Lý thuyết Saccharose và maltose (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024)

1.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Bài 5: Saccharose và maltose sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 12.

Lý thuyết Hóa học 12 Bài 5: Saccharose và maltose

A. Lý thuyết Saccharose và maltose

I. Cấu tạo phân tử

Saccharose có công thức phân tử C12H22O11, cấu tạo từ một đơn vị α- glucose và một đơn vị β- fructose qua liên kết α- 1,2 – glycoside.

 Lý thuyết Saccharose và maltose (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 3)

Maltose có công thức phân tử C12H22O11, cấu tạo từ hai đơn vị glucose qua liên kết α-1,4 – glycoside.

 Lý thuyết Saccharose và maltose (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 2)

II. Tính chất hóa học của saccharose

1. Tính chất của polyalcohol

Phân tử saccharose có nhiều nhóm hydroxyl kề nhau, nên dung dịch chất này có thể hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo thành dung dịch có màu xanh lam.

2C12H22O11 + Cu(OH)2  (C12H21O11)2Cu + 2H2O

2. Phản ứng thủy phân

Saccharose bị thủy phân trong môi trường acid hoặc dưới tác dụng của enzyme, tạo thành glucose và fructose

 Lý thuyết Saccharose và maltose (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 1)

III. Trạng thái tự nhiên và ứng dụng

1. Saccharose

- Saccharose là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước

- Saccharose được tổng hợp trong thực vật từ glucose và fructose. Được ứng dụng trong sản xuất thực phẩm như bánh, kẹo, nước giải khát và đồ uống có gas.

2. Maltose

Maltose là chất rắn, có vị ngọt, dễ tan trong nước. Được ứng dụng làm nguyên liệu sản xuất bia và chất tạo ngọt cho một số loại bánh kẹo.

Sơ đồ tư duy Saccharose và maltose

B. Trắc nghiệm Saccharose và maltose

Câu 1. Chất nào dưới đây không có phản ứng tráng bạc khi cho phản ứng với thuốc thử Tollens?

A. Saccharose.

B. Glucose.

C. Maltose.

D. Fructose.

Đáp án đúng là: A

Saccharose không có −OH hemiacetal, không mở vòng nên không tham gia phản ứng tráng bạc

Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Maltose không có nhóm −OH hemiacetal.

B. Một phân tử saccharose gồm hai đơn vị α-glucose.

C. Hai đơn vị α-glucose trong maltose liên kết với nhau bằng liên kết α-1,2-glycoside.

D. Saccharose và maltose có cùng công thức phân tử.

Đáp án đúng là: D

Saccharose và maltose là đồng phân của nhau, có cùng công thức phân tử là C12H22O11

Câu 3. Số nguyên tử carbon trong phân tử saccharose là

A. 6. 

B. 5. 

C. 12.

D. 10.

Đáp án đúng là: C

Saccharose có công thức phân tử là C12H22O11 ­nên số C là 12.

Câu 4. Cho các phát biểu sau:

(a) Saccharose là một monosaccharide.

(b) Saccharose là chất rắn, vị ngọt, tan tốt trong nước ở điều kiện thường.

(c) Maltose là đồng phân của saccharose.

(d) Maltose có vị ngọt hơn glucose.

(e) Saccharose và maltose đều có cấu tạo dạng mạch hở và mạch vòng.

Số phát biểu đúng là

A. 2. 

B. 3. 

C. 4. 

D. 5.

Đáp án đúng là: B

Bao gồm: b, c, d.

(a) Sai vì saccharose là một dissacharide.

(e) Sai vì saccharose chỉ có cấu tạo dạng mạch vòng.

Câu 5. X là một disacchride có nhiều trong củ cải đường. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường acid thu được Y có khả năng làm mất màu nước bromine. Tên gọi của X và Y lần lượt là

A. Maltose, glucose.                

B. Saccharose, fructose.

C. Saccharose, glucose. 

D. Maltose, fructose.

Đáp án đúng là: C

X là một disacchride có nhiều trong củ cải đường ⟹ X là saccharose

Thủy phân hoàn toàn saccharose trong môi trường acid thu được glucose và fructose.

Vì Y có khả năng làm mất màu nước bromine ⟹ Y là glucose

Vậy tên gọi của X và Y lần lượt là saccharose và glucose.

Câu 6. Một phân tử maltose có

A. một đơn vị β-glucose và một đơn vị β-fructose.

B. một đơn vị β-glucose và một đơn vị α-fructose.

C. hai đơn vị α-glucose.

D. một đơn vị α-glucose và một đơn vị β-fructose.

Đáp án đúng là: C

Maltose có công thức phân tử C12H22O11, cấu tạo từ hai đơn vị 𝛼-glucose qua liên kết 𝛼-1,4-glycoside.

Câu 7. Saccharose là một loại disaccharide có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccharose là

A. C6H12O6.

B. (C6H10O5)n       

C. C12H22O11.       

D. C2H4O2.

Đáp án đúng là: C

Saccharose có công thức phân tử C12H22O11.

Câu 8. Carbohydrate nào dưới đây không có nhóm −OH hemiacetal (hoặc hemikatal)?

A. Glucose.

B. Fructose.

C. Saccharose.     

D. Maltose

Đáp án đúng là: C

Saccharose không có nhóm −OH hemiacetal (hoặc hemikatal)

Công thức cấu tạo của saccharose:

Trắc nghiệm Hóa học 12 Kết nối tri thức Bài 5 (có đáp án): Saccharose và maltose

Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Saccharose và fructose là đồng phân của nhau.

B. Saccharose chỉ có cấu tạo dạng mạch vòng.

C. Maltose có nhiều trong mạch nha.

D. Saccharose và maltose đều là disaccharide.

Đáp án đúng là: A

Saccharose thuộc loại disaccharide còn fructose thuộc loại monosaccharide nên chúng không là đồng phân của nhau

Câu 10. Một phân tử saccharose có

A. một đơn vị β-glucose và một đơn vị β-fructose.

B. một đơn vị β-glucose và một đơn vị α-fructose.

C. hai đơn vị α-glucose.

D. một đơn vị α-glucose và một đơn vị β-fructose.

Đáp án đúng là: D

Saccharose có công thức phân tử C12H22O11, cấu tạo từ một đơn vị α-glucose và một đơn vị β-fructose qua liên kết 𝛼-1,2-glycoside.

Câu 11. Xét các phát biểu về saccharose và maltose.

a. Saccharose và maltose đều có công thức phân tử C12H22O11 nên chúng là đồng đẳng của nhau.

b. Mỗi phân tử saccharose và maltose đều gồm hai đơn vị monosaccharide.

c. Saccharose có nhiều trong cây mía, củ cải đường, hoa thốt nốt còn maltose có nhiều trong mạch nha.

d. Saccharose và maltose đều có cấu tạo dạng mạch hở và mạch vòng.

a. Sai vì saccharose và maltose có cùng công thức phân tử nên chúng là đồng phân của nhau.

b. Đúng vì saccharose gồm 1 gốc glucose và 1 gốc fructose còn maltose gồm 2 gốc glucose

c. Đúng.

d. Sai vì saccharose chỉ có cấu tạo dạng mạch vòng.

Câu 12. Maltose là một trong các disaccharide.

a. Maltose là chất rắn, vị ngọt, tan tốt trong nước ở điều kiện thường.

b. Maltose có trong ngũ cốc nảy mầm, mạch nha nên còn được gọi là đường mạch nha.

c. Maltose được tạo ra chủ yếu do quá trình lên men glucose.

d. Maltose được dùng làm nguyên liệu để sản xuất bia và chất tạo ngọt cho một số bánh kẹo.

a. Đúng.

b. Đúng.

c. Sai vì maltose được tạo ra chủ yếu do quá trình thủy phân tinh bột.

d. Đúng.

Câu 13. Cho các chất: ethyl alcohol, glycerol, acetic aldehyde, formic acid, glucose, fructose, saccharose. Có bao nhiêu chất có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở điều kiện thường?

Đáp số: 5.

Bao gồm: glycerol, formic acid, glucose, fructose, saccharose.

Trong đó những chất có phản ứng của polyalcohol (có nhóm −OH liền kề) là: glycerol, glucose, fructose, saccharose ⟹ tạo phức màu xanh lam.

Phản ứng của formic acid với Cu(OH)2 là phản ứng acid – base tạo muối tan.

Câu 14. Cho các phát biểu:

(a) Maltose được tạo ra chủ yếu do quá trình lên men glucose.

(b) Saccharose có cả cấu tạo dạng mạch hở và dạng mạch vòng.

(c) Mỗi phân tử maltose gồm 2 đơn vị β-glucose.

(d) Hai đơn vị glucose trong phân tử maltose liên kết với nhau bằng liên kết α-1,2-glycoside.

(e) Phân tử maltose không có nhóm −OH hemiacetal.

Có bao nhiêu phát biểu không đúng?

Đáp số: 5.

(a) Sai vì maltose tạo ra do quá trình thủy phân tinh bột.

(b) Sai vì saccharose chỉ có cấu tạo dạng mạch vòng.

(c) Sai vì mỗi phân tử maltose gồm 2 đơn vị α-glucose.

(d) Sai vì hai đơn vị glucose trong phân tử maltose liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glycoside.

(e) Sai vì phân tử maltose có thể mở vòng do có nhóm −OH hemiacetal.

Câu 15. Trong công nghiệp, saccharose là nguyên liệu để thủy phân thành glucose và fructose dùng trong kĩ thuật tráng gương, ruột phích. Để thu được 27 kg glucose cần thủy phân m kg saccharose với hiệu suất phản ứng là 57%. Giá trị của m là

Đáp số: 90.

PTHH:  C12H22O11    +    H2H+/enzyme C6H12O6 (G) + C6H12O6 (F)

                 342 g                              →           180 g

mSaccharose=27.342180.57%=90kg    H=57%             27 kg

Vậy giá trị của m là 90.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá