Giới thiệu những nét chính về Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1991

162

Với giải Câu hỏi trang 48 Bài 10 Lịch Sử 9 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 10: Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Câu hỏi trang 48 Lịch Sử 9: Giới thiệu những nét chính về Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1991. Tại sao trong những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có sự phát triển được gọi là “thần kì"?

Trả lời:

♦ Tình hình chính trị

- Về đối nội:

+ Nhật Bản đã chuyển dần sang chế độ dân chủ. Đảng Cộng sản và nhiều dảng chính trị khác được công khai hoạt động.

+ Từ năm 1955, Đảng Dân chủ Tự do, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản, lên cầm quyền liên tục (đến năm 1993).

- Về đối ngoại:

+ Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mỹ. Với Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật kí kết năm 1951, Nhật Bản chấp nhận đặt dưới “chiếc ở” hạt nhân của Mỹ.

+ Nhật Bản bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, trở thành thành viên của Liên hợp quốc (1956).

+ Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng với các nước. Từ năm 1977, Nhật Bản thúc đẩy quan hệ với các nước châu Á, đặc biệt là Học thuyết Phư-cư-đa chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.

♦ Tình hình kinh tế

- Từ năm 1952 đến những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ.

+ Từ những năm 60 của thế kỉ XX đến năm 1973, Nhật Bản đạt được sự phát triển “thần kì”, vượt qua Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa (sau Mỹ).

+ Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

- Từ năm 1973, Nhật Bản chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng năng lượng, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và không còn tăng trưởng nhanh, mạnh như giai đoạn trước.

- Đến những năm 80 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản được phục hồi nhưng tốc độ tăng trưởng chậm. Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

♦ Giải thích: trong những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có sự phát triển được gọi là “thần kì" vì: trong giai đoạn này, Nhật Bản đã đạt được những thành tựu rực rỡ, từ một nước bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã vươn lên trở thành cường quốc tư bản đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

Lý thuyết Nhật Bản

1. Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1951

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận, bị thiệt hại nặng nề và bị quân đội Mỹ chiếm đóng. Tuy vậy, dưới chế độ quân quản của Mỹ, một loạt cải cách dân chủ đã được Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) tiến hành.

- Nội dung cải cách:

+ Về chính trị: xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và xét xử các tội phạm chiến tranh, giải tán các lực lượng vũ trang; ban hành Hiến pháp mới tiến bộ (có hiệu lực từ ngày 3-5-1947).

+ Về kinh tế: thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, cải cách ruộng đất, dân chủ hoá lao động, giải tán các dai-bát-xư.

+ Về giáo dục: tiến hành cải cách giáo dục với mục tiêu xây dựng một nền giáo dục mới khoa học và tiến bộ.

Tác dụng:

+ Những cải cách này đã mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân, kinh tế từng bước được khôi phục, đạt mức trước chiến tranh (1939).

+ Đây là cơ sở quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.

2. Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1991

a) Tình hình chính trị

- Về đối nội:

+ Nhật Bản đã chuyển dần sang chế độ dân chủ. Đảng Cộng sản và nhiều dảng chính trị khác được công khai hoạt động.

+ Từ năm 1955, Đảng Dân chủ Tự do, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản, lên cầm quyền liên tục (đến năm 1993).

- Về đối ngoại:

+ Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mỹ. Với Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật kí kết năm 1951, Nhật Bản chấp nhận đặt dưới “chiếc ở” hạt nhân của Mỹ.

+ Nhật Bản bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, trở thành thành viên của Liên hợp quốc (1956).

+ Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng với các nước. Từ năm 1977, Nhật Bản thúc đẩy quan hệ với các nước châu Á, đặc biệt là Học thuyết Phư-cư-đa chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.

b) Tình hình kinh tế

- Từ năm 1952 đến những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ.

+ Từ những năm 60 của thế kỉ XX đến năm 1973, Nhật Bản đạt được sự phát triển “thần kì”, vượt qua Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa (sau Mỹ).

+ Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

Từ năm 1973, Nhật Bản chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng năng lượng, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và không còn tăng trưởng nhanh, mạnh như giai đoạn trước.

- Đến những năm 80 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản được phục hồi nhưng tốc độ tăng trưởng chậm. Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 10: Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Cầu Sê-tô Ô-ha-si nối liền hai đảo Hôn-xiu và Xi-cô-cư

Đánh giá

0

0 đánh giá