Giải SGK Lịch sử 9 Bài 9 (Cánh diều): Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm

234

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Bài 9: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 9: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm

Mở đầu trang 42 Bài 9 Lịch Sử 9: Vậy tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 như thế nào?

Trả lời:

+ Từ năm 1945 đến năm 1991, Mỹ vẫn luôn giữ vững vị thế cường quốc kinh tế số một giới.

+ Ở Tây Âu, sau khi hoàn thành việc khôi phục kinh tế, trong những năm 1950 - 1973, các nước Tây Âu đã đạt tốc độ tăng trươgr cao, vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.

+ Hiện nay, mặc dù tỉ trọng kinh tế của Mỹ và Tây Âu trong nền kinh tế thế giới giảm dần; song, Mĩ và Tây Âu vẫn là những trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới.

I. Nước Mỹ

Câu hỏi trang 42 Lịch Sử 9: Nêu những nét chính về chính trị của nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991.

Trả lời:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà thay nhau cầm quyền ở Mỹ.

Hai đảng đều thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại nhằm phục vụ lợi ích cho nước Mỹ.

- Chính sách đối nội:

+ Chính quyền Mỹ thực hiện chính sách cải thiện tình hình chính trị xã hội, giải quyết những khó khăn trong nước.

+ Ban hành hàng loạt đạo luật như cấm Đảng Cộng sản Mỹ hoạt động, chống lại phong trào đấu tranh của công nhân.

- Chính sách đối ngoại:

+ Đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới; lôi kéo, khống chế các nước đồng minh.

+ Tăng cường chạy đua vũ trang trong bối cảnh của Chiến tranh lạnh.

+ Từ những năm 80 của thế kỉ XX, xu hướng đối thoại và hoà hoãn chiếm ưu thế, Mỹ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989).

+ Thiết lập các liên minh quân sự, thiết lập chính quyền thân Mỹ ở một số nước.

Câu hỏi trang 43 Lịch Sử 9: Nêu những nét chính về kinh tế của nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991.

Trả lời:

- Từ năm 1945 đến năm 1973, kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ.

+ Năm 1948, sản lượng công nghiệp Mỹ chiếm 56,4 % tổng sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản.

+ Năm 1949, sản lượng nông nghiệp của Mỹ bằng hai lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại.

+ Mỹ sở hữu hơn 50 % số tàu thuyền đi lại trên mặt biển.

+ Nền kinh tế Mỹ chiếm gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

- Từ năm 1973 đến năm 1991:

+ Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài đến năm 1982.

+ Từ năm 1983, kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tuy không còn giữ ưu thế tuyệt đối như giai đoạn trước, nhưng Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế - tài chính.

II. Các nước Tây Âu

Câu hỏi trang 44 Lịch Sử 9: Nêu những nét chính về chính trị của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.

Trả lời:

- Mặc dù mỗi nước có những nét khác nhau, nhưng nhìn chung các nước Tây Âu đều thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại cơ bản giống nhau.

- Chính sách đối nội:

+ Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, thực hiện nhiều cải cách tự do, dân chủ.

+ Ổn định tình hình chính trị - xã hội, khôi phục kinh tế.

+ Ngăn cản các phong trào đấu tranh của công nhân.

- Chính sách đối ngoại:

+ Khôi phục ách thống trị đối với các nước thuộc địa trước đây và từng bước phi thực dân hoá.

+ Liên minh với Mỹ, tham gia khối quân sự NATO.

+ Thực hiện chính sách liên minh khu vực trong quan hệ đối ngoại từ những năm 60, 70 của thế kỉ XX.

Câu hỏi trang 45 Lịch Sử 9: Nêu những nét chính về kinh tế của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.

Trả lời:

- Từ năm 1945 đến năm 1950, để khôi phục kinh tế, nhiều nước Tây Âu đã nhận viện trợ của Mỹ theo “Kế hoạch phục hưng châu Âu”, còn gọi là Kế hoạch Mác-san. Nhờ đó, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mỹ.

- Từ năm 1950 đến năm 1973, các nước Tây Âu bước vào thời kì phát triển.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm của các nước Tây Âu là 4,6 %.

+ Năm 1967, Cộng đồng châu Âu chính thức ra đời sau một quá trình liên kết, hợp tác trên các lĩnh vực của các nước Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. Quá trình liên kết, hợp tác sau đó tiếp tục được đẩy mạnh, thúc đẩy kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng.

+ Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu đã đuổi kịp và vượt Mỹ về một số mặt. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới tư bản.

- Từ năm 1973 đến năm 1991:

+ Các nước Tây Âu chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng năng lượng, nền kinh tế bị suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định rồi từng bước phục hồi vào những năm 80 của thế kỉ XX.

+ Trong giai đoạn này, Tây Âu vẫn là một trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới tư bản.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 45 Lịch Sử 9: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 vào vở ghi.

Trả lời:

(*) Sơ đồ 1: Nước Mĩ (1945-1991)

Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ

(*) Sơ đồ 2: Tây Âu (1945-1991)

Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ

Vận dụng 2 trang 45 Lịch Sử 9: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet,... giới thiệu một thành tựu tiêu biểu của nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Trả lời:

(*) Tham khảo: Mỹ phóng tàu vũ trụ, đưa con người lên Mặt Trăng (1969)

Tàu không gian Apollo được phóng lên bởi tên lửa đẩy Saturn V tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy thuộc Đảo Merritt, Florida, Mỹ vào ngày 16 tháng 7 năm 1969.  Sự kiện này khi đó gây chấn động thế giới, đánh dấu bước nhảy vọt của ngành hàng không vũ trụ Mỹ so với các nước trên thế giới.

Apollo 11 là chuyến bay có người lái thứ năm của Chương trình Apollo của NASA. Tàu không gian Apollo có ba bộ phận: một Mô-đun Điều khiển với cabin cho ba Phi hành gia cùng với phần duy nhất hạ cánh xuống Trái Đất; một Mô-đun Phục vụ có chức năng hỗ trợ Mô-đun Điều khiển với lực đẩy, năng lượng điện, Oxy và nước; và Mô-đun Mặt Trăng giúp cho việc hạ cánh trên Mặt Trăng.

Ngày 25/7/1976, phi thuyền Apollo 11 trở về tới Trái Đất và hạ cánh an toàn ở vùng biển tây nam Thái Bình Dương sau khi bay hết quãng đường 13,3 triệu km, kết thúc hiệu quả Cuộc đua Không gian và hoàn thành mục tiêu quốc gia được đề ra năm 1961 bởi Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy.

Sau Apollo 11, Mỹ còn thực hiện thêm 5 sứ mệnh đưa con người lên Mặt trăng khác, chuyến bay cuối cùng là Apollo 17, mặc dù trước đó NASA đã lên kế hoạch cho 3 nhiệm vụ khác là Apollo 18, Apollo 19 và Apollo 20.

Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 9: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

I. Nước Mỹ

1. Tình hình chính trị

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà thay nhau cầm quyền ở Mỹ.

Hai đảng đều thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại nhằm phục vụ lợi ích cho nước Mỹ.

- Chính sách đối nội:

+ Chính quyền Mỹ thực hiện chính sách cải thiện tình hình chính trị xã hội, giải quyết những khó khăn trong nước.

+ Ban hành hàng loạt đạo luật như cấm Đảng Cộng sản Mỹ hoạt động, chống lại phong trào đấu tranh của công nhân.

- Chính sách đối ngoại:

+ Đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới; lôi kéo, khống chế các nước đồng minh.

+ Tăng cường chạy đua vũ trang trong bối cảnh của Chiến tranh lạnh.

+ Từ những năm 80 của thế kỉ XX, xu hướng đối thoại và hoà hoãn chiếm ưu thế, Mỹ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989).

+ Thiết lập các liên minh quân sự, thiết lập chính quyền thân Mỹ ở một số nước.

2. Tình hình kinh tế

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ.

+ Năm 1948, sản lượng công nghiệp Mỹ chiếm 56,4 % tổng sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản.

+ Năm 1949, sản lượng nông nghiệp của Mỹ bằng hai lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại.

+ Mỹ sở hữu hơn 50 % số tàu thuyền đi lại trên mặt biển.

+ Nền kinh tế Mỹ chiếm gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

- Từ năm 1973 đến năm 1991:

+ Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài đến năm 1982.

+ Từ năm 1983, kinh tế Mỹ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tuy không còn giữ ưu thế tuyệt đối như giai đoạn trước, nhưng Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế - tài chính.

Bài 9: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới khánh thành ở thành phố Niu Y-oóc, Mỹ (1973)

II. Các nước Tây Âu

1. Tình hình chính trị

- Mặc dù mỗi nước có những nét khác nhau, nhưng nhìn chung các nước Tây Âu đều thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại cơ bản giống nhau.

- Chính sách đối nội:

+ Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, thực hiện nhiều cải cách tự do, dân chủ.

+ Ổn định tình hình chính trị - xã hội, khôi phục kinh tế.

+ Ngăn cản các phong trào đấu tranh của công nhân.

- Chính sách đối ngoại:

+ Khôi phục ách thống trị đối với các nước thuộc địa trước đây và từng bước phi thực dân hoá.

+ Liên minh với Mỹ, tham gia khối quân sự NATO.

+ Thực hiện chính sách liên minh khu vực trong quan hệ đối ngoại từ những năm 60, 70 của thế kỉ XX.

Bài 9: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Lễ kí kết, thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949)

2. Tình hình kinh tế

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, để khôi phục kinh tế, nhiều nước Tây Âu đã nhận viện trợ của Mỹ theo “Kế hoạch phục hưng châu Âu”, còn gọi là Kế hoạch Mác-san. Nhờ đó, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mỹ.

- Từ năm 1950 đến năm 1973, các nước Tây Âu bước vào thời kì phát triển.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm của các nước Tây Âu là 4,6 %.

+ Năm 1967, Cộng đồng châu Âu chính thức ra đời sau một quá trình liên kết, hợp tác trên các lĩnh vực của các nước Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. Quá trình liên kết, hợp tác sau đó tiếp tục được đẩy mạnh, thúc đẩy kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng.

+ Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu đã đuổi kịp và vượt Mỹ về một số mặt. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới tư bản.

Bài 9: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Cộng đồng kinh tế châu Âu ra đời vào 1957

- Từ năm 1973 đến năm 1991:

+ Các nước Tây Âu chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng năng lượng, nền kinh tế bị suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định rồi từng bước phục hồi vào những năm 80 của thế kỉ XX.

+ Trong giai đoạn này, Tây Âu vẫn là một trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới tư bản.

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 8. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Bài 9. Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm

Bài 10. Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Bài 11. Khu vực Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991

Bài 12. Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bài 13. Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954

Đánh giá

0

0 đánh giá