TOP 10 Trường bạn tổ chức một buổi báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

275

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Trường bạn tổ chức một buổi báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Trường bạn tổ chức một buổi báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Đề bài: "Trường bạn tổ chức một buổi báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội. Đề tài nghiên cứu của nhóm bạn được chọn để báo cáo. Bạn và các thành viên cần chuẩn bị để thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm.
- Nhận xét, đánh giá nội dung và cách thức thuyết trình của các nhóm khác. "
.

TOP 10 Viết báo cáo về vấn đề Thực trạng lạm dụng mạng xã hội của học sinh (ảnh 1)

Trường bạn tổ chức một buổi báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - Mẫu 1

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN - THẢM HỌA SÓNG THẦN

1. Giới thiệu

Sóng thần là một trong những thảm họa tự nhiên khủng khiếp nhất mà con người từng phải đối mặt. Hiện tượng này gây ra những tác động nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế và môi trường của các khu vực ven biển. Báo cáo này nhằm đánh giá các nguyên nhân, tác động và biện pháp phòng ngừa, ứng phó với sóng thần.

2. Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập dữ liệu: Sử dụng các báo cáo nghiên cứu, dữ liệu thống kê từ các tổ chức quốc gia và quốc tế về các trận sóng thần lịch sử.

- Phân tích dữ liệu: Đánh giá các yếu tố như địa chất, địa hình, hoạt động địa chấn và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành và tác động của sóng thần.

- Nghiên cứu các trường hợp và mô hình hóa: Phân tích các trường hợp sóng thần nổi bật trên thế giới để rút ra kinh nghiệm và các giải pháp phòng ngừa.

3. Kết quả nghiên cứu

- Nguyên nhân và cơ chế hình thành sóng thần: Đánh giá vai trò của động lực học địa chất như động đất dưới biển, sự chuyển động của mảng đá, hoặc sự sụp đổ của núi lửa.

- Tác động của sóng thần đến đời sống và môi trường: Phân tích tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển, cơ sở hạ tầng và sự mất mát của các nguồn lực tự nhiên.

- Biện pháp phòng ngừa và ứng phó: Đề xuất các biện pháp như xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, nâng cao năng lực ứng phó của cộng đồng, và phát triển kế hoạch dự phòng chi tiết.

4. Những kết luận và đề xuất

- Cần tăng cường hợp tác quốc tế: Đề xuất hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia để cùng nhau đối phó với sóng thần và chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ.

- Cần phát triển các chính sách bảo vệ môi trường: Đề xuất việc xây dựng và thực thi các chính sách bảo vệ môi trường biển và ven biển để giảm thiểu tác động của sóng thần.

- Cần tăng cường giáo dục và nhận thức cộng đồng: Đề xuất tăng cường giáo dục về các biện pháp ứng phó và sẵn sàng cho cộng đồng, từ đó giảm thiểu thiệt hại do sóng thần.

5. Kết luận

Sóng thần là một thảm họa tự nhiên nghiêm trọng, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng báo cáo này sẽ góp phần vào việc nâng cao nhận thức và sự sẵn sàng của cộng đồng trước mối nguy này.

Trường bạn tổ chức một buổi báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - Mẫu 2

Xin chào thầy/cô và các bạn, sau đây nhóm em xin trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu: Những ảnh hưởng của mạng facebook đối với học sinh Trường THPT Tây Hồ

1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh lớp 11 THPT Tây Hồ. 

Hiện nay, blog hay các mạng xã hội không còn xa lạ với chúng ta. Nó được biết đến như một cuốn nhật ký online, thu hút sự tham gia của đông đảo giới trẻ trên toàn thế giới. Facebook ngày càng được nhiều người biết đến là một trang 10 mạng xã hội nổi tiếng trên toàn thế giới và hiện đang tăng đột biến về số lượng người dùng tại Việt Nam. Facebook được sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, tạo ra sức hút, tốc độ lan truyền mạnh mẽ và đặc biệt thu hút sự chú ý, tham gia của đông đảo các bạn sinh viên. Và học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ cũng không phải là một ngoại lệ. Trong cuộc khảo sát 120 học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ về việc “Bạn có tham gia sử dụng trang mạng xã hội Facebook hay không?” thì có đến 96,6% trả lời có. Qua đó, cho thấy mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ  là rất cao và hầu như bất kì một bạn nào cũng có riêng ít nhất 1 tài khoản Facebook để tham gia chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh và giao lưu kết bạn. Về mức độ thời gian tham gia sử dụng Facebook thì đa số các bạn đã sử dụng Facebook trên 1 năm (chiếm 88,9%). Qua đó, phản ánh sự gắn bó lâu dài của các bạn học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ đối với Facebook. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, mạng xã hội Facebook có nhiều tác động tiêu cực dễ gây ảnh hưởng đến người tham gia sử dụng. Nhưng đối với các bạn sinh viên học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ thì có đến 83,9% cho rằng: Có thể tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của Facebook và có 16,1% nhận định ngược lại. Bên cạnh đó, khi được hỏi: “Trong tương lai, bạn có sẵn sàng bỏ facebook hay không?” thì có 69,9% là Không và 30,1% là Có. 

2. Mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ. 

Theo cuộc điều tra quy mô nhỏ tại khối 11, phần lớn học sinh sử dụng Facebook với 3 mục đích chính: Chia sẻ, cập nhật thông tin và hình ảnh: Đây có thể coi là mục đích chính chiếm đến 74,6% kết quả khảo sát. Phần lớn học sinh sử dụng Facebook thay thế cho nhật ký truyền thống, với tính năng lưu trữ trực tuyến. Mục đích thứ hai là giao lưu, kết nối bạn bè: Facebook là một không gian giao tiếp công cộng trực tuyến tạo liên kết dễ dàng, thuận tiện, nhanh nhất giữa con người với nhau thông qua nhiều hình thức liên kết rộng rãi chứ không bị giới hạn không gian và Facebook có sự thông minh cần thiết để gợi ý những người mà bạn có thể biết, thông qua số lượng bạn chung (Mutual Friends), nơi ở (Lives), nơi làm việc (Employers)… Vì thế, Facebook không chỉ giúp bạn tìm kiếm những mối quan hệ mới mà còn giúp bạn giữ liên lạc với những mối quan hệ cũ như: bạn bè, người thân. Cuối cùng là giải trí: Với hơn 500 nghìn ứng dụng giải trí hay, đa dạng và được đánh giá cao dành cho người sử dụng như: Games, Poke, Calendar, Youtube, Free Messenger... Facebook được các bạn học sinh lựa chọn như một nơi để giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi. Họ có thể chơi game, trò chuyện với gia đình, người thân, bạn bè. 3. Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR, ĐH Văn Lang. 3.1. Những tác động tích cực: Quá trình nghiên cứu cho thấy, đa số sinh viên khoa PR, trường Đại học Văn Lang tham gia Facebook để chia sẻ thông tin cá nhân và cập nhật thông tin của bạn bè, người thân. Thông qua Facebook, các bạn đã có nơi để thể hiện mình và chia sẻ những điều khó nói cùng bạn bè. Facebook tạo cho phần đông nhóm đối tượng khảo sát sự thoải mái về tinh thần khi được chia sẻ những suy nghĩ về cuộc sống cá nhân hay các vấn đề xã hội. Facebook còn là một công cụ hữu hiệu để thể hiện cá tính bản thân. Vì thế, nhiều tài khoản Facebook của các sinh viên khoa PR đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Facebook còn là một công cụ hỗ trợ cho sinh viên khoa PR mở rộng thêm mối quan hệ hay tìm kiếm lại những người quen biết. Trong cuộc khảo sát, tính năng “Kết bạn” là tính năng thứ 2 được các bạn yêu thích sau tính năng “Chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh” chiếm 17,5%. Một số thành viên khác thì sử dụng 13 Facebook để kinh doanh nhỏ (chủ yếu là quần áo, trang sức bán online) để tăng thêm thu nhập của bản thân. Điều này như một trải nghiệm thú vị đối với các bạn khi trực tiếp đàm phán, thuyết phục khách hàng mua những sản phẩm của mình thông qua Facebook. Có thể nói, đây là điều kiện giúp các bạn rèn luyện khả năng ứng xử trong kinh doanh thương mại điện tử. Ngoài ra một bộ phận nhỏ khác, thì sử dụng Facebook với tính chất giải trí. 

3. Những tác động tiêu cực

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, đa số các học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ sử dụng Facebook một cách thường xuyên (bất kì thời gian nào trong ngày, chiếm 34,9%). Tác động tiêu cực lớn nhất mà nhóm đối tượng khảo sát cho thấy đó là việc tốn thời gian (chiếm 52,4%). Khoảng thời gian sử dụng Facebook mỗi ngày từ 1 - 3 giờ đồng hồ và trên 3 tiếng đồng hồ chiếm đa số câu trả lời trong cuộc khảo sát (41,3% và 30,2%). Bên cạnh đó, học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ chưa nhận thức được những tác động tiêu cực đến tâm lý, sinh lý của bản thân do việc lạm dụng Facebook như: nghiện Facebook dễ gây béo phì, ảnh hưởng đến thời gian, sức 14 khỏe, công việc học tập và dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư, tật xấu... Ngoài ra, cũng có một bộ phận nhỏ các học sinh không biết mục đích sử dụng Facebook là gì?. Tuy nhiên, vì sự rủ rê của bạn bè nên họ cũng tạo tài khoản để bắt kịp xu hướng. Ngoài ra, 15,9% cho là Facebook không có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến bản thân đối tượng được khảo sát. Những cuộc giao tiếp ảo đó làm hạn chế khả năng giao tiếp, ứng xử trong đời sống thường ngày của nhóm đối tượng được khảo sát vì Facebook là nơi không quan sát được thái độ của người nghe. Ngoài ra, trên Facebook còn có những đối tượng phát ngôn những lời lẽ thiếu văn hóa cũng tác động đến ý thức và khả năng ứng xử của các đối tượng tham gia. Thậm chí có những bạn sử dụng mạng xã hội Facebook để nói xấu bạn bè và thầy cô. 

Việc dành nhiều thời gian sử dụng Facebook sẽ làm thay đổi thói quen hàng ngày của các bạn học sinh. Điều đáng nói, tác động của Facebook đã đi sâu vào tiềm thức của các bạn. Với sự hỗ trợ của những thiết bị điện tử hiện đại như: điện thoại thông minh, máy tính bảng… thì việc truy cập Facebook càng dễ dàng hơn.

4. Các biện pháp nâng cao tác động tích cực của mạng xã hội facebook đối với học sinh lớp 11 Trường THPT Tây Hồ. 

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều trang mạng xã hội, điển hình là Facebook, học sinh có nhiều cơ hội tham gia vào thế giới thông tin và kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận nhiều hệ tư tưởng và giá trị sống khác nhau. Vấn đề đặt ra là cần phải quản lý, định hướng việc sử dụng mạng xã hội Facebook như thế nào để đem đến hiệu quả thật sự cho học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ và hạn chế những mặt tiêu cực. 

- Mỗi cá nhân hãy tự hỏi xem bạn sử dụng Facebook để làm gì hay lý do đầu tiên để bạn quyết định đăng ký một tài khoản Facebook là gì? 

- Tự hoạch định cho bản thân khung thời gian hợp lý, cân bằng được giữa công việc, học tập và giải trí. Chỉ dành thời gian cho Facebook khi bạn thật sự rãnh rỗi hay muốn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. 

- Mọi tác động của Facebook nảy sinh ra đều do ý thức của người sử dụng, nếu ý thức không tốt sẽ dẫn đến những hành vi xấu. Vì thế, trước khi chia sẻ bất cứ nội dung gì lên Facebook, mỗi cá nhân phải xem xét nó có hại gì cho ai hay không, đừng chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân mà làm ảnh hưởng đến người khác. Và đặc biệt, các bạn học sinh phải có thái độ nghiêm túc trước mọi vấn đề. 2. Biện pháp từ cộng đồng. 

- Nhà trường, gia đình cần có sự hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho học sinh về việc sử dụng mạng xã hội Facebook một cách có ít, mang lại hiệu quả tốt và ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn của việc chia sẻ thông tin cá nhân lên Facebook. 

- Các nhà quản lý các cấp, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nên tạo sân chơi giải trí lành mạnh; giáo dục, tuyên truyền về những tác hại từ việc sử dụng mạng xã hội Facebook không đúng cách. Từ đó, hướng các bạn học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ không nên quá lệ thuộc vào mạng xã hội Facebook, giúp cho học sinh xây dựng nhiều mối quan hệ trong xã hội để trau dồi những kỹ năng giao tiếp, ứng xử. 

- Ngoài ra, xã hội cũng cần có những định hướng và giúp đỡ giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh tham gia vào các hoạt động thực tế, có ích cho bản thân và cộng đồng. Việc đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao tầm nhận thức của học sinh về các vấn đề chính trị, xã hội sẽ từng bước giúp học sinh có được bản lĩnh vững vàng xử lý được những thông tin tiếp cận từ nhiều chiều khác nhau. 

Kết luận: Mạng xã hội Facebook căn bản là một phần của xã hội ngày nay. Nó đã, đang và sẽ mang đến cho cuộc sống của con người ngày càng nhiều những tiện ích thú vị, tương tác cao cũng như sự tối đa hóa các chức năng. Tuy nhiên, mạng xã hội Facebook cũng là nơi dấy lên những tiêu cực khiến nhiều người lo lắng. Và chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho mạng xã hội Facebook. Bởi lẽ, nó đơn giản chỉ là một công cụ, một phương tiện được tạo ra để gắn kết mọi người trên toàn Thế giới. Nhưng chính những người tham gia, sử dụng lại không hiểu đúng mục đích đó nên đã sà đà và lạm dụng quá mức dẫn đến gây ra những sự việc không mong muốn. Tất cả là do hành vi và sự nhận thức ở cá nhân người tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook. Vì thế, mỗi học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ nên hiểu rõ những biện pháp từ bản thân và cộng đồng để tham gia vào mạng xã hội Facebook một cách tích cực nhất. Điều này sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhận thấy Facebook hữu ích hơn và có thể kiểm soát tốt những hoạt động “không tên” trên mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, mỗi cá nhân nên thể hiện trách nhiệm trong việc nâng cao tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với cộng đồng mạng nói chung và học sinh lớp 11 trường THPT Tây Hồ nói riêng.

Bài báo cáo đến đây là kết thúc, rất mong nhận được lời góp ý để bài báo cáo thêm hoàn thiện. Cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. 

TOP 10 Viết báo cáo về vấn đề Thực trạng lạm dụng mạng xã hội của học sinh (ảnh 2)

Trường bạn tổ chức một buổi báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - Mẫu 3

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI - HIỆN TƯỢNG PHỤ HUYNH ÁP LỰC ĐIỂM SỐ VỚI CON CÁI

1. Giới thiệu

Hiện tượng phụ huynh áp lực điểm số với con cái là một vấn đề xã hội nghiêm trọng đang gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và gia đình. Báo cáo này nhằm đánh giá các nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp để giảm thiểu áp lực này.

2. Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp khảo sát, phỏng vấn và phân tích các nghiên cứu trước đây về tình trạng áp lực điểm số từ phía phụ huynh.

- Phân tích dữ liệu: Đánh giá sự gia tăng áp lực điểm số, những yếu tố gia đình, xã hội và giáo dục ảnh hưởng đến hành vi này.

- Nghiên cứu trường hợp và điều tra: Tập trung vào các gia đình và trường hợp có mức độ áp lực cao để hiểu rõ hơn nguyên nhân và tác động của áp lực điểm số.

3. Kết quả nghiên cứu

- Nguyên nhân của áp lực điểm số từ phụ huynh: Đánh giá các yếu tố như sự cạnh tranh xã hội, kỳ vọng gia đình, áp lực kinh tế và sự so sánh với những trường hợp khác.

- Hậu quả của áp lực này đối với trẻ em: Phân tích tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý, sự tự tin và áp lực học tập không cần thiết.

- Các giải pháp và đề xuất: Đề xuất các biện pháp như tăng cường giáo dục phụ huynh về giá trị của sự cân bằng và phát triển toàn diện, khuyến khích phương pháp dạy dỗ tích cực hơn.

4. Những kết luận và đề xuất

- Cần xây dựng môi trường học tập lành mạnh: Đề xuất tăng cường sự hỗ trợ và khuyến khích cho học sinh phát triển theo năng lực riêng của mình.

- Cần thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường và gia đình: Đề xuất các chương trình giáo dục và hỗ trợ cho phụ huynh để họ có thể hiểu rõ hơn về quy trình học tập và giá trị của sự phát triển toàn diện.

- Cần nghiên cứu và phát triển chính sách hỗ trợ: Đề xuất nghiên cứu và áp dụng các chính sách nhằm giảm thiểu áp lực điểm số không cần thiết từ phía phụ huynh.

5. Kết luận

Áp lực điểm số từ phía phụ huynh đang là một vấn đề xã hội đáng quan ngại, cần sự chia sẻ và sự hợp tác để giải quyết. Hy vọng báo cáo này sẽ đóng góp vào việc nâng cao nhận thức và giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.

Trường bạn tổ chức một buổi báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - Mẫu 4

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN - HIỆN TƯỢNG BĂNG TAN

1. Giới thiệu

Băng tan là một hiện tượng tự nhiên quan trọng đối với hệ sinh thái và cuộc sống con người trên Trái Đất. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của băng tan đến môi trường, sự sống và các biện pháp ứng phó trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.

2. Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập dữ liệu: Sử dụng các tài liệu nghiên cứu, báo cáo từ các tổ chức quốc gia và quốc tế về biến đổi khí hậu và hiện tượng băng tan.

- Phân tích dữ liệu: Đánh giá sự gia tăng diện tích băng tan, tần suất và mức độ ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người.

- Nghiên cứu trường hợp và mô hình hóa: Phân tích các trường hợp hiện tượng băng tan nổi bật trên thế giới và xây dựng các mô hình dự báo tác động trong tương lai.

3. Kết quả nghiên cứu

- Nguyên nhân và hậu quả của băng tan: Đánh giá các nguyên nhân như biến đổi khí hậu, sự thay đổi của bề mặt đất, và tác động của các hoạt động con người như khai thác rừng và đô thị hóa.

- Tác động đến môi trường và cuộc sống: Phân tích ảnh hưởng của băng tan đến sự khô hạn, mất mát đa dạng sinh học, và nguy cơ dịch chuyển đô thị.

- Biện pháp ứng phó và giảm thiểu rủi ro: Đề xuất các biện pháp như bảo vệ rừng nguyên sinh, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên tự nhiên, và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.

4. Những kết luận và đề xuất

- Cần tăng cường hợp tác quốc tế: Đề xuất việc hợp tác giữa các quốc gia để giám sát và dự báo hiệu quả các biến đổi băng tan.

- Cần phát triển chính sách bảo vệ môi trường: Đề xuất nâng cao chất lượng quản lý môi trường, đặc biệt là trong các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi băng tan.

- Cần đầu tư vào nghiên cứu và giáo dục: Đề xuất đầu tư vào nghiên cứu về băng tan và giáo dục cộng đồng về các biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả.

5. Kết luận

Hiện tượng băng tan đang ngày càng trở thành một thách thức lớn đối với môi trường và con người. Qua nghiên cứu này, hy vọng rằng các thông tin và đề xuất có thể góp phần vào việc nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ môi trường trên toàn cầu.

Trường bạn tổ chức một buổi báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - Mẫu 5

Các bạn thân mến! Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có thể nói rằng: Con người, đặc biệt là giới trẻ không thể sống mà thiếu mạng xã hội đặc biệt là Facebook”. Việc sử dụng mạng xã hội tuy có nhiều mặt tích cực phục vụ cho cuộc sống nhưng bên cạnh đó, mạng xã hội cũng tác động tiêu cực không nhỏ đến cuộc sống giới trẻ.

Mạng xã hội, đặ biệt là Facebook là trang mạng thu hút nhiều bạn trẻ sử dụng. Đó là nơi giao lưu, kết bạn, nói chuyện, cập nhật tin tức của rất nhiều người. Facebook trước hết là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, chia sẻ của bạn bè, người thân. Facebook là nơi có thể đăng tải những clip, chia sẻ những tâm tư, tâm trạng, hỏi thăm bạn bè.

Facebook như một cuốn nhật ký ghi lại những ngày tháng kỉ niệm của chúng ta và bạn bè. Đó cũng là trang mạng truyền tải những thông điệp tốt đẹp trong cuộc sống đến với mọi người. Thông qua facebook, mọi người biết được người thân, bạn bè đang gặp khó khăn gì để hỏi thăm, giúp đỡ. Facebook còn là trang mạng nơi chúng ta học tập và tìm tòi những kiến thức mới.

Bên cạnh những lợi ích mà Facebook đem lại, việc dành thời gian quá nhiều cho Facebook có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và việc học hành của các bạn trẻ. Nhiều bạn trẻ dùng facebook như một nơi để trút giận, bất cứ chuyện gì bực mình ở đâu cũng đem lên Facebook cho mọi người bàn luận hay dùng Facebook để chửi người khác một cách công khai.

Facebook kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm, thu mình lại.

Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop. Nhiều bạn sao nhãng việc học hành chỉ vì dành thời gian lướt Facebook, nhiều bạn quên cả việc đọc sách, bỏ bê bài vở, kết quả học tập sa sút. Nguyên nhân của việc giới trẻ sử dụng Facebook một cách rộng rãi có lẽ chính là do sự hấp dẫn, mới lạ, tính giải trí cao trong việc sử dụng facebook.

Việc đăng lên một tấm ảnh hay một status rồi nhận được các lượt like và bình luận, hay việc chém gió với nhau hàng giờ trên facebook khiến nhiều bạn trẻ mất quá nhiều thời gian cho mạng xã hội. Facebook dễ dàng gây nghiện đặc biệt với giới trẻ. Từ năm 2010 đến nay, Facebook tăng vọt về số người sử dụng và con số ấy không ngừng tăng lên. Ngày nay, bất cứ ở đâu và bất cứ thời gian nào, ta cũng có thể bắt gặp các bạn trẻ cắm đầu vào Facebook, trong giờ học, trong giờ ăn, trước khi đi ngủ và ngay cả khi đang đi vệ sinh.

Họ bỏ cả nửa thời gian mỗi ngày để làm những công việc vô ích như lướt Facebook xem bạn bè có đăng ảnh mới không, xem ai có status gì không hay xem các chuyện trong showbiz,…Và có những người nghiện facebook đến nỗi mà làm bất cứ việc gì họ cũng đăng lên Facebook, đến mức ăn gì, uống gì, nghĩ gì, làm gì cũng đưa nó lên, thậm chí mua cái áo mới cũng đưa lên để mọi người chém gió, đi ngoài đường gió lạnh quá cũng dừng xe lại post cái status “lạnh quá”, thậm chí đang chạy thoát hiểm cũng vào facebook post cái status đã.

Là những con người của thế giới hiện đại, chúng ta phải làm thế nào để công nghệ phục vụ chúng ta chứ đừng để công nghệ chi phối cuộc sống chúng ta. Phải biết phân bố thời gian hợp lý trong việc sử dụng facebook. Làm thế nào để phân bố thời gian hợp lí giữa công việc, gia đình, bạn bè, giải trí,…và facebook? Không nên quá lệ thuộc vào mạng xã hội, thế giới ảo.

Cần xây dựng mối quan hệ ở thế giới thực tại, không nên quá sa đà, mất thời gian quá nhiều vào đó. Bạn nên dành thời gian vào những việc có ích hơn. Làm thế nào để Facebook không trở thành ông chủ, và chúng ta không trở thành những nô lệ của mạng xã hội? Tuổi trẻ chúng ta nhạy bén tiếp thu những cái đó nhưng hãy là người thông minh để dùng những cái đó một cách hiệu quả chứ không là nạn nhân của mạng xã hội.

Thời gian của đời người thật ngắn ngủi, không nên tiêu phí thời gian vào những điều vô bổ, thậm chí có hại. Làm sao tìm lại được thời gian đã mất ? Phải biết quý trọng thời gian, phải biết sống sao cho thật ý nghĩa. Cuộc sống thực vô cùng rộng lớn và hấp dẫn với bao điều bí ẩn, diệu kì sao ta lại chỉ đắm chìm trong thế giới ảo? Thời gian của đời người thật ngắn ngủi sao ta lại tiêu phí thời gian vào những điều vô bổ, thậm chí có hại?

Bạn có bao gờ tự hỏi mình: làm sao tìm lại được thời gian đã mất? Hãy biết quý cuộc sống này trong từng phút giây, sống sao cho thật ý nghĩa vì chúng ta còn trẻ còn rất nhiều việc phải học, phải làm chứ không phải dành thời gian trên những trang mạng vô bổ.

Trường bạn tổ chức một buổi báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - Mẫu 6

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA XẾP HÀNG NƠI CÔNG CỘNG

1. Giới thiệu

Hiện tượng văn hóa xếp hàng là một khía cạnh quan trọng của đời sống xã hội, đặc biệt là trong các không gian công cộng như siêu thị, bệnh viện, các sự kiện, v.v. Nghiên cứu này nhằm phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa xếp hàng, những tác động của nó đối với cộng đồng và các giải pháp để cải thiện văn hóa này.

2. Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp, phỏng vấn cộng đồng và quan sát thực địa để hiểu về thói quen xếp hàng và nhận thức của người dân.

- Phân tích dữ liệu: Đánh giá các yếu tố như nhân thức xã hội, giáo dục, văn hóa, kinh tế và chính sách ảnh hưởng đến hành vi xếp hàng.

- Nghiên cứu các trường hợp và so sánh: Khảo sát các nghiên cứu về văn hóa xếp hàng ở các quốc gia khác để so sánh và rút ra các kinh nghiệm hữu ích.

3. Kết quả nghiên cứu

- Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa xếp hàng: Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố giáo dục, pháp luật, nền kinh tế và nhân thức xã hội đến hành vi xếp hàng của người dân.

- Tác động của văn hóa xếp hàng đối với cộng đồng: Đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của văn hóa xếp hàng đến sự hòa nhập xã hội và an ninh trật tự, cũng như tới sự thoải mái và trải nghiệm của người dùng.

- Các giải pháp và đề xuất: Đề xuất các biện pháp như nâng cao nhận thức cộng đồng, cải thiện hệ thống quản lý và giáo dục để thay đổi hành vi xếp hàng tích cực hơn.

4. Những kết luận và đề xuất

- Cần xây dựng văn hóa xếp hàng tích cực: Khuyến khích và giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của văn hóa xếp hàng trong việc duy trì trật tự và sự hòa hợp xã hội.

- Cần có chính sách quản lý rõ ràng: Đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý và giám sát hành vi xếp hàng thông qua các chính sách công khai và minh bạch.

- Cần nghiên cứu và đào tạo thêm: Đề xuất nghiên cứu sâu hơn về các chiến lược giáo dục và đào tạo nhằm thay đổi thái độ và hành vi của người dân đối với văn hóa xếp hàng.

5. Kết luận

Văn hóa xếp hàng là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì trật tự và sự hòa hợp xã hội. Qua nghiên cứu này, hy vọng rằng các thông tin và đề xuất có thể đóng góp vào việc cải thiện và nâng cao văn hóa xếp hàng, góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội.

Trường bạn tổ chức một buổi báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - Mẫu 7

Chào thầy/cô và các bạn. Mình tên là Nguyễn Văn A, hôm nay mình xin được phép đại diện nhóm 1 trình bày về kết quả nghiên cứu của nhóm. Báo cáo nghiên cứu về vấn đề tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh trường .

Tóm tắt:

Hiện nay, mạng xã hội trở thành một phương tiện phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Sư phát triển của mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của toàn xã hội, trong đó bao gồm cả học sinh. Qua mạng xã hội, các em tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, xong chưa có tính chọn lọc. Điều này dẫn đến một bộ phận học sinh hiểu sai, không đúng về một vấn đề nào đó. Việc nghiên cứu đề tài này, giúp chúng em có cái nhìn khách quan, toàn diện về nhiều khía cạnh để từ đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp giúp học sinh tránh xa được các tác động xấu của mạng xã hội....

1. Đặt vấn đề

1.1. Mục đích

- Tìm hiểu về lượng thời gian sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.

- Tìm hiểu về mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.

- Tìm hiểu về những tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.

- Tìm hiểu về những tác động tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.

1.2. Nhiệm vụ

- Mô tả thực trạng sử dụng Facebook của học sinh (mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, thời điểm sử dụng, tần suất sử dụng, phương tiện truy cập,…)

- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập của học sinh.

- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến đời sống của học sinh (các quan hệ xã hội).

1.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.

Phạm vi nghiên cứu: 560 học sinh.

Thời gian: Tháng 11 – Tháng 12 năm 2012.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại

Phương pháp đối chiếu so sánh

Phương pháp tổng hợp, hệ thống

2.  Kết quả nghiên cứu

2.1. Vai trò, vị trí của mạng Facebook trong đời sống con người.

Facebook thật sự đã mang lại cho chúng tôi nhiều trải nghiệm thú vị và hứng thú. Facebook là nơi chúng tôi có thể chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh, tán gẫu cùng bạn bè và tham gia vào các ứng dụng giải trí. Vì thế, chúng tôi dành khá nhiều thời gian truy cập Facebook mỗi khi mở chiếc máy tính của mình. Nhiều lúc, chúng tôi cảm giác khó chịu khi đường truyền internet chặn Facebook vì một lý do nào đó. Qua đó, chúng tôi hiểu rằng, bản thân chúng tôi ít nhiều bị sự thu hút từ mạng xã hội Facebook làm tác động và một số bạn khác cũng như vậy.

Vì thế, với tư cách là những cá nhân trực tiếp tham gia và đồng thời cũng là học sinh, chúng tôi xin nghiên cứu vấn đề này để hiểu rõ hơn về mạng xã hội Facebook mà chúng tôi đang sử dụng, tìm hiểu những tác động tích cực, tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh để từ đó điều chỉnh cách sử dụng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao các tác động tích cực đối với học sinh.

2.2 Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh

Kết quả khảo sát cũng đã phản ánh tỉ lệ cao học sinh tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook và hầu như bất kì một bạn nào cũng có riêng ít nhất 1 tài khoản Facebook để tham gia chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh và giao lưu kết bạn. Về mức độ thời gian tham gia sử dụng Facebook thì đa số các bạn đã sử dụng Facebook trên 1 năm (481/541 bạn, chiếm 88,9%). Qua đó, phản ánh sự gắn bó lâu dài của các bạn học sinh đối với Facebook. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, mạng xã hội Facebook có nhiều tác động tiêu cực dễ gây ảnh hưởng đến người tham gia sử dụng.

2.3 Mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.

2.3.1. Chia sẻ, cập nhật thông tin và hình ảnh:

2.2 Giao lưu, kết nối bạn bè:

2.3. Giải trí:

2.4 Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh

2.4.1 Những tác động tích cực

Thông qua Facebook, các bạn đã có nơi để thể hiện mình và chia sẻ những điều khó nói cùng bạn bè. Facebook tạo cho phần đông nhóm đối tượng khảo sát sự thoải mái về tinh thần khi được chia sẻ những suy nghĩ về cuộc sống cá nhân hay các vấn đề xã hội. Facebook còn là một công cụ hữu hiệu để thể hiện cá tính bản thân.

2.4.2 Những tác động tiêu cực

Sử dụng Facebook một cách thường xuyên (bất kì thời gian nào trong ngày, chiếm 34,9%). Tác động tiêu cực lớn nhất mà nhóm đối tượng khảo sát cho thấy đó là việc tốn thời gian (chiếm 52,4%). Khoảng thời gian sử dụng Facebook mỗi ngày từ 1 - 3 giờ đồng hồ và trên 3 tiếng đồng hồ chiếm đa số câu trả lời trong cuộc khảo sát (41,3% và 30,2%). Bên cạnh đó, sinh viên khoa PR nhận thức được những tác động tiêu cực đến tâm lý, sinh lý của bản thân do việc lạm dụng Facebook như: nghiện Facebook dễ gây béo phì, ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, công việc học tập và dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư, tật xấu... Ngoài ra, cũng có một bộ phận nhỏ các sinh viên không biết mục đích sử dụng Facebook là gì?. Tuy nhiên, vì sự rủ rê của bạn bè nên họ cũng tạo tài khoản để bắt kịp xu hướng. Ngoài ra, 15,9% cho là Facebook không có bất kì ảnh hưởng tiêu cực nào đến bản thân đối tượng được khảo sát

2.5 Các biện pháp nâng cao ảnh hưởng tích cực của mạng Facebook đối với học sinh

2.5.1 Biện pháp từ cá nhân

- Mỗi cá nhân hãy tự hỏi xem bạn sử dụng Facebook để làm gì hay lí do đầu tiên để bạn quyết định đăng kí một tài khoản Facebook là gì?

- Tự hoạch định cho bản thân khung thời gian hợp lí, cân bằng được giữa công việc, học tập và giải trí. Chỉ dành thời gian cho Facebook khi bạn thật sự rãnh rỗi hay muốn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

2.5.2 Biện pháp từ cộng đồng

- Nhà trường, gia đình cần có sự hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho học sinh.

- Các nhà quản lý các cấp, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.

- Ngoài ra, xã hội cũng cần có những định hướng và giúp đỡ giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh tham gia vào các hoạt động thực tế, có ích cho bản thân và cộng đồng. Việc đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao tầm nhận thức của học sinh về các vấn đề chính trị, xã hội sẽ từng bước giúp học sinh có được bản lĩnh vững vàng xử lý được những thông tin tiếp cận từ nhiều chiều khác nhau

3. Kết luận

Mạng xã hội Facebook căn bản là một phần của xã hội ngày nay. Nó đã, đang và sẽ mang đến cho cuộc sống của con người ngày càng nhiều những tiện ích thú vị, tương tác cao cũng như sự tối đa hóa các chức năng. Tuy nhiên, mạng xã hội Facebook cũng là nơi dấy lên những tiêu cực khiến nhiều người lo lắng. Và chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho mạng xã hội Facebook. Bởi lẽ, nó đơn giản chỉ là một công cụ, một phương tiện được tạo ra để gắn kết mọi người trên toàn Thế giới. Nhưng chính những người tham gia, sử dụng lại không hiểu đúng mục đích đó nên đã sà đà và lạm dụng quá mức dẫn đến gây ra những sự việc không mong muốn. Tất cả là do hành vi và sự nhận thức ở cá nhân người tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook.

Vì thế, mỗi học sinh nên hiểu rõ những biện pháp từ bản thân và cộng đồng để tham gia vào mạng xã hội Facebook một cách tích cực nhất. Điều này sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhận thấy Facebook hữu ích hơn và có thể kiểm soát tốt những hoạt động “không tên” trên mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, mỗi cá nhân nên thể hiện trách nhiệm trong việc nâng cao tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với cộng đồng mạng.

Trên đây là bài trình bày của tôi về báo cáo kết quả nghiên cứu về vấn đề tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.

Trường bạn tổ chức một buổi báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - Mẫu 8

Các bạn thân mến! Nhắc tới những căn bệnh thế kỉ, những căn bệnh là mối nguy hại cho cả thế giới, bạn sẽ nghĩ tới bệnh gì? Ung thư? Ebola? Cúm Tây Ban Nha hay là AIDS? Những căn bệnh gợi đến sự đau đớn về thể xác, sự tàn phá cơ thể. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng sự tàn phá về tâm hồn, sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động mới là căn bệnh đáng sợ nhất? Nghiện facebook là một trong những căn bệnh như thế – một căn bệnh không gây đau đớn thể xác nhưng nó lại mang đến vô vàn nguy hại, là một sự báo động lớn cho xã hội hôm nay.

Chúng ta ai cũng đều biết, khoa học công nghệ với sự phát triển chóng mặt đã kéo theo sự ra đời của các trang mạng xã hội. Nói đến chúng, ta không thể không nhắc đến Facebook - một cái tên chẳng còn xa lạ với tất cả mọi người. Facebook là một trang mạng xã hội cho phép người dùng đăng tải những thông tin cá nhân, kết bạn, giao lưu, tương tác với mọi người. Chẳng cần bàn cãi hay bình luận gì thêm, chúng ta đều không thể phủ nhận được những lợi ích và vai trò to lớn mà Facebook mang lại.

Còn gì kì diệu hơn khi mà nhờ nó, hai con người ở hai vùng miền khác nhau, xa cách về địa lí, không gian, vậy mà lại có thể quen nhau, kết bạn với nhau trong sự tương hợp về sở thích, mục tiêu chỉ bằng một chiếc điện thoại có kết nối Internet. Thú vị gì hơn khi mọi tin tức về giới showbis, thần tượng, bạn bè, người thân đều được chúng ta cập nhật từng phút, từng giây?

Bao nhiêu lợi ích không nhỏ của Facebook đã đủ trở thành chiếc nam châm thu hút mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Càng dùng Facebook, càng có nhiều bạn, càng có nhiều điều hấp dẫn, thú vị mời gọi. Mải mê theo những cảm xúc ảo, ít ai nhận ra Facebook như là một con dao hai lưỡi mà những mặt trái của nó đang dần bộc lộ. Và một trong số đó là căn bệnh nghiện Facebook đã và đang diễn ra phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ.

Nghiện Facebook, đó là một căn bệnh mà người dùng quá phụ thuộc vào trang mạng này. Chỉ cần ngồi trước màn hình máy tính hay cầm trên tay chếc điện thoại là y như rằng như một thói quen, một phản xạ tự nhiên: truy cập vào Facebook theo dõi bạn bè, để comment, like, share,…Rảnh rỗi là vào Facebook, buồn lên Facebook tâm sự, vui cũng vào face để cha sẻ niềm vui.

Suốt ngày online, vì thế khi không thể truy cập, người nghiện Facebook luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu, trống trải như thiêu thiếu một điều gì, nặng hơn là không thể chịu đựng được và, bằng mọi cách có thể thỏa mãn nhu cầu “lướt face” của mình.

Lật ngược lại thời gian, chúng ta cùng nhìn lại lịch sử phát triển của trang mạng xã hội này. Năm 2004 là năm đánh dấu sự xuất hiện của Facebook. Vậy mà chỉ tính đến năm 2013, mỗi ngày đã có khoảng 618 triệu người hoạt động trên facebook, hơn 30 tỷ tin tức khác nhau được chia sẻ và hàng trăm triệu hình ảnh được đăng tải. Trong một khoảng thời gian không quá dài, Facebook đã có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc, trở nên quá thông dụng và sự lan tỏa của nó nhanh chóng tới mức khó kiểm soát được.

Theo đó, số lượng người nghiện Facebook cũng tăng lên đến chóng mặt. Mải giao lưu, kết bạn, đến khi giật mình nhìn lại, chúng ta mới nhận ra lo ngại về hiện tượng nghiện Facebook đang tràn lan phổ biến với những tác hại không hề nhỏ. Trước hết, người nghiện Facebook đang tiêu tốn một phần lớn thời gian của mình vào việc online Facebook: rảnh rỗi lên face, khi làm việc trên máy tính cũng tranh thủ lướt Facebook. Vừa ăn vừa Facebook, đến cả thời gian ngủ cũng được cắt giảm cho Facebook.

Với học sinh, sinh viên, việc quá nghiện Facebook vì thế sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình học tập. Thời gian đâu để học nữa khi mà những tin tức, những status của bạn bè còn đang mời gọi hấp dẫn? Còn đâu để học nữa khi mà online chát chít Facebook thì không chán nhưng cứ đụng vào sách vở là buồn ngủ, chán trường? Học tập đi xuống, các bạn ấy đang bỏ quên những giấc mơ, bỏ quên cả tương lai của mình vào màn hình Facebook.

Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, vậy thử hỏi đất nước ấy sẽ đi đến đâu khi mà các bạn còn đang mải chơi face quên nhiệm vụ? Đó thực sự là một thực trạng đáng báo động không chỉ với Việt Nam mà còn với tất cả các nước khác trên thế giới. Không chỉ thế, việc nghiện Facebook còn khiến cho cuộc sống của người dùng bị đảo lộn. Các hoạt động vui chơi ngoài trời cùng bạn bè, thể dục thể thao được thay thế bằng việc lên Facebook.

Bị thu hút vào cái màn hình màu xanh hấp dẫn với những hình ảnh kia thì liệu còn thời gian đâu mà ăn uống hợp lí, thời gian cho bạn bè, cho người thân? Họ sẽ đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi hiện tại. Thế có nghĩa là, họ có thể kết bạn với biết bao bạn bè trên mạng nhưng lại đang bỏ qua những mối quan hệ thực tế, những tình cảm thực mà mọi người dành cho mình.

Cùng với đó, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử cũng dần bị mất đi. Vì thế, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi mà một người nghiện Facebook có thể chém gió thỏa thích không chán với bạn bè khắp nơi nhưng lại khó có thể giao tiếp trực tiếp với mọi người. Cứ thế, họ trở thành “anh hùng bàn phím” và dần sống ảo với những tình cảm không thực tế.

Đâu dừng lại ở đó, người nghiện Facebook còn tạo ra những ảnh hưởng không tốt cho mắt của mình. Mắt lúc nào cũng dán vào điên thoại, máy tính để online sẽ dẫn đến tình trạng khô mắt và những bệnh nguy hiểm khác về mắt. Nhưng nguy hiểm hơn thế, một loạt những căn bệnh về thần kinh cũng được kéo theo: lo âu, trầm cảm, tinh thần không ổn định. Bởi lẽ, người nghiện Facebook thường không có thời gian tương tác với thế giới thực. Vì thế, họ sẽ dễ rơi vào sợ hãi khi phải tiếp xúc với thế giới xung quanh, lâu dần sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt về sức khỏe.

Và chúng ta cũng không còn lạ gì nữa hình ảnh những bậc phụ huynh lo lắng đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý khi đang trong tình trạng trầm cảm nặng nề vì nghiện Facebook. Chính cuộc sống quá gắn bó với Facebook khiến người ta trở nên chán ghét cuộc sống thực tại, thu mình trong thế giới ảo. Quá phụ thuộc vào nó nên khi thiếu, họ chán nản, họ trống rỗng, rối loạn tâm thần, mất kiểm soát hành vi của bản thân.

Thật đáng sợ trước một căn bệnh đang làm bào mòn lối sống, bào mòn thói quen của không ít người trong xã hội. Một hậu quả cũng không hề nhỏ với việc nghiện Facebook, đó là bị lợi dụng. Do quá nghiện Facebook, vì thế, họ thường xuyên đăng tải những thông tin cá nhân, cập nhật trạng thái, hình ảnh của mình. Có người chỉ trong ít phút mà bao nhiêu tâm trạng được đưa lên, bao nhiêu hình ảnh check- in.

Họ đâu biết Facebook là một xã hội thu nhỏ, ở đó có thể có nhiều người tốt nhưng cũng không thiếu những kẻ xấu. Họ không lường trước được việc những thông tin của họ đang bị người xấu lợi dụng vào mục đích xấu. Không ít người bị trộm cắp hết tài sản trong nhà khi đi du lịch ở xa về, bởi trước khi đi, họ đã cập nhật trạng thái công việc, khoe lịch trình của mình, và đương nhiên, đó chính là điều kiện thuận lợi cho kẻ xấu hành nghề.

Có người chụp ảnh đăng lên Facebook và thật đáng buồn, hình ảnh của họ bị ghép, cắt thành những hình ảnh nóng gây hiểu lầm đáng tiếc. Và còn nhiều, nhiều hơn thế những hậu quả khôn lường mà người người nghiện Facebook phải gánh chịu. Nhìn lại chúng, chắc hẳn ai cũng phải rùng mình, và càng rùng mình hơn nữa khi mà thấy con số người sử dụng Facebook của người Việt Nam đang dần tăng lên, đồng nghĩa với việc số người nghiện Facebook cũng phát triển từng ngày.

Và cũng chẳng còn gì đáng ngạc nhiên khi bạn sẽ phải gán cho cái mác “người ngoài hành tinh” nếu chưa có tài khoản Facebook hay thậm chí là chưa biết hết cách sử dụng hay những ứng dụng trên trang mạng xã hội này. Dù cho hôm nay, vấn đề nghiện facebook trở thành một đề tài nóng, nhiều bài báo, bài tuyên truyền về tác hại của hiện tượng này nhưng trên thực tế, rất ít người có đủ bản lĩnh thoát ra. Đó là vì sao?

Nghiện Facebook cũng giống như nghiện rượu, nghiện ma túy vậy thôi. Người nghiện Facebook luôn sống chết vì Facebook, cảm thấy thỏa mãn khi lướt Facebook và hụt hẫng, trống trải khi không thể online Facebook để rồi khi nhận ra thì đã quá lệ thuộc, khó dứt ra được. Nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai? Trước hết, đó là do các gia đình chưa có biện pháp giáo dục kịp thời, phù hợp đối với con em của mình. Bố mẹ mải kiếm tiền, lo toan, bươn trải cho cuộc sống mà quên mất việc giáo dục con cái, mua máy tính cho con phục vụ nhu cầu học tập, nhưng đâu ngờ điều đó lại tạo điều kiện để con gắn bó, lệ thuộc vào Facebook.

Về phía nhà trường cũng chưa kịp thời giáo dục học sinh của mình. Các buổi hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống nói chung và tác hại của Facebook nói riêng còn ít và phần lớn chỉ mang tính hình thức. Nhưng, nguyên nhân lớn nhất vẫn là ở chính bản thân người nghiện Facebook.

Sống trong thế giới công nghệ, được tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng lại không làm chủ được mình. Mới đầu, có thể chỉ vì lí do tham gia cho có phong trào cùng bạn bè, dần dần lại quá sa đà, không làm chủ, không nhận thức được rõ tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều, hoặc cũng có thể đã nhận thức được nhưng lại không đủ bản lĩnh để có thể thoát ra được sự hấp dẫn mà Facebook mang lại. Và kết quả là, vẫn ngày ngày sống cùng Facebook, trở nên nghiện Facebook mà không thể nào thoát ra được.

Đừng để mọi thứ trở nên quá muộn, hãy hành động ngay hôm nay vì tương lai ngày mai. Mỗi gia đình cần phải quan tâm hơn nữa đến con em của mình, tạo điều kiện cho con học tập nhưng cũng cần quan tâm sát sao hơn, trò chuyện, giáo dục con mình nhiều hơn nữa. Bản thân những người nghiện Facebook cần phải thật tỉnh táo và sáng suốt, tự thức tỉnh và làm chủ chính mình. Hãy tìm cho mình một niềm vui trong cuộc sống thường nhật, trải lòng mình, giao tiếp với mọi người, bạn sẽ nhận ra xung quanh mình còn bao điều tuyệt vời và lý thú khác.

Nói bỏ hẳn việc online Facebook đối với những ai đã quá nghiện Facebook thì quả là một điều khó khăn, nhưng chúng ta có thể hạn chế tối đa việc kết bạn, tham gia nhóm, đăng tải thông tin lên Facebook. Thay vào đó, chúng ta hãy thử tham gia vào các hoạt động tập thể, thể dục thể thao, picnic…vừa đi chơi, ngắm phong cảnh, vừa có thời gian bên bạn bè, người thân lại vừa giúp chúng ta thư giãn sau những bộn bề cuộc sống. Thật thú vị và hấp dẫn!

Chắc chắn sau những chuyến đi như thế, chúng ta sẽ tìm lại được niềm vui thực cho mình, tạo động lực hơn cho bản thân. Hay thay bằng việc chia sẻ tâm trạng lên Facebook, tại sao chúng ta không chia sẻ chúng với bố mẹ, cô bạn thân. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy vui hơn và nhận được nhiều những lời khuyên thật bổ ích cho cuộc sống của mình.

Còn với chúng ta thì sao? Chúng ta cần phải nỗ lự tuyên truyền, phổ biến về tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều cho mọi người, đặc biệt là các bạn học sinh, cùng nhau tạo ra nhiều hoạt động hấp dẫn giúp người nghiện Facebook quay về với thế giới thực. Sẽ không phải là ngày một ngày hai, sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng hãy tin rằng, với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng, một ngày nào đó không xa, Facebook sẽ trở về đúng nghĩa của nó, là một công cụ giải trí giao lưu, trao đổi về các vấn đề trong cuộc sống chứ không phải là một ông chủ khó tính điều khiển cuộc sống,suy nghĩ của con người.

Bởi lẽ, thực chất việc sử dụng Facebook không xấu, chỉ là do ta không biết cách sắp xếp, sử dụng hợp lí mà thôi. Nếu biết cách sử dụng hợp lí, Facebook chắc chắn sẽ là một trang mạng xã hội thực sự hữu ích với tất cả mọi người.

Tóm lại, trong thực tế cuộc sống hôm nay, vấn đề nghiện Facebook vẫn còn hiện tượng nhức nhối đáng báo động. Hãy cùng chung tay loại bỏ hiện tượng xấu này ra khỏi xã hội! Hãy trở thành một con người thông minh, biết tiếp nhận những tinh hoa công nghệ của thời đại phục vụ cuộc sống của chính mình, đừng để chúng có cơ hội bộc lộ những mặt trái tiêu cực và chi phối quá sâu vào cuộc sống chính mình, bạn nhé!.

Trường bạn tổ chức một buổi báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - Mẫu 9

Thực trạng tâm lý tự ti ở thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay

Tóm tắt:

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát, phỏng vấn để: xác định và đánh giá thực trạng tâm lý tự ti ở bộ phận các bạn trẻ Việt Nam ngày nay, từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện và vượt qua tâm lí tự ti cho các bạn.Khảo sát được thực hiện tại một trường thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.

Từ khóa: Thành phố Hà Nội; tâm lý tự ti ở bộ phận các bạn trẻ, cải thiện và vượt qua tâm lí tự ti.

1. Mở đầu:

Ở Việt Nam nó riêng và Châu Á nói chung , dù chăm chỉ, tài giỏi và đầy tiềm năng, người trẻ hiện nay luôn cảm thấy bản thân không xứng đáng với những thành tựu đạt được.Phải chăng đó là thành quả của phương pháp giáo dục "thương cho roi,cho vọt" , hay trong mắt một số bậc phụ huynh Châu Á, con cái luôn là người “nói không suy nghĩ, làm không chắc chắn”; thậm chí nhiều cha mẹ cứ đặt ra tiêu chuẩn quá cao thiếu thực tế cho con cái mình. Hơn thế nữa,khi 1 đứa trẻ làm kiểm tra không tốt, cha mẹ cứ thế mà mắng mà phạt, quy vào tội “vi phạm kỷ luật”, giáo viên bắt phải đứng giữa lớp cho mọi người phê bình, không hề có sự tôn trọng nào đối với trẻ.....Thế hệ trẻ ngày nay trở thành đối tượng dễ mắc phải các hội chứng tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn lo âu. Với những áp lực ấy, họ dần thấy sợ phải thử,phải làm và sợ vấp ngã,dần dần bị chìm nghỉm trong tâm lý tự ti,mặc cảm; để mặc nó nhấn chìm bản thân họ…Nhận thức được tầm nghiêm trọng của vấn đề này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: Thực trạng tâm lý tự ti của các bạn trẻ hiện nay như thế nào? Yếu tố dẫn tới tâm lý tự ti và sự ảnh hưởng của tâm lí ấy đối với người mắc phải là gì? Cần có những biện pháp khắc phục để thay đổi tâm lý tự ti trong đời sống nào?

Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là: (1) quan sát một số bạn học sinh tại trường về các biểu hiện tâm lí, hành động hàng ngày, (3) phỏng vấn các bạn học sinh về tự ý thức bản thân có đang là đối tượng mắc tâm lý tự ti, (3) nghiên cứu tài liệu về tâm lý con người như Tâm Lý Học Hành Vi (Khương Huy), Giải Mã Hành Vi – Bắt Gọn Tâm Lý,...Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2022 - 04/2022 tại trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm, THPT Nguyễn Thị Minh Khai - Phúc Diễn,....

2. Nội dung nghiên cứu

2.1 Khái niệm tâm lý tự ti: 

Tự ti hiểu đơn giản là một nét tính cách và chúng luôn hiện hữu bên trong mỗi chúng ta,là một biểu hiện trạng thái hết sức bình thường ; nhưng nếu không sẵn sàng bước ra khỏi cái vỏ bọc đó, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào vòng xoáy ám ảnh tâm lý và bị “nó” đánh gục. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, khi đối mặt với một số người hoặc một số thời điểm nhất định, họ đều có chung cảm giác tự ti.Nguyên nhân của tâm lí ấy xuất hiện từ việc tất cả chúng ta đều mong muốn mình trở thành một phiên bản tốt nhất,hoàn hảo nhất. Tự ti là con dao hai lưỡi,đôi khi trạng thái tự ti là động lực thúc đẩy con người vượt lên khó khăn, hoàn thiện bản thân hơn; nhưng ngược lại nếu tự ti quá mức sẽ khiến chúng ta tự hạ thấp mình,coi nhẹ bản thân,nghi ngờ khả năng của mình,luôn cho rằng mọi người cười nhạo,chê bai mình rồi từ đó ngại giao tiếp,sống thu mình trong tập thể,…. 

2.2 Kết quả nghiên cứu và đề xuất

2.2.1. Thực trạng tâm lý tự ti của các bạn trẻ:

Thống kê được thực hiện ở 130 bạn trẻ trong độ tuổi từ 16 – 17 tuổi cho thấy, có đến 9.4% bạn có biểu hiện sống khép kín,tự ti và mặc cảm.

Tâm lí tự ti có thể do áp lực từ việc học tập: áp lực về kết quả học tập không được như bản thân kỳ vọng, tự ti với bạn bè trong lớp. Đồng thời, học sinh còn thiếu các kỹ năng học tập nền tảng (kỹ năng đọc sách,thuyết trình, làm việc nhóm...) để thích nghi với sự thay đổi về mặt tâm sinh lý của mình.

Tự ti tuy chỉ là một nét tính cách và chúng luôn hiện hữu bên trong mỗi chúng ta, đó là một biểu hiện trạng thái hết sức bình thường ; nhưng nếu không sẵn sàng bước ra khỏi cái vỏ bọc đó, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào vòng xoáy ám ảnh tâm lý và bị “nó” đánh gục, có thể thấy thiếu tự tin được xem như là “hòn đá” cản đường khiến bạn lỡ mất nhiều cơ hội thành công, không thể bước tiếp đến những mục tiêu, ước mơ của mình.

2.2.2. Đề xuất một số giải pháp để cải thiện và vượt qua tâm lí tự ti.

Đứng trước hệ quả mà tự ti gây ra,mỗi bạn trẻ  nên có những giải pháp khắc phục tâm lý tự ti phù hợp với bản thân mình. Thêm vào đó, vai trò của gia đình, bạn bè và nhà trường cũng hết sức quan trọng đối với sự cải thiện này.

Mỗi bạn học sinh nên bắt đầu học cách giao tiếp, thêm vào đó, không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân, đặt cho bản thân nhiều mục tiêu để phấn đấu hoàn thiện bản thân. Hơn nữa, các bạn nên học cách chấp nhận bản thân mình, không nên so sánh với người khác, luôn giữ vững lập trường.

Bạn bè đồng trang lứa nên tạo ra những cơ hội cùng nhau tham gia trong các hoạt động tập thể và cùng sẻ chia niềm vui,nỗi buồn,những khó khăn trong cuộc sống. Nhà trường và xã hội nên tạo thêm nhiều những hoạt động xã hội lành mạnh giúp các bạn dễ dàng thể hiện bản thân mình, trau dồi thêm kỹ năng cho bản thân họ, đồng thời đó cũng là cơ hội để các bạn ấy được gặp gỡ và tương tác với những người khác cùng sở thích.

Cha mẹ nên xây dựng bầu không khí gia đình vui vẻ, hòa thuận, chia sẻ lẫn nhau, lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tôn trọng con cái, phát triển tính tự trọng am hiểu của con.

Trường bạn tổ chức một buổi báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - Mẫu 10

Chào các bạn thân mến!

Báo cáo nghiên cứu về Lịch sử, văn hóa, xã hội và giáo dục người Chăm ở Việt Nam:

1. Đặt vấn đề

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, lịch sử vương quốc Champa đã thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, công bố thành sách, tạp chí. Sau năm 1975, xuất hiện các tác giả Việt Nam, không dừng lại ở việc tìm tòi, bổ sung thêm tư liệu mà còn khám phá ra cái mới như lắp vào khoảng thiếu sót của các nhà nghiên cứu tiên phong chưa làm được. Những công trình về sau đã đi vào từng mảng, lĩnh vực thuộc đời sống, văn hóa, xã hội, lễ hội đến sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Giải quyết vấn đề

Trước hết, là những ghi chép về Champa trong lịch sử Trung Quốc được tìm thấy trong bộ sử Hán thư, Lương sử, Cựu Đường thư, Tân Đường thư, Tống sử… Các nhà nghiên cứu đều dựa vào những nguồn sử liệu này để dựng lại lịch sử Lâm Ấp-Hoàn Vương-Chiêm Thành. Những tư liệu của Trung Quốc viết về phong tục tập quán của người Chăm xưa không có tính hệ thống, rời rạc và sơ sài, nhiều khi thiếu chính xác. Kế đến là những nghiên cứu, khảo sát thực địa của người Pháp. Tư liệu cổ nhất của người Châu Âu viết về người Chăm có lẽ là của một người gốc Italia tên là Marco Polo. Ông làm quan dưới triều đại Mông-Nguyên của Hốt Tất Liệt. Năm 1298, sau một lần được cử đi làm sứ giả ở một số nước Đông Nam Á, trong đó có Champa, ông đã ghi chép khá tỉ mỉ về người Chăm và đời sống của họ trong cuốn Lelivre de Marco Polo (cuốn sách của Marco Polo) (Phan Quốc Anh, 2006, tr.18). Vào thế kỉ XIV, một số linh mục đi truyền giáo đã đến Champa. Linh mục Odoric de Pordennone có ghi chép về phong tục, tập quán của người Chăm trong cuốn sách Những cuộc viễn du sang châu Á xuất bản tại Paris.

Những tư liệu lịch sử của Việt Nam liên quan đến Chiêm Thành có thể tìm thấy trong Đại Nam nhất thống chí, Đại Việt sử ký toàn thư và một số sử liệu của các triều đại Việt Nam từ Lý-Trần đến triều Nguyễn. Nhưng những sử liệu nói trên chủ yếu nói về việc triều cống, giao tranh, hòa hiếu (Phan Quốc Anh, 2006, tr.18). Mặc dù vậy, đó là những ghi chép thành văn chính thống rất quan trọng để đối chiếu với ghi chép trên văn bia của Champa. Trần Quốc Vượng chủ biên cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (2008) đã dành một phần nói về không gian vùng văn hóa Trung Bộ, chủ yếu đề cập về không gian văn hóa Chăm ở khu vực này. Cuối cùng, là Trương Sỹ Hùng với tác phẩm Tôn giáo trong đời sống văn hóa Đông Nam Á (2010), phân tích yếu tố Ấn Độ giáo và Hồi giáo trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo Chăm. Từ đó, làm nổi bật lên đặc điểm, vai trò trong sáng tác văn chương của người Chăm trong tác phẩm Deva Mưnô, Inra Patra, Ariya Cam – Bini,… Trong tác phẩm Lịch sử Việt Nam (2004) tác giả Huỳnh Công Bá đã dành hai chương để trình bày về quá trình giành độc lập của Champa, phân tích những đặc điểm cơ bản về thể chế chính trị, đời sống văn hóa, xã hội. Đặc biệt nhấn mạnh vào quá trình hội nhập của người Chăm vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cuối cùng, Phan Thành Long chủ biên công trình Lí luận giáo dục (2010), nội dung chính của cuốn sách trình bày về quá trình giáo dục, nguyên tắc giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Đây là vấn đề có tính chất lí luận mà khi nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục không thể bỏ qua.

3. Kết luận

Tóm lại, các công trình nghiên cứu về lịch sử và nền văn minh Champa được xuất bản thành sách, báo và tạp chí rất đa dạng và phong phú, được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Nhưng chưa có công trình khảo cứu nào đề cập đến vấn đề giáo dục của người Chăm trong lịch sử mang tính chất hệ thống và đầy đủ. Ngay cả, hình thức học tập và sinh hoạt nội trú của học sinh người Chăm nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung hiện nay cũng chưa có sự quan tâm, chú ý nhiều từ các nhà khoa học và các nhà quản lý giáo dục. Việc tổng luận các công trình nghiên cứu về người Chăm ở Việt Nam chưa phải là bảng thống kê đầy đủ các tác giả cũng như tác phẩm, mà chỉ phản ánh một phần giúp độc giả có cái nhìn tổng quát những hiểu biết về văn hóa Chăm.

Tài liệu tham khảo

1. Abd. Karim, Báo Thị Hoa (giới thiệu và trình bày). 2007. “Trường Pô Klong & Đặc san Ước vọng”. Do International Office of Champa (IOC-Champa) xuất bản ở Paris – San Jose.

2. Đỗ Văn Tú. 1973. Vấn đề giáo dục sinh viên học sinh các sắc tộc. Sài Gòn: Bộ Phát triển Sắc tộc ấn hành.

3. Phan Văn Viện. 2007. Truyện kể dân gian các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

4. Phan Xuân Biên (chủ biên). 1989. Người Chăm ở Thuận Hải. Sở Văn hóa Thông tin Thuận Hải xuất bản.

Đánh giá

0

0 đánh giá