Giải SGK Lịch sử 9 Bài 14 (Cánh diều): Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

254

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Bài 14: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 14: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

Mở đầu trang 71 Bài 14 Lịch Sử 9: Vậy trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu tiêu biểu nào? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là gì?

Trả lời:

- Thành tựu tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong những năm 1954-1965:

+ Miền Bắc: hoàn thành cải cách ruộng đất; hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; đánh bại 2 lần chiến tranh phá hoại của Mỹ; chi viện cho miền Nam.

+ Miền Nam: lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ; hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) ở Việt Nam. Thắng lợi của cuộc kháng chiến này không chỉ có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc ta, mà còn có những ý nghĩa quốc tế lớn lao.

I. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965

Câu hỏi trang 72 Lịch Sử 9: Giới thiệu những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương sau chiến tranh (1954 - 1957).

Trả lời:

* Hoàn thành cải cách ruộng đất

- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, miền Bắc được giải phóng và chuyển sang thời kì mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Từ cuối năm 1953 đến năm 1956, miền Bắc tiến hành 5 đợt cải cách ruộng đất. Kết quả, có khoảng 81 vạn héc-ta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ của địa chủ đã bị tịch thu chia cho nông dân sản xuất.

* Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương sau chiến tranh

- Thành tựu trên lĩnh vực nông nghiệp:

+ Nông dân khai khẩn được nhiều diện tích ruộng đất bỏ hoang, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ; xây dựng mới và sửa chữa được nhiều công trình thuỷ Nông nghiệp nông.

+ Năm 1956, miền Bắc sản xuất được 4,0 triệu tấn thóc, bình quân đầu người đạt 304 kg, cao gấp nhiều lần so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Nạn đói cơ bản được giải quyết.

- Thành tựu trên lĩnh vực Công nghiệp:

+ Khôi phục và mở rộng sản xuất tại nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng: nhà máy dệt (Nam Định), nhà máy xi măng (Hải Phòng), các mỏ than ở Quảng Ninh,...; xây dựng các nhà máy cơ khí, diêm (Hà Nội),...

+ Đến năm 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp do Nhà nước quản lí.

- Thành tựu trên lĩnh vực Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

+ Các mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, nông cụ,... được chú trọng sản xuất, bảo đảm nhu cầu tối thiểu của nhân dân;

+ Hệ thống mậu dịch và hợp tác xã mua bản mở rộng, trao đổi hàng hoá giữa các địa phương thuận lợi.

+ Đến cuối năm 1957, miền Bắc có quan hệ buôn bán với 27 nước.

- Thành tựu trên lĩnh vực Giao thông vận tải:

+ Giao thông vận tải Khôi phục được gần 700 km đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng nghìn ki-lô-mét đường ô tô; xây dựng và mở rộng nhiều bến cảng ở Hải Phòng, Quảng Ninh,...;

+ Đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông

Câu hỏi trang 72 Lịch Sử 9: Cho biết ý nghĩa của những thành tựu nhân dân miền Bắc đạt được

Trả lời:

- Ý nghĩa của việc hoàn thành cải cách ruộng đất:

+ Khẩu hiệu “người cày có ruộng” trở thành hiện thực;

+ Bộ mặt nông thôn ở miền Bắc được thay đổi căn bản: giai cấp địa chủ phong kiến bị xoá bỏ; giai cấp nông dân được giải phóng; nông dân nghèo được chia ruộng đất, trở thành người làm chủ ở nông thôn, đã hăng hái lao động sản xuất.

- Ý nghĩa của việc khôi phục kinh tế: tạo nền tảng để nhân dân miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

Câu hỏi trang 73 Lịch Sử 9: Giới thiệu thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hoá (1958 - 1965). Cho biết ý nghĩa của những thành tựu đó.

Trả lời:

* Thành tựu:

- Trong những năm 1958 - 1960, miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, khâu chính là hợp tác hoá nông nghiệp:

+ Vận động nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nhà tư sản tham gia lao động tập thể trong các hợp tác xã.

+  Đến cuối năm 1960, công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp cơ bản hoàn thành, với trên 85 % số hộ nông dân vào hợp tác xã.

- Miền Bắc cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế:

+ Từ năm 1958, nhiều công trình quan trọng được xây dựng mới đã đi vào hoạt động, tiêu biểu là công trình thủy nông Bắc - Hưng - Hải, Nhà máy Cơ khí Hà Nội, Khu Gang thép Thái Nguyên,...

+ Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965), các ngành nghề đều dấy lên phong trào thi đua sôi nổi.

- Những tiến bộ về kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của văn hoá, giáo dục:

+ Năm học 1959 - 1960, miền Bắc có 6 300 trường (với 2,5 triệu học sinh, sinh viên), đến năm học 1964 - 1965 tăng lên hơn 9 000 trường phổ thông (với hơn 2,6 triệu học sinh);

+ Hệ thống đại học và trung học chuyên nghiệp có 18 trường (tăng gấp 2 lần so với năm học 1960 - 1961).

- Ý nghĩa:

+ Làm thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc.

+ Tạo nền tảng để nhân dân miền Bắc tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

Câu hỏi trang 74 Lịch Sử 9: Giới thiệu những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong việc chi viện cho cách mạng miền Nam (1954 - 1965). Cho biết ý nghĩa của việc xây dựng các tuyến đường Hồ Chí Minh.

Trả lời:

- Thành tựu:

+ Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc đóng vai trò là hậu phương lớn đối với sự nghiệp cách mạng cả nước: vừa là chỗ dựa về tinh thần, vừa thực hiện việc tiếp tế, chi viện thường xuyên cho cách mạng miền Nam.

+ Từ năm 1959, tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam trên bộ (dọc theo dãy núi Trường Sơn) và trên biển (dọc theo bờ biển) được hình thành và ngày càng phát triển, dài hàng nghìn cây số, nối liền hậu phương với tiền tuyến. Trong 5 năm (1961 - 1965), hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men cùng nhiều đơn vị vũ chiến trang và cán bộ được huấn luyện, đưa vào chiến trường miền Nam để tham gia đấu hoặc phục vụ chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng,...

- Ý nghĩa của việc xây dựng các tuyến đường Hồ Chí Minh:

+ Các tuyến đường Hồ Chí Minh là những tuyến đường huyết mạch, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển vũ khí, đạn dược, thuốc men cùng nhiều đơn vị vũ chiến trang và cán bộ được huấn luyện… từ miền Bắc vào miền Nam.

+ Sự ra đời của các tuyến đường Hồ Chí Minh (trên bộ và trên biển) còn là biểu hiện sự kết tinh sinh động của ý chí, quyết tâm cách mạng, quyết chiến đấu đến cùng để giành độc lập của toàn dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi trang 75 Lịch Sử 9: Mô tả những nét chính về phong trào Đồng khởi. Vì sao phong trào Đồng khởi đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?

Trả lời:

♦ Nét chính về phong trào Đồng Khởi:

- Bối cảnh:

+ Sau khi Pháp rút khỏi miền Nam, đế quốc Mỹ can thiệp và dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.

+ Từ năm 1957 đến năm 1959, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, từ chối tổng tuyển cử, thi hành chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, tăng cường khủng bố, đàn áp nhân dân miền Nam; thực hiện “Luật 10/59″ lê máy chém khắp miền Nam, giết hại nhiều người vô tội.

- Chủ trương của Đảng: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã quyết định:

+ Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ-Diệm.

+ Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.

- Diễn biến chính: Dưới ánh sáng nghị quyết của Đảng, phong trào nổi dậy của quần chúng bùng nổ.

+ Từ những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở các địa phương như: Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) (2-1959), Trà Bồng (Quảng Ngàn) (8-1959), phong trào quần chúng đã lan rộng khắp miền Nam, trở thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc Đồng khởi ở Bến Tre.

+ Từ Bến Tre, phong trào Đồng khởi lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ.

- Kết quả: Từng mảng lớn bộ máy cai trị của chính quyền địch ở thôn, xã bị phá vỡ, các uỷ ban nhân dân tự quản được thành lập, ruộng đất của địa chủ, cường hào bị tịch thu và chia cho dân cày nghèo.

♦ Giải thích: Phong trào Đồng khởi đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, vì:

- Giáng đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Câu hỏi trang 76 Lịch Sử 9: Quân dân miền Nam đã chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ - Diệm giành được thắng lợi như thế nào? Cho biết ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc.

Trả lời:

♦ Yêu cầu số 1: Thắng lợi của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ - Diệm

- Mặt trận quân sự:

+ Chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) → chứng tỏ khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của quân dân miền Nam; dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc-giết giặc lập công”.

+ Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964) → chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” phá sản về cơ bản.

+ Chiến thắng An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài,... → chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” phá sản hoàn toàn.

- Mặt trận chính trị: Đấu tranh chính trị diễn ra sôi nổi tại các đô thị lớn: Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng... lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài”,...

- Mặt trận chống phá bình định:

+ Diễn ra ở vùng nông thôn, lôi cuốn hàng chục triệu người tham gia.

+ Nhân dân kiên quyết bám đất, giữ làng; phá “ấp chiến lược”, lập làng chiến đấu.

♦ Yêu cầu số 2: Ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc.

- Chiến thắng Ấp Bắc - chiến thắng có ý nghĩa quan trọng, mở ra khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt".

- Đồng thời, khẩu hiệu “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” còn cho thấy tinh thần dũng cảm và ý chí đấu tranh quật khởi của quân dân mn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

II. Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975

Câu hỏi trang 77 Lịch Sử 9: Quân dân miền Nam đã chống chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ và giành thắng lợi như thế nào? Cho biết ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968.

Trả lời:

♦ Yêu cầu số 1: Thắng lợi của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ

- Mặt trận quân sự:

+ Giành thắng lợi mở đầu ở Núi Thành (1965), Vạn Tường (1965).

+ Chiến thắng trong hai mùa khô: 1965 - 1966 và 1966 - 1967.

+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968

- Mặt trận chính trị:

+ Ở thành thị, phong trào đấu tranh của công nhân, học sinh, sinh viên,... đòi Mỹ rút quân về nước, đòi tự do, dân chủ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ.

+ Vị thế và uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao.

- Mặt trận ngoại giao:

+ Đấu tranh ngoại giao được nâng lên thành một mặt trận từ đầu năm 1967.

+ Đàm phán chính thức giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đại diện Chính phủ Mỹ diễn ra tại Pa-ri (1968).

♦ Yêu cầu số 2: Ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968:

- Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoa” chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ"), chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

Câu hỏi trang 78 Lịch Sử 9: Miền Nam đã chống chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ và giành thắng lợi như thế nào? Cho biết ý nghĩa của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

Trả lời:

♦ Yêu cầu số 1: Thắng lợi của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ

- Thắng lợi trên mặt trận chính trị-ngoại giao:

+ Ngày 6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập.

+ Trong hai ngày 24 và 25 /4/1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp biểu thị quyết tâm chống đế quốc Mĩ.

+ Phong trào phá “ấp chiến lược” ở các vùng nông thôn diễn ra mạnh mẽ.

+ Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động, học sinh, sinh viên,... tại các đô thị diễn ra sôi nổi.

- Thắng lợi trên mặt trận quân sự:

+ Từ 30/4 đến 30/6/1970, liên quân Việt-Campuchia đã đánh bại cuộc hành quân xâm lược Campuchia của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

+ Từ ngày 12/2/1973 đến 23/3/1971, liên quân Việt-Lào đã đánh bại cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

+ Năm 1972, quân dân Việt Nam tiến hành cuộc Tiến công chiến lược

♦ Yêu cầu số 2: Ý nghĩa của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972: giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hoa” trở lại chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”) .

Câu hỏi trang 79 Lịch Sử 9: Mô tả những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong những năm 1965 - 1975. Đánh giá vai trò của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Trả lời:

- Thành tựu:

+ Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã hai lần tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân: lần 1 từ tháng 8-1964 đến tháng 11-1968, lần 2 từ tháng 4-1972 đến tháng 1-1973. Trong các cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, quân dân miền Bắc đã lập nhiều thành tích, đặc biệt là trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27-1-1973).

+ Bên cạnh việc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, trong những năm 1965-1975, miền Bắc vẫn tiếp tục nỗ lực chi viện cho cách mạng miền Nam.

- Đánh giá: Hậu phương miền Bắc là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến, đặc là ở giai đoạn cuối cuộc kháng chiến, tạo ra nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975.

Câu hỏi trang 80 Lịch Sử 9: Mô tả cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Cho biết ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh.

Trả lời

- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 diễn ra trong gần hai tháng, trải qua ba chiến dịch lớn:
+ Chiến dịch Tây Nguyên (4-3 đến 24-3-1975): Quân Giải phóng giành thắng lợi trong trận then chốt Buôn Ma Thuột, khiến hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển rồi sụp đổ. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

+ Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21-3 đến 29-3-1975): Quân Giải phóng tấn công, giải phóng thành phố Huế, toàn tỉnh Thừa Thiên và Đà Nẵng, mở ra khả năng giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975.

+ Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-4 đến 30-4-1975): Quân Giải phóng tấn công, giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Trưa ngày 30-4-1975, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

- Kết quả: Đến ngày 2-5-1975, toàn bộ miền Nam cùng các đảo và quần đảo hoàn toàn được giải phóng.

III. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Câu hỏi trang 81 Lịch Sử 9: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).

Trả lời:

a) Nguyên nhân thắng lợi

 Nguyên nhân chủ quan

- Sự lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc.

- Vai trò của hậu phương miền Bắc, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

 Nguyên nhân khách quan

- Tinh thần đoàn kết, sự phối hợp chiến đấu, giúp đỡ lẫn nhau của ba nước Đông Dương.

- Sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng tiến bộ, hoà bình, dân chủ và các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc, Liên Xô.

b) Ý nghĩa lịch sử

 Đối với Việt Nam

- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc ở Việt Nam, trên cơ sở đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

- Mở ra kỉ nguyên mới của Việt Nam: kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

 Đối với thế giới

- Tác động mạnh mẽ đến tình hình nước Mỹ và thế giới.

- Cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới nửa sau thế kỉ XX, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 81 Lịch Sử 9: Lập bảng thống kê những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954 - 1975) vào vở ghi.

Trả lời:

Giai đoạn

Thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Bắc

1954-1957

- Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương sau chiến tranh

1958-1965

- Cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hoá

1965-1973

- Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ

1954-1975

- Chi viện cho cách mạng miền Nam

 

Luyện tập 2 trang 81 Lịch Sử 9: Giới thiệu những thắng lợi tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân miền Nam.

Trả lời:

Giai đoạn

Thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Nam

1954-1960

- Phong trào Đồng khởi

1961-1965

- Chiến thắng Ấp Bắc, Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài

1965-1968

- Chiến thắng Vạn Tượng (1965)

- Đập tan 2 cuộc phản công chiến lược của quân Mĩ trong 2 mùa khô (1965-1966 và 1966-1967)

- Thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968)

1969-1973

- Thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

- Triệu tập Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương

- Thắng lợi trong cuộc tiến công chiến lược (1972)

1973-1975

- Chiến thắng Đường 14-Phước Long

- Thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

 

Vận dụng 3 trang 81 Lịch Sử 9: Sưu tầm và giới thiệu những khẩu hiệu tiêu biểu của hai miền Nam - Bắc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Cho biết ý nghĩa và thông điệp của những khẩu hiệu đó.

Trả lời:

- Khẩu hiệu tiêu biểu của miền Bắc:

+ “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”

+ “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

+ “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”.

+ “Sống bám cầu đường, chết kiên cường dũng cảm”

+ “Địch phá, ta sửa, ta đi”

- Khẩu hiệu tiêu biểu của miền Nam:

+ “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

+ “Tìm Mỹ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”.

Vận dụng 4 trang 81 Lịch Sử 9: Sưu tầm tư liệu quốc tế viết về sự kiện chiến thắng ngày 30-4-1975 ở Việt Nam. Chia sẽ những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Báo Go-đi-ân (Guardian) của Anh, số ra ngày 1 - 5 - 1975 với bài đăng trên trang nhất: "Sài Gòn đầu hàng với tiếng thở phào nhẹ nhõm", tường thuật lại cảnh quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn như sau: "Đám đông chào mừng chiến thầng trên đường Tự Do (Đồng Khởi), nhiều người còn nghi ngại, nhiều người vẫy tay chào đoàn quân. Từ trên những chiếc xe tăng, quân Giải phóng cười rạng rỡ, nhiều người chào lại đám đông và hô to: Xin chào !....”

Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13. Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954

Bài 14. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

Bài 15. Việt Nam từ năm 1975 đến 1991

Bài 16. Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay

Bài 17. Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay

Bài 18. Nước Mỹ từ năm 1991 đến nay

Đánh giá

0

0 đánh giá