Với giải Câu hỏi trang 52 Bài 10 Lịch Sử 9 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 10: Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
Câu hỏi trang 52 Lịch Sử 9: Trình bày sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ) từ năm 1967 đến năm 1991.
Trả lời:
- Sau khi giành được độc lập dân tộc và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
- Tháng 2-1976, các nước ASEAN đã kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a), còn gọi là Hiệp ước Ba-li, đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN. Năm 1984, Bru-nây được kết nạp vào tổ chức, trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.
Lý thuyết Các nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 1991
1. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
- Từ năm 1945, cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước trong khu vực Đông Nam Á từng bước giành thắng lợi.
+ 1945, In-đô-nê-xi-a (8-1945), Việt Nam (8-1945), Lào (10-1945) tuyên bố độc lập.
+ 1946 - 1948, một số nước Đông Nam Á giành độc lập như Phi-lip-pin (7-1946), Miến Điện (1-1948).
+ 1957 - 1959, Mã Lai (8-1957), Xin-ga-po (1959) giành độc lập.
+ 1984, Bru-nây tuyên bố độc lập.
2. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
- Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN: các nước Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a xây dựng đất nước trải qua hai giai đoạn phát triển:
+ Chiến lược kinh tế hướng nội (những năm 50 - 60 của thế kỉ XX) và chiến lược kinh tế hướng ngoại (những năm 60 - 70 của thế kỉ XX).
+ Kết quả là bộ mặt kinh tế - xã hội ở các nước này có sự biến đổi to lớn. Ti trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh,...
Xin-ga-po vươn lên trở thành một trong 4 con rồng của kinh tế châu Á
- Miến Điện:
+ Sau khi tuyên bố độc lập, Miến Điện (nay là Mi-an-ma) tiến hành xây dựng đất nước.
+ Tuy nhiên, chính phủ thực hiện chính sách đóng cửa, tự cung tự cấp với phương châm tự lực cánh sinh cực đoan, hạn chế tối đa nhận viện trợ từ bên ngoài. Miến Điện gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, trở thành một trong những nước nghèo nhất khu vực.
- Bru-nây:
+ Sau khi giành độc lập, năm 1984 Bru-nây đã tiến hành điều chỉnh lại các chính sách kinh tế cơ bản nhằm đa dạng hoá nền kinh tế.
+ Trong thập niên 80 của thế kỉ XX, Bru-nây xây dựng được một trong những nhà máy hoá lỏng khí đốt lớn nhất thế giới. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao.
+ Bru-nây gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 1984, gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 1989.
- Nhóm 3 nước Đông Dương:
+ Từ năm 1954 đến năm 1975, miền Bắc Việt Nam đã xây dựng được những cơ sở vật chất - kĩ thuật bước đầu của chủ nghĩa xã hội.
+ Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1975), Việt Nam và Lào bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Hai nước đều đạt được một số thành tựu, nhưng tình hình kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam và Lào từng bước sang nền kinh tế thị trường, thực hiện công cuộc đổi mới. Nền kinh tế có sự khởi sắc, dưa dất nước thoát khỏi khủng hoảng, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.
+ Tại Cam-pu-chia, với sự giúp đỡ của Việt Nam, nhân dân tiến hành đấu tranh lật đổ tập đoàn Khơ-me đỏ. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, nước Cộng hoà Nhân dân Cam-pu-chia được thành lập. Tuy vậy, tình trạng các phe phái đối lập, mâu thuẫn vẫn kéo dài. Ngày 23-10-1991, Hiệp định Hoà bình về Cam-pu-chia được kí kết tại Pa-ri, mở ra giai đoạn mới cho quốc gia này.
3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- Sau khi giành được độc lập dân tộc và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
- Tháng 2-1976, các nước ASEAN đã kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a), còn gọi là Hiệp ước Ba-li, đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN. Năm 1984, Bru-nây được kết nạp vào tổ chức, trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.
Ngoại trưởng của các nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan kí Tuyên bố ASEAN ngày 8-8-1967
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 47 Lịch Sử 9: Giới thiệu những nét chính về Nhật Bản giai đoạn 1945 - 1951....
Câu hỏi trang 48 Lịch Sử 9: Giới thiệu những nét chính về Trung Quốc từ năm 1945 đến năm 1949...
Câu hỏi trang 49 Lịch Sử 9: Giới thiệu những nét chính về Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 1991....
Câu hỏi trang 50 Lịch Sử 9: Giới thiệu những nét chính về Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1950....
Câu hỏi trang 50 Lịch Sử 9: Giới thiệu những nét chính về Ấn Độ từ năm 1950 đến năm 1991....
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 9. Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm
Bài 10. Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
Bài 11. Khu vực Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991
Bài 12. Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Bài 13. Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954
Bài 14. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975