Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Bài 7: Amino acid và peptide sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 10 bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 12.
Lý thuyết Hóa học 12 Bài 7: Amino acid và peptide
A. Lý thuyết Amino acid và peptide
A. Amino acid
1. Khái niệm, cấu trúc và tên gọi
Khái niệm: Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm carboxylic (-COOH) và nhóm amino (- NH2)
- Đặc điểm cấu tạo và tên gọi của amino acid
Amino acid thường được gọi bằng tên thông thường như glycine, alanine, valine,…
2. Tính chất vật lí
- Ở điều kiện thường, amino acid là chất rắn, khi ở dạng kết tinh, chúng không màu.
- Amino acid thường tan nhiều trong nước
- Amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao.
3. Tính chất điện di
- Amino acid có khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tùy thuộc PH của môi trường (tính chất điện di).
Ví dụ:
4. Tính chất hóa học
1. Tính chất riêng của các nhóm chức
Amino acid có tính lưỡng tính và có phản ứng tạo thành ester khi có xúc tác acid mạnh.
+ Tác dụng với acid mạnh:
Ví dụ: H2N – CH2 – COOH + HCl ClH3N – CH2 – COOH
+ Tác dụng với base mạnh:
Ví dụ: H2N – CH2 – COOH + NaOH H2N – CH2 – COONa + H2O
+ Phản ứng tạo ester hóa
Ví dụ:
2. Tính chất chung của 2 nhóm chức
Các - amino acid, -amino acid có thể tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polymer.
B. Peptide
1. Khái niệm và cấu tạo
- Peptide là hợp chất hữu cơ được hình thành từ các đơn vị - amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide ( - CO – NH – )
- Peptide được tạo thành từ 2,3,4,… đơn vị -amino acid lần lượt được gọi là dipeptide, tripeptide, tetrapeptide,… Peptide được tạo thành từ nhiều đơn vị -amino acid được gọi là polypeptide.
2. Tính chất hóa học
1. Phản ứng thủy phân
Khi đun nóng peptide với dung dịch acid hoặc kiềm sẽ xảy ra phản ứng thủy phân. Tùy thuộc vào pH của phản ứng sẽ cho sản phẩm cuối cùng là các phân tử - amino acid ở các dạng khác nhau (phân tử trung hòa, cation, anion).
2. Phản ứng màu biuret
Trừ dipeptide, các peptide còn lại có khả năng hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành phức chất tan trong nước có màu tím đặc trưng. Phản ứng này còn được gọi là phản ứng màu biuret.
Sơ đồ tư duy Amino acid và Peptide
B. Trắc nghiệm Amino acid và peptide
Câu 1. Trong phân tử peptide, các α- amino acid liên kết với nhau qua liên kết
A. ion.
B. peptide.
C. hydrogen.
D. cộng hóa trị.
Đáp án đúng là: B
Trong phân tử peptide, các α- amino acid liên kết với nhau qua liên kếtpeptide.
Câu 2. Chất nào dưới đây là tripeptide?
A. Gly-Ala.
B. Gly-Ala-Val.
C. Gly-Gly-Ala-Val.
D. Ala-Gly-Gly-Val.
Đáp án đúng là: B
Tripeptide là peptide được tạo thành từ 3 đơn vị α- amino acid.
Câu 3. Chất nào sau đây tham gia phản ứng màu biuret?
A. Gly-Ala.
B. Ala-Val.
C. Gly-Gly-Ala-Val.
D. Ala
Đáp án đúng là: C
Các peptide phân tử có từ 3 đơn vị α- amino acid trở lên tham gia phản ứng màu biuret.
Câu 4. Các phát biểu nào sau đây không đúng về cấu tạo của amino acid?
A. Chúng luôn chứa đồng thời nhóm amino và carboxyl.
B. Số nhóm carboxyl luôn nhiều hơn amino.
C. Luôn tồn tại chủ yếu dạng ion lưỡng cực.
D. Trong Glu, số nhóm carboxyl nhiều hơn số nhóm amino.
Đáp án đúng là: B
Tùy từng amino acid mà số nhóm -NH2 và số nhóm -COOH là bằng nhau hay khác nhau.
Câu 5. Cho các chất có công thức cấu tạo dưới đây:
Những hợp chất nào trong số các chất trên thuộc loại α-amino acid?
A. Chất (2), chất (3) và chất (4).
B. Chất (1) và chất (2).
C. Chất (1) và chất (3).
D. Chất (1), chất (2) và chất (4).
Đáp án đúng là: D
α- amino acid là amino acid phân tử chứa nhóm –NH2 liên kết với C ở vị trí α.
Chú ý: Chất (4) biểu diễn α- amino acid dưới dạng ion lưỡng cực.
Câu 6: Chất nào sau đây là amino acid?
A. CH3COOH.
B. H2N-CH2-COOH.
C. C3H5(OH)3.
D. C17H35COOH.
Đáp án đúng là: B
Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức phân tử chứa đồng thời nhóm –NH2 và nhóm –COOH.
Vậy H2N-CH2-COOH là amino acid.
Câu 7. Tính lưỡng tính của amino acid thể hiện qua phản ứng với
A. acid mạnh, base mạnh.
B. acid, kim loại kiềm.
C. alcohol trong môi trường acid mạnh.
D. Cu(OH)2, phản ứng màu biuret.
Đáp án đúng là: A
Tính lưỡng tính của amino acid thể hiện qua phản ứng với acid và base.
Câu 8. H2N-CH2-COOH tồn tại chính ở dạng
A. phân tử trung hòa.
B. ion lưỡng cực.
C. cation.
D. anion.
Đáp án đúng là: B
Amino acid tồn tại chủ yếu dưới dạng ion lưỡng cực.
Câu 9. Tính chất vật lý nào sau đây là tính chất đặc trưng của amino acid?
A. Nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Không hòa tan trong nước.
C. Là chất khí ở nhiệt độ phòng.
D. Có độc tính cao.
Đáp án đúng là: A
Do tồn tại ở dạng ion lưỡng cực nên amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 10. Tính chất hóa học nào sau đây là đặc trưng của amino acid?
A. Tính oxi hóa mạnh.
B. Tính khử mạnh.
C. Tính lưỡng tính.
D. Tính acid mạnh.
Đáp án đúng là: C
Do phân tử amino acid vừa chứ nhóm –NH2 vừa chứa –COOH nên chúng có tính chất lưỡng tính.
Câu 11: Các phát biểu về tính chất của peptide
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Thủy phân hoàn toàn Gly-Ala-Val thì thu được Gly, Ala và Val. |
||
b. Thủy phân không hoàn toàn Gly-Ala-Val có thể thu được Gly-Ala và Gly-Val. |
||
c. Gly-Ala-Val phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành dung dịch màu tím. |
||
d. Gly-Gly phản ứng hoàn toàn với NaOH thu được H2NCH2COONa. |
a – Đúng.
b – Sai. Thủy phân không hoàn toàn Gly-Ala-Val không thu được Gly-Val.
c – Đúng.
d – Đúng.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Tripeptide Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.. |
||
b. Trong phân tử dipetide mạch hở có hai liên kết petide. |
||
c. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc -amino acid. |
||
d. Tất cả các petide đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân. |
a – Đúng.
b – Sai. Vì dipeptide mạch hở chỉ có 1 liên kết peptide.
c – Đúng.
d – Đúng.
Câu 13: X là một α - amino acid no, chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 11,1 gam muối. Khối lượng của X là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: 8,9 gam
Giải thích:
H2N-CH(R) –COOH + NaOHH2N-CH(R) –COONa + H2O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m + 0,1 .40 = 11,1 + 0,1.18
Vậy m = 8,9 gam.
Câu 14: Cho 22,25 gam Ala tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được m gam muối. Tính giá trị của m?
Đáp án đúng là: 31,375 gam
Giải thích:
Ta có: nAla = 0,25 mol.
H2N-CH(CH3)-COOH + HCl ClH3N-CH(CH3)-COOH
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
Khối lượng muối là 22,25 + 0,25.36,5 = 31,375 gam
Câu 15: Thủy phân hoàn toàn m gam (A) Ala-Gly-Gly-Val trong dung dịch NaOH thu được 67,9 gam muối H2N-CH2-COONa. Xác định giá trị của m?
Đáp án đúng là: 105,7 gam
Giải thích:
Ta có: mol
Mà nA = mol
Vậy m = 0,35.(89 + 75.2 + 117 – 18.3) = 105,7 gam.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: