Giải SBT Hóa 12 Bài 5 (Kết nối tri thức): Saccharose và maltose

0.9 K

Với giải sách bài tập Hóa học 12 Bài 5: Saccharose và maltose sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 12 Bài 5: Saccharose và maltose

Câu 5.1 trang 19 SBT Hóa học 12: Saccharose được cấu tạo từ:

A. hai đơn vị glucose qua liên kết α-1,4-glycoside.

B. một đơn vị glucose và một đơn vị fructose qua liên kết α-1,2-glycoside.

C. hai đơn vị fructose qua liên kết β-1,4-glycoside.

D. một đơn vị glucose và một đơn vị galactose qua liên kết α-1,4-glycoside.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Saccharose được cấu tạo từ: một đơn vị glucose và một đơn vị fructose qua liên kết α-1,2-glycoside.

Câu 5.2 trang 19 SBT Hóa học 12: Maltose được tạo ra từ quá trình nào sau đây?

A. Thuỷ phân saccharose.

B. Thuỷ phân tinh bột.

C. Kết hợp glucose và fructose.

D. Lên men ethanol.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Maltose được tạo ra từ quá trình thuỷ phân tinh bột.

Câu 5.3 trang 19 SBT Hóa học 12: Saccharose tham gia phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng với thuốc thử Tollens.

B. Phản ứng với mước bromine.

C. Phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

D. Phản ứng thuỷ phân trong môi trường kiểm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Saccharose phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Câu 5.4 trang 19 SBT Hóa học 12: Phản ứng đặc trưng của maltose là

A. phản ứng với dung dịch NaOH.

B. phản ứng màu với iodine.

C. phản ứng thuỷ phân tạo ra glucose.

D. phản ứng lên men trực tiếp tạo ra ethanol.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Phản ứng đặc trưng của maltose là phản ứng thuỷ phân tạo ra glucose.

Câu 5.5 trang 20 SBT Hóa học 12: Saccharose và maltose đều tham gia phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng với thuốc thử Tollens.

B. Phản ứng thuỷ phân trong môi trường acid.

C. Phản ứng với dung dịch nước bromine.

D. Phản ứng với Cu(OH), tạo kết tủa đỏ gạch.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Saccharose và maltose đều là disaccharide nên đều tham gia phản ứng thuỷ phân trong môi trường acid.

Câu 5.6 trang 20 SBT Hóa học 12: Saccharose thường được tìm thấy trong loại thực vật nào sau đây?

A. Cây đậu nành.

B. Cây lúa mì.

C. Cây mía.

D. Cây cà phê.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Saccharose có nhiều trong cây mía.

Câu 5.7 trang 20 SBT Hóa học 12: Các phát biểu về cấu tạo của saccharose và maltose:

a) Maltose được tạo thành từ hai đơn vị fructose.

b) Maltose có liên kết α-1,4-glycoside giữa hai đơn vị glucose.

c) Phân tử saccharose chứa một liên kết β-1,2-glycoside.

d) Phân tử saccharose chỉ tồn tại dạng mạch vòng.

Lời giải:

a) Sai vì maltose được tạo thành từ hai đơn vị glucose;

b) Đúng;

c) Sai vì phân tử saccharose chứa một liên kết α-1,2-glycoside.

d) Đúng.

Câu 5.8 trang 20 SBT Hóa học 12: Các phát biểu về tính chất của saccharose và maltose:

a) Saccharose không thể tạo dung dịch màu xanh lam khi phản ứng với Cu(OH)2.

b) Saccharose không phản ứng với thuốc thử Tollens.

c) Saccharose có thể bị thuỷ phân thành glucose và fructose.

d) Maltose có thể phản ứng với thuốc thử Tollens và làm mất màu nước bromine.

Lời giải:

a) Sai vì saccharose tạo dung dịch màu xanh lam khi phản ứng với Cu(OH)2.

b) Đúng.

c) Đúng;

d) Đúng.

Câu 5.9 trang 20 SBT Hóa học 12: Các phát biểu về trạng thái tự nhiên và ứng dụng của saccharose và maltose:

a) Saccharose và maltose thường được sử dụng trong sản xuất bánh kẹo.

b) Saccharose là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho con người.

c) Saccharose có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt.

d) Maltose có trong một số hạt nảy mầm từ quá trình thuỷ phân tính bột.

Lời giải:

a) Đúng;

b) Đúng;

c) Đúng;

d) Đúng.

Câu 5.10 trang 20 SBT Hóa học 12: Tại sao maltose có thể phản ứng với thuốc thử Tollens, dung dịch nước bromine, còn saccharose không thể tham gia các phản ứng này?

Lời giải:

Dạng mạch hở của maltose chứa nhóm aldehyde nên maltose có thể phản ứng với thuốc thử Tollens hay dung dịch nước bromine. Saccharose chỉ tồn tại dạng mạch vòng, không chứa nhóm aldehyde.

Câu 5.11 trang 20 SBT Hóa học 12: Tại sao khi đun nóng saccharose với dung dịch HCl thu được dung dịch phản ứng với Cu(OH)2, (có mặt dung dịch NaOH, đun nóng), tạo kết tủa đỏ gạch? Viết phương trình hoá học minh hoạ.

Lời giải:

Phản ứng thuỷ phân saccharose trong môi trường acid tạo glucose và fructose. Hai chất này phản ứng được với Cu(OH)2, trong dung dịch NaOH, đun nóng, tạo kết tủa đỏ gạch.

Phương trình hoá học:

C12H22O11 + H2to C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose)

C6H12O6 + 2Cu(OH)2 + NaOH to CH2OH[CHOH]4COONa + Cu2O + 3H2O

Câu 5.12 trang 21 SBT Hóa học 12: Việc tiêu thụ maltose và saccharose trong chế độ ăn uống hằng ngày ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng như thế nào?

Lời giải:

Tiêu thụ nhiều saccharose và maltose trong chế độ ăn uống hằng ngày có thể tăng nguy cơ sâu răng do chúng cung cấp nguồn thức ăn cho vi khuẩn gây hại trong miệng và chuyển hoá thành acid gây hại cho men răng.

Câu 5.13 trang 21 SBT Hóa học 12: Hãy tìm hiểu thông tin để đánh giá lời khuyên "Giảm tiêu thụ đường tinh luyện và sử dụng loại đường tự nhiên thay thế đường tinh luyện khi có thể".

Lời giải:

Đây là lời khuyên hợp lí vì: Đường tinh luyện được hấp thụ nhanh chóng vào máu, làm tăng đột biến lượng đường (glucose) trong máu. Do đó, cơ thể phải sản xuất insulin liên tục để hạ mức đường huyết, dẫn đến áp lực lên tuyến tụy và có thể gây ra tình trạng kháng insulin, là tiền thân của bệnh tiểu đường loại 2. Đồng thời việc tiêu thụ đường tinh luyện quá nhiều cũng liên quan đến bệnh béo phì, bệnh tim mạch.....

Ngoài ra, các loại quả, thực phẩm chứa đường tự nhiên thường chứa các dưỡng chất bổ sung như vitamin, khoáng chất và chất xơ… Chất xơ đặc biệt quan trọng, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, giảm tác động tiêu cực lên mức đường trong máu và giúp cải thiện sức khoẻ đường ruột.

Câu 5.14 trang 21 SBT Hóa học 12: Trong quá trình sản xuất bia, maltose được tạo ra từ quá trình lên men của mạch nha. Một nhà máy bia dự định sản xuất 10.000 kg maltose để đáp ứng nhu cầu sản xuất bia thì nhà mày này cần nhập bao nhiêu bao mạch nha? (Biết 1 kg mạch nha có thể tạo ra 0,8 kg maltose, khối lượng mỗi bao là 50 kg.)

Lời giải:

- Khối lượng mạch nha cần có: 100000,8=12500(kg).

- Số bao mạch nha cần nhập: 1250050=250(bao).

Lý thuyết Saccharose và maltose

I. Cấu tạo phân tử

Saccharose có công thức phân tử C12H22O11, cấu tạo từ một đơn vị α- glucose và một đơn vị β- fructose qua liên kết α- 1,2 – glycoside.

 Lý thuyết Saccharose và maltose (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 3)

Maltose có công thức phân tử C12H22O11, cấu tạo từ hai đơn vị glucose qua liên kết α-1,4 – glycoside.

 Lý thuyết Saccharose và maltose (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 2)

II. Tính chất hóa học của saccharose

1. Tính chất của polyalcohol

Phân tử saccharose có nhiều nhóm hydroxyl kề nhau, nên dung dịch chất này có thể hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo thành dung dịch có màu xanh lam.

2C12H22O11 + Cu(OH)2  (C12H21O11)2Cu + 2H2O

2. Phản ứng thủy phân

Saccharose bị thủy phân trong môi trường acid hoặc dưới tác dụng của enzyme, tạo thành glucose và fructose

 Lý thuyết Saccharose và maltose (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 1)

III. Trạng thái tự nhiên và ứng dụng

1. Saccharose

- Saccharose là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước

- Saccharose được tổng hợp trong thực vật từ glucose và fructose. Được ứng dụng trong sản xuất thực phẩm như bánh, kẹo, nước giải khát và đồ uống có gas.

2. Maltose

Maltose là chất rắn, có vị ngọt, dễ tan trong nước. Được ứng dụng làm nguyên liệu sản xuất bia và chất tạo ngọt cho một số loại bánh kẹo.

Xem thêm các bài giải SBT Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá