Trong các trường hợp trên, công ty nào tuân thủ, công ty nào vi phạm nguyên tắc thiện chí

47

Với giải Câu hỏi 2 trang 133 KTPL 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

Câu hỏi 2 trang 133 KTPL 12: Trong các trường hợp trên, công ty nào tuân thủ, công ty nào vi phạm nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng thương mại? Vì sao?

Trường hợp 1. Do tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên Công ty K (nước V) đã đề nghị Công ty N (nước D) cho phép kéo dài thời hạn thanh toán số tiền hàng mà Công ty đã mua của Công ty N chưa thực hiện được. Sau khi kiểm tra tình hình thực tế, Công ty N đã đồng ý kéo dài thời hạn thanh toán thêm 6 tháng.

Trường hợp 2. Doanh nghiệp D (nước Y) do quá tin tưởng vào công ty môi giới nên đã bỏ qua công đoạn kiểm tra thông tin đối tác, đồng ý bán cho Công ty G (nước E) 300 tấn hạt điều. Sau khi Doanh nghiệp D gửi 300 tấn hạt điều đi cho Công ty G thì mới phát hiện Công ty G không có khả năng thanh toán, đang chờ tuyên bố phá sản.

Lời giải:

- Trong trường hợp 1, cả Công ty K và Công ty N đều hành động theo nguyên tắc thiện chí và trung thực, xuất phát từ điều kiện hoàn cảnh thực tế mà Công ty K gặp phải; các bên đã có sự thoả thuận và gia hạn thời hạn thanh toán.

- Trong trường hợp 2, Công ty D tuân thủ, còn Công ty G vi phạm nguyên tắc thiện chí và trung thực trong giao kết hợp đồng thương mại vì Công ty G biết rõ là mình không có khả năng thanh toán nhưng vẫn giao kết mua hạt điều. Như vậy, Công ty G đã lừa dối Công ty D.

Đánh giá

0

0 đánh giá