. Thi “Nghệ sĩ nhí": Đọc và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về bài thơ, bài ca dao hoặc lời bài hát.

e. Ghi chép những điều em tâm đắc về một bài thơ, bài ca dao hoặc lời bài hát được bạn chia sẻ.

Trả lời:

Em tìm đọc bài thơ, bài ca dao hoặc lời bài hát và hoàn thành theo yêu cầu.

Luyện từ và câu: Luyện tập về câu đơn và câu ghép trang 53, 54

Câu 1 (trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

(1) Mùa hè đi qua những nương ngô, để lại vô số đắm nắng lấm tấm. (2) Lá ngô bỗng xanh đậm đà và những khóm hoa dại bắt đầu khoe cánh mỏng. (3) Nắng hè hong khô những giọt mưa rào vội vãn trên máy cánh hoa sim tím ngát. (4) Trong những khe đá nhỏ, lũ cá suối mải mê đuổi theo bóng nắng, lũ cua rủ nhau ngó ra khỏi cửa hang.

Phương Hà

a. Xếp các câu trong đoạn văn vào hai nhóm:

Câu ghép

Câu đơn

b. Chỉ ra cách nối các vế câu trong mỗi câu ghép tim được.

Trả lời:

a.

Câu ghép

(2), (4)

Câu đơn

(1), (3)

b.

Cách nối các vế trong mỗi câu ghép:

- Câu (2): Sử dụng kết từ.

- Câu (4): Sử dụng dấu phẩy.

Câu 2 (trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Ghép hai câu đơn trong mỗi trường hợp sau thành một câu ghép bằng cách dùng cặp từ hô ứng phù hợp:

a. Mưa lớn. Nước sông dâng cao.

b. Gà mẹ túc túc đi đến. Đàn gà con lon ton chạy theo đến.

c. Tiếng trống vang lên. Các bạn học sinh xếp hàng ngay ngắn.

Trả lời:

a. Mưa càng lớn, nước sông càng dâng cao.

b. Gà mẹ túc túc đi đến đâu, đàn gà con lon ton chạy theo đến đó.

c. Tiếng trống vừa vang lên, các bạn học sinh đã xếp hàng ngay ngắn.

Câu 3 (trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nói về nội dung của bức tranh sau, trong đó có ít nhất một câu ghép.

Luyện từ và câu lớp 5 trang 53, 54 (Luyện tập về câu đơn và câu ghép) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Vào ngày Tết Trung thu, trẻ em rất háo hức mặc đồ đẹp, cầm đồ chơi hòa vào chúng bạn đi rước đèn. Đúng bảy giờ tối, trẻ em rủ nhau đi rước đèn. Các bạn đi từ cuối làng lên đến đình làng. Dẫn đầu đoàn quân là ông tễu tinh nghịch. Theo sau đó, các bạn nhỏ hóa thân thành chú lân, tay các bạn cầm nhiều loại đèn lồng và đèn ông sao đủ màu.

Viết: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn tả người trang 54, 55

Câu 1 (trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Bác Tâm, mẹ của Thư đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo léo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều vào những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên, hạ xuống nhịp nhàng. Dường như bác đang làm một việc gì đấy rất nhẹ nhàn chứ không phải là việc vá đường vất vả kia. Chỉ có mảnh áo ướt đẫm mồ hôi ở lưng bác là cứ loang ra mãi...

Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn tả người trang 54, 55 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Theo Nguyễn Thị Xuyên

a. Ngoại hình và trang phục khi làm việc của bác Tâm được miêu tả như thế nào?

b. Mỗi hoạt động của bác Tâm được miêu tả bằng những từ ngữ nào?

c. Sự vất vả của bác Tâm được miêu tả thông qua hình ảnh nào?

d. Qua cách miêu tả, em cảm nhận được tình cảm của người viết dành cho bác Tâm như thế nào?

Trả lời:

a.

- Ngoại hình và trang khi làm việc của bác được miêu tả:

+ Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày.

+ Bác đội nón khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.

b. Mỗi hành động của Bác Tâm được miêu tả:

- Tay phải bác cầm một chiếc búa.

- Tay trái bác xếp rất khéo léo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng.

- Bác đập búa đều đều vào những viên đá để chúng ken chắc vào nhau.

- Hai tay bác đưa lên, hạ xuống nhịp nhàng.

c. Sự vất vả của bác Tâm được miêu tả thông qua hình ảnh: mảnh áo ướt đẫm mồ hôi ở lưng bác là cứ loang ra mãi.

d. Qua cách miêu tả, em cảm nhận được tác giả rất yên mến và thương bác.

Câu 2 (trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết đoạn văn tả hoạt động quen thuộc của một người lao động khi đang làm việc.

Lưu ý:

– Chọn tả quá trình người đó thực hiện hoạt động.

– Tập trung vào các động tác và những đặc điểm ngoại hình, thái độ của người đó khi làm việc.

– Sử dụng từ ngữ thể hiện cảm xúc của người đó khi thực hiện hoạt động và suy nghĩ, tình cảm của em khi quan sát hoạt động đó.

Trả lời:

Sáng sớm tinh mơ của một ngày chủ nhật, em vừa thức dậy, tuy vẫn còn ngái ngủ nhưng đã thấy bố trồng cây ở khoảnh đất sau nhà. Bố đang hì hục cuốc đất. Với vóc người cao lớn da ngăm ngăm lại thêm trang phục bộ quần áo công nhân xanh đậm nên trông bố thật khỏe. Bố quai những nhát cuốc chắc nịch xuống đất, lớp đất cứng đã được đào lên, cỏ dại rạp mình run rẩy. Bố giũ cỏ rồi bỏ thành đống. Đôi tay rắn chắc ấy lại giữ vững cán cuốc, đưa lên rồi giáng xuống. Phụp! Phụp! Chỉ một lát, khoảnh vườn đã sạch cỏ, lớp đất cứng đã tơi xốp. Bố đào hố và bỏ phân xanh xuống, rải một lớp đất mỏng, rồi bố đặt cây con vào hố lấp đất lại. Trồng xong bố dùng cọc tre rào xung quanh mỗi cây, rồi bố dùng bình tưới phun nước lên cây con, tưới cho gốc ướt. Những chiếc lá xoè ra như dang rộng bàn tay đón lấy những giọt nước mát lành. Nhìn lại hàng cây, đôi mắt bố ánh lên một niềm vui khó tả.

Câu 3 (trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Trao đổi với bạn:

a. Những điều em thích ở đoạn văn của bạn

– Chọn được hoạt động tiêu biểu, góp phần thể hiện tính cách của người lao động.

– Tả được những đặc điểm ngoại hình nổi bật của người đó khi thực hiện hoạt động.

– Câu văn giàu cảm xúc.

- ?

b. Những điều em muốn chỉnh sửa ở đoạn văn đã viết:

– Thêm vào một vài chi tiết tả ngoại hình.

– Thêm vào từ ngữ thể hiện suy nghĩ, cảm xúc.

- ?

Trả lời:

Em tiến hành trao đổi với bạn dựa vào gợi ý.

* Vận dụng

Câu hỏi (trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm hiểu thêm thông tin và nói 2 – 3 câu giới thiệu về một địa danh được nhắc đến trong bài đọc “Ngàn lời sử xanh”.

Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn tả người trang 54, 55 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Hồ Gươm không chỉ là một địa điểm du lịch tô điểm cho vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội, mà còn là một dấu ấn tiêu biểu của lịch sử lâu đời và văn hóa của đất nước. Để đến Hồ Gươm, du khách có thể đi từ nhiều con đường khác nhau như Hàng Bài, Tràng Thi, Hàng Khay hay các khu phố cổ. Nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, Hồ Gươm là nơi kết nối giữa các phố cổ và khu phố Tây được người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ. Hồ Gươm chính là một dòng chảy còn sót lại của sông Hồng.

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Những con mắt của biển

Bài 3: Ngàn lời sử xanh

Bài 4: Vịnh Hạ Long

Bài 5: Ông Trạng Nồi

Bài 6: Một bản hùng ca

Bài 7: Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá