Em hãy cho biết các hành vi dưới đây vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của hợp đồng thương mại quốc tế

64

Với giải Luyện tập 3 trang 135 KTPL 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

Luyện tập 3 trang 135 KTPL 12: Em hãy cho biết các hành vi dưới đây vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của hợp đồng thương mại quốc tế. Vì sao?

a. Doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê C (nước V) đã chủ động tìm kiếm, chào hàng và giao kết hợp đồng với đối tác là Công ty M (nước Z) về việc doanh nghiệp sẽ cung cấp cà phê đóng gói để tiêu thụ tại thị trường nước Z.

b. Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu tôm thương phẩm vào nước N, công ty xuất nhập khẩu của nước X đã bơm thêm tạp chất vào tôm để tăng trọng lượng.

c. Công ty dịch vụ H đã nhập khẩu một loại khăn lụa từ nước ngoài, xoá bỏ thương hiệu của nước ngoài trên khăn, thay bằng nhãn thương hiệu của Công ty H, rồi xuất khẩu sang nước thứ ba.

d. Công ty Y đã kí hợp đồng nhập khẩu 100.000 hộp phấn rôm dùng cho trẻ em của Hãng dược phẩm nước ngoài D với điều kiện phấn rôm phải có chất lượng tốt như đã thoả thuận và bảo đảm an toàn khi sử dụng. Sau khi nhập về 10.000 hộp phấn rôm và bán ra thị trường, một số trẻ em sử dụng phấn rôm nói trên đã bị dị ứng nặng. Thấy vậy, Công ty Y đã không tiếp nhận số phấn rôm còn lại đã được giao kết trong hợp đồng với Hãng dược phẩm D.

Lời giải:

- Trường hợp a. Hành vi của Doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê C (nước V) thực hiện đúng nguyên tắc tự do hợp đồng, vì doanh nghiệp này đã chủ động tìm kiếm, chào hàng và giao kết hợp đồng với Công ty M (nước Z) để cung cấp cà phê đóng gói để tiêu thụ tại thị trường nước Z. Cả hai công ty của hai nước đã tự do thiết lập các điều khoản của hợp đồng và thoả thuận nội dung của hợp đồng mà không bị áp đặt hay cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản của bên nào trong việc giao kết hợp đồng.

- Trường hợp b. Hành vi của công ty xuất nhập khẩu của nước X đã bơm thêm tạp chất vào tôm để tăng trọng lượng là gian dối, vi phạm nguyên tắc thiện chí và trung thực trong hoạt động thương mại. Các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng thương mại ở tất cả các giai đoạn đều phải thực hiện với tinh thần thiện chí và trung thực, không bên nào được lừa dối bên nào.

- Trường hợp c. Hành vi của Công ty dịch vụ H nói trên là lừa dối khách hàng, vi phạm nguyên tắc thiện chí và trung thực. Các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng thương mại ở tất cả các giai đoạn đều phải thực hiện với tinh thần thiện chí và trung thực, không bên nào được lừa dối bên nào.

- Trường hợp d. Hành vi của Hãng dược phẩm nước D đã cung cấp phấn rôm không bảo đảm chất lượng và an toàn khi sử dụng, vi phạm nguyên tắc thiện chí và trung thực. Hành vi của Công ty Y không vi phạm, họ đã thực hiện đúng nguyên tắc tuân thủ hợp đồng đã giao kết. Việc họ không tiếp tục nhận số phấn rôm còn lại là vì bị lừa dối (trong thoả thuận là phấn rôm phải có chất lượng tốt như đã thoả thuận và bảo đảm an toàn khi sử dụng).

Đánh giá

0

0 đánh giá