Lý thuyết Protein và enzyme (Hóa 12 Chân trời sáng tạo 2024)

1.3 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Bài 8: Protein và enzyme sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 10 bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 12.

Lý thuyết Hóa học 12 Bài 8: Protein và enzyme

A. Lý thuyết Protein và enzyme

1. Khái niệm và cấu trúc

Protein là hợp chất cao phân tử được hình thành từ một hay nhiều chuỗi polypeptide

2. Tính chất vật lí

- Protein dạng hình cầu thường tan trong nước. Protein dạng hình sợi không tan trong nước.

3. Tính chất hóa học

1. Phản ứng thủy phân

- Liên kết peptide trong phân tử protein bị thủy phân trong môi trường acid, base hoặc nhờ xúc tác enzyme

2. Sự đông tự protein

- Nhiều protein xảy ra sự đông tụ bởi nhiệt độ, acid, base hoặc ion của kim loại nặng như Pb2+, Hg2+,…

3. Phản ứng màu của protein với Cu(OH)2, HNO3

- Protein phản ứng với dung dịch HNO3 tạo hợp chất rắn có màu vàng

- Protein có phản ứng màu biuret

4. Vai trò và ứng dụng

- Protein có vai trò quan trọng đối với sự sống của người và sinh vật, protein là cơ sở tạo nên sự sống, duy trì, phát triển và bảo vệ cơ thể

- Hầu hết enzyme là protein đóng vai trò xúc tác sinh học cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể

- Enzyme được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y học, dược phẩm, công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, hóa học,…

Sơ đồ tư duy Protein và Enzyme

B. Trắc nghiệm Protein và enzyme

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thủy phân hoàn toàn polypeptide thu được các phân tử α-amino acid.

B. Protein tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam.

C. Protein có thể bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt, acid hoặc base.

D. Protein tác dụng với dung dịch nitric acid đặc tạo thành sản phẩm rắn có màu vàng.

Đáp án đúng là: B

Protein tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu tím.

Câu 7. Insulin là một loại hormone được sản sinh bởi tuyến tuỵ, có chức năng điều hoà quá trình chuyển hoá glucose trong cơ thể. Insulin thúc đẩy sự hấp thu glucose của các tế bào và dự trữ glucose dư thừa trong gan và cơ. Phát biểu nào sau đây không đúng về insulin?

Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời sáng tạo Bài 8 (có đáp án): Protein và enzyme

A. Insulin là một hormone thuộc loại protein.

B. Insulin là một chuỗi polypeptide gồm các đơn vị β-amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide theo một trật tự nhất định.

C. Insulin bị thuỷ phân trong môi trường acid, base hoặc enzyme.

D. Insulin là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ 51 đơn vị amino acid.

Đáp án đúng là: B

Insulin là một chuỗi polypeptide gồm các đơn vị α-amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide theo một trật tự nhất định.

Câu 8. Trong cơ thể, enzyme có chức năng nào sau đây?

A. Cấu trúc tế bào.

B. Chất điện giải.

C. Chất dự trữ năng lượng.

D. Xúc tác sinh học.

Đáp án đúng là: D

Trong cơ thể, enzymeđóng vai trò là chất xúc tác sinh học.

Câu 9. Trong phản ứng màu biuret, peptide và protein tạo ra sản phẩm màu tím là do

A. sự kết tủa của ion đồng.

B. sự tạo thành liên kết hydrogen.

C. sự hình thành phức chất giữa ion đồng và nhóm peptide liên kết.

D. sự phản ứng của ion đồng với nhóm “NH2”.

Đáp án đúng là: C

Trong phản ứng màu biuret, peptide và protein tạo ra sản phẩm màu tím là dosự hình thành phức chất giữa ion đồng và nhóm peptide liên kết.

Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về enzyme?

A. Enzyme có bản chất là protein.

B. Enzyme là chất xúc tác hóa học trong các quá trình chuyển hóa.

C. Enzyme có tính chọn lọc cao.

D. Enzyme có ứng dụng quan trọng trong các công nghệ sinh học.

Đáp án đúng là: B

Enzyme là chất xúc tác sinh học trong các quá trình chuyển hóa.

Câu 11: Enzyme có nhiều vai trò trong phản ứng sinh hoá. Enzyme có một số đặc tính sau.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Enzyme α−amylase có trong nước bọt thúc đẩy quá trình thuỷ phân tinh bột… nên khi nhai cơm kĩ ta thấy vị ngọt.

   

b. Enzyme bị biến đổi sau phản ứng sinh hoá và hoá học.

   

c. Enzyme có tính chọn lọc cao, mỗi enzyme chỉ xúc tác cho một hoặc một số phản ứng nhất định.

   

d. Trong các phản ứng sinh hoá, hầu hết enzyme làm giảm tốc độ phản ứng.

   

a – Đúng.

b – Sai. Enzyme không bị biến đổi vì chúng như chất xúc tác

c – Đúng.

d – Sai. Trong các phản ứng sinh hoá, hầu hết enzyme làm tăng tốc độ phản ứng.

Câu 12: Protein có nhiều dạng tồn tại và có tính chất đặc trưng.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Keratin (có ở tóc, móng), myosin (cơ bắp), fibroin (tơ) là protein dạng hình cầu.

   

b. Tất cả protein đều tan được trong nước và bị đông tụ khi đun nóng.

   

c. Hemoglobin (máu), albumin (lòng trắng trứng) có dạng hình cầu.

   

d. Insulin là hormone thuộc protein, sản sinh bởi tuyến tuỵ, có chức năng điều hoà và chuyển hoá glucose trong cơ thể.

   

a – Sai. Dạng hình sợi.

b – Sai. Protein dạng hình sợi không tan.

c – Đúng.

d – Đúng.

Câu 13. Có bao nhiêu tripeptide khác nhau có thể được hình thành từ alanine và glycine?

Đáp án đúng là: 4

Giải thích:

Có 4 tripeptide thỏa mãn.

Ala – Ala – Gly; Gly – Ala – Ala; Gly – Gly – Ala; Ala – Gly – Gly.

Câu 14. Thuỷ phân không hoàn toàn heptapeptide (F) thu được các peptide Ser-Asp-Phe (G), Ala- His-Ser (H) và Phe-Ala (I). Biết Ala là amino acid đầu C trong F. Amino acid đầu N trong F là amino acid nào?

Đáp án đúng là: Phe

Giải thích:

Theo bài ta có công thức của F là: Phe – Ala – His – Ser – Asp – Phe – Ala.

Câu 15. Cho các phát biểu sau:

(1) Enzyme bị biến tính không thể thực hiện vai trò xúc tác.

(2) Khi làm đậu phụ xảy ra sự đông tụ protein.

(3) Mỗi enzyme có một nhiệt độ tối ưu. Tại nhiệt độ tối ưu, enzyme có hoạt tính tối đa làm tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.

(4) Sự thủy phân protein xảy ra trong quá trình làm nước mắm hay nấu nước tương.

Số phát biểu đúng là

Đáp án đúng là: 4

Giải thích:

Cả 4 phát biểu đều đúng.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá