Giải SGK Kinh tế Pháp luật 12 Bài 12 (Kết nối tri thức): Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội

443

Lời giải bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật lớp 12 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KTPL 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội

Mở đầu trang 90 KTPL 12: Em hãy kể tên một số quyền của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội.

Lời giải:

- Công dân có quyền:

+ Được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ;

+ Được bình đẳng trong khám bệnh, chữa bệnh;

+ Được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khoẻ và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh;

+ Được tiếp cận với thông tin y tế về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ;

+ Được tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh.

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe

Câu hỏi trang 92 KTPL 12: Trong các trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ? Vì sao? Hành vi vi phạm đó có thể dẫn tới những hậu quả gì?

Trường hợp 1. Người thân của bà M phát hiện bà đang nằm hôn mê, bất động trên trên nền nhà nên vội đưa bà tới Bệnh viện A ở gần nhà để cấp cứu. Khi tới bệnh viện, bà M được nhân viên bệnh viện đưa vào phòng bệnh. Tuy nhiên, sau khi thăm khám, nhân viên y tế lại đẩy băng ca đưa bà M ra ngoài, từ chối chữa trị vì tình trạng bệnh của bà quá nặng, bệnh viện thiếu bác sĩ, thiếu trang bị y tế. Không nhận được sự hỗ trợ từ Bệnh viện A, người thân của bà M buộc phải liên hệ, tìm kiếm phương tiện để đưa bà tới một cơ sở y tế khác cấp cứu khi bà đang ở trong tình trạng nguy kịch.

Trường hợp 2. Anh H bị đau bụng nên tới Bệnh viện B khám. Sau khi thực hiện các thủ tục thăm khám ban đầu, các bác sĩ ở bệnh viện chỉ định anh H phải thực hiện một số xét nghiệm và siêu âm ổ bụng để xác định nguyên nhân dẫn đến các cơn đau. Trong lúc chờ đợi, anh H bị đau bụng nhiều nên rất nôn nóng, khó chịu. Sau nhiều lần thúc giục các y, bác sĩ nhanh chóng kê đơn chữa trị cho mình nhưng không được đáp ứng vì chưa có kết quả xét nghiệm, chưa xác định rõ tình trạng bệnh lí, anh H tức giận có những lời nói tiêu cực xúc phạm các nhân viên bệnh viện và yêu cầu xuất viện, không điều trị.

Lời giải:

- Trong trường hợp 1:

+ Nhân viên y tế của Bệnh viện A đã vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ vì không thực hiện đúng quy định của pháp luật trong khám, chữa bệnh, không thực hiện các biện pháp khám, chữa bệnh cho bà M.

+ Hành vi của các nhân viên y tế của Bệnh viện A có thể gây nên những hậu quả như: khiến tình trạng bệnh của bà M trở nên nghiêm trọng hơn và có thể bị tử vong; người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật, ...

- Trong trường hợp 2:

+ Anh H đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ vì không tôn trọng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm các nhân viên bệnh viện; không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của bác sĩ; không chấp hành nội quy bệnh viện.

+ Hành vi của anh H có thể dẫn đến những hậu quả như: gây khó khăn cho các bác sĩ hành nghề; ảnh hưởng tiêu cực đến việc khám bệnh, chữa bệnh của bản thân anh H; ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động bình thường của bệnh viện; anh H có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật ;...

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong đảm bảo an sinh xã hội

Câu hỏi 1 trang 95 KTPL 12: Trong thông tin trên, quyền được bảo đảm an sinh xã hội của công dân được thể hiện như thế nào? Theo em, công dân có những quyền gì trong bảo đảm an sinh xã hội?

Lời giải:

- Trong thông tin trên, quyền được bảo đảm an sinh xã hội của công dân được thể hiện ở việc:

+ Nhà nước thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng người có công, thân nhân người có công gần 4,9 nghìn tỉ đồng;

+ Hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là gần 3 nghìn tỉ đồng;

+ Hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 - 3 - 2021 là gần 4,3 nghìn tỉ đồng;

+ Hỗ trợ tình hình đột biến, bất thường, nổi bật khác phát sinh tại địa phương là 151,2 tỉ đồng;

+ Phát, tặng hơn 27,4 triệu thẻ bảo hiểm xã hội/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng thụ hưởng;

+ Hỗ trợ 16,9 nghìn tấn gạo cho 1,1 triệu nhân khẩu trong dịp Tết Quý Mão (năm 2023);

+ Hỗ trợ 4,6 nghìn tấn gạo cho 309,8 nghìn nhân khẩu thiếu đói kì giáp hạt.

- Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội; được bình đẳng trong bảo đảm an sinh xã hội; được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp xã hội; được tiếp cận, tìm hiểu các thông tin về an sinh xã hội; được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an sinh xã hội; ...

Câu hỏi 2 trang 95 KTPL 12: Trong trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo đảm an sinh xã hội? Vì sao? Hành vi vi phạm đó có thể dẫn tới những hậu quả gì?

Trường hợp. Vừa qua, trên địa bàn xã A thuộc huyện K xảy ra lũ ống, lũ quét gây nghiêm trọng đến sức sản của người dân nên K đã quyết định ngân sách để hỗ dân khắc phục khó lại cuộc sống, số tiền phân bổ theo mức từng hộ gia đình. hại về tài sản, gia cố tình kê khai mức so với thực tế để của gia đình bà bộ xã A) phát hiện quan hệ họ hàng H im lặng bỏ qua.

Lời giải:

- Trong trường hợp trên, gia đình bà M và ông H đã vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo đảm an sinh xã hội vì cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm an sinh xã hội để trục lợi cho bản thân hoặc cho người thân.

- Hành vi vi phạm của gia đình bà M và ông H có thể dẫn đến những hậu quả như: xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân và lợi ích của Nhà nước; gây nên tình trạng bất bình đẳng trong thụ hưởng chế độ an sinh xã hội; gia đình bà M và ông H có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật; ...

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 95 KTPL 12: Theo em, chủ thể trong trường hợp sau sẽ có những quyền, nghĩa vụ gì khi khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

Trường hợp. Gần đây, anh H thường xuyên bị đau đầu không rõ nguyên nhân nên đã tới bệnh viện tỉnh A để thăm khám và phát hiện có một khối u nhỏ ở não. Sau khi được các bác sĩ giải thích về tình trạng sức khoẻ của mình và tư vấn về các phương pháp điều trị phù hợp, anh H quyết định nhập viện để phẫu thuật tách bỏ khối u, tránh những ảnh hưởng xấu trong tương lai.

Lời giải:

- Trong trường hợp này, khi khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện, anh H sẽ có các quyền như:

+ Quyền được khám bệnh, chữa bệnh;

+ Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khoẻ và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh;

+ Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh;

+ Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh;

+ Quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh và rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Quyền kiến nghị về tồn tại, bất cập, khó khăn, vướng mắc và vấn đề khác trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh và bồi thường theo quy định của pháp luật ;...

- Anh H sẽ có các nghĩa vụ như:

+ Tôn trọng người hành nghề;

+ Không được đe doạ, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Cung cấp trung thực và chịu trách nhiệm về thông tin liên quan đến nhân thân, tình trạng sức khoẻ của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề;

+ Chấp hành và yêu cầu thân nhân, người đến thăm mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;

+ Chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật; ...

Luyện tập 2 trang 95 KTPL 12: Em hãy xác định các quyền, nghĩa vụ trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội mà các chủ thể trong những trường hợp sau đã vi phạm. Nêu hậu quả của các hành vi vi phạm đó.

a. Bà C phát hiện cơ thể mình xuất hiện một số triệu chứng mắc bệnh bệnh truyền nhiễm nhưng không thông báo với cán bộ y tế ở địa phương mà tự mua thuốc về chữa trị. Đồng thời, bà vẫn xuất hiện ở những nơi đông người như trường học, khu công nghiệp, trung tâm thương mại mà không thực hiện bất kì phương pháp bảo hộ nào.

b. Sau khi kết thúc 2 tháng thử việc, ông V liên tục đưa ra nhiều lí do khác nhau để trì hoãn việc kí hợp đồng và đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của pháp luật. Đồng thời, ông V cũng không đầu tư trang bị bảo hộ lao động cho các công nhân làm việc trong xưởng sản xuất để đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho họ.

Lời giải:

- Trường hợp a.

+ Quyền, nghĩa vụ bị chủ thể vi phạm: Bà C vi phạm nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh.

+ Hậu quả: Có thể gây bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tính mạng công dân; gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước; gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc phòng chống, kiểm soát dịch bệnh ;...

- Trường hợp b.

+ Quyền, nghĩa vụ bị chủ thể vi phạm: Ông V vi phạm nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.

+ Hậu quả: Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; khiến người lao động gặp nhiều rủi ro về sức khoẻ, tính mạng; ông V có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật; ...

Luyện tập 3 trang 96 KTPL 12: Nếu là chủ thể trong các tình huống sau, em sẽ làm gì để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội?

a. Chị M bị nhân viên y tế quấy rối khi khám bệnh.

b. Bạn V phát hiện chị gái mình đăng tin kêu gọi hỗ trợ người nghèo trên mạng xã hội để trục lợi.

c. Nhân viên Y không được chủ doanh nghiệp đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội như đã thoả thuận.

d. Các bạn cùng lớp đùa giỡn, gây ồn ào khi đến bệnh viện thăm B.

Lời giải:

- Tình huống  a. Nếu là M, em nên yêu cầu nhân viên y tế chấm dứt hành vi quấy rối mình, từ chối tiếp tục khám bệnh với nhân viên y tế đó; tìm gặp người phụ trách cơ sở y tế trình bày lại sự việc, cung cấp các bằng chứng nếu có (ví dụ: các đoạn ghi âm, hình ảnh, ... ) để đề nghị cơ sở y tế xử lí hành vi sai trái của nhân viên y tế đó.

- Tình huống  b. Nếu là V, em nên giải thích để chị gái hiểu hành vi đăng tin kêu gọi hỗ trợ người nghèo trên mạng xã hội để trục lợi là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí tương ứng; khuyên chị gái nên chấm dứt hành vi sai trái này để tránh những hậu quả không tốt trong tương lai.

- Tình huống  c. Nếu là nhân viên Y, em nên thẳng thắn trao đổi sự việc với chủ doanh nghiệp và đề nghị chủ doanh nghiệp đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho mình theo đúng thoả thuận. Nếu sau khi em có ý kiến nhưng chủ doanh nghiệp vẫn không thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ người lao động thì em có thể tố cáo những sai phạm đó với cơ quan có thẩm quyền.

- Tình huống  d. Nếu là B, em nên nhẹ nhàng nhắc nhở các bạn giữ trật tự để đảm bảo sự yên tĩnh cho những người bệnh khác nghỉ ngơi và chấp hành đúng nội quy, quy định của bệnh viện.

Vận dụng

Vận dụng trang 96 KTPL 12: Em hãy tìm hiểu các hoạt động thực hiện quyền bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội ở trường em và nêu cảm nghĩ của em về các hoạt động đó.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Ở các trường học hiện nay, việc thực hiện quyền bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội cho học sinh là rất quan trọng và được quan tâm đặc biệt. Dưới đây là một số hoạt động thường được thực hiện và cảm nhận của tôi về chúng:

- Chương trình giáo dục sức khỏe và giới tính: Các trường học thường có các chương trình giáo dục về sức khỏe và giới tính, nhằm giúp học sinh hiểu về cơ thể, sức khỏe sinh sản, quan hệ giới tính và các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm sinh lý. Điều này giúp học sinh có những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ và quản lí sức khoẻ của mình.

- Dịch vụ tâm lý và tư vấn học đường: Trường học thường cung cấp các dịch vụ tâm lý và tư vấn cho học sinh, giúp họ giải quyết các vấn đề cá nhân, gia đình hoặc học tập. Những buổi tư vấn này không chỉ giúp học sinh cảm thấy được quan tâm mà còn hỗ trợ cho việc phát triển toàn diện của họ.

- Hoạt động thể dục và thể thao: Để bảo đảm sức khoẻ, các trường học thường có các hoạt động thể dục và thể thao định kỳ. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe vật lý mà còn phát triển kỹ năng xã hội, rèn luyện sự phối hợp và tinh thần đoàn kết trong các hoạt động nhóm.

- Chương trình dinh dưỡng: Các trường học thường có những chính sách và chương trình dinh dưỡng để đảm bảo học sinh có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Việc này quan trọng để giúp học sinh phát triển một cách toàn diện và có năng lượng để học tập và tham gia các hoạt động khác.

- An toàn và phòng ngừa thực phẩm: Để đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng ngừa bệnh tật, các trường học thường có các biện pháp để kiểm soát vệ sinh thực phẩm và giáo dục học sinh về các biện pháp phòng ngừa bệnh tật.

=> Cảm nhận của tôi về các hoạt động này là rất tích cực và cần thiết. Chúng giúp xây dựng một môi trường học tập an toàn, lành mạnh và khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh. Việc đầu tư vào các hoạt động này không chỉ mang lại lợi ích ngay lập tức mà còn là đầu tư vào tương lai của xã hội thông qua việc phát triển sức khoẻ và trí tuệ của thế hệ trẻ.

Xem thêm các bài giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 14: Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia

Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 12 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ

- Công dân có quyền:

+ Được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ;

+ Được bình đẳng trong khám bệnh, chữa bệnh;

+ Được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khoẻ và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh;

+ Được tiếp cận với thông tin y tế về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ;

+ Được tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Công dân có nghĩa vụ:

+ Tuân thủ các quy định của Hiến pháp, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và chịu trách nhiệm pháp lí tương ứng nếu vi phạm;

+ Tôn trọng quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của mọi người;

+ Thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh;

+ Tôn trọng người làm việc trong các cơ sở khám, chữa bệnh;...

Lý thuyết KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội | Kinh tế Pháp luật 12

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo đảm an sinh xã hội

- Công dân có quyền:

+ Được bảo đảm an sinh xã hội;

+ Được bình đẳng trong bảo đảm an sinh xã hội;

+ Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp xã hội;

+ Được tiếp cận, tìm hiểu các thông tin về an sinh xã hội;

+ Được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an sinh xã hội...

Lý thuyết KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội | Kinh tế Pháp luật 12

- Công dân có nghĩa vụ:

+ Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo đảm an sinh xã hội như các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội, việc làm,...;

+ Có nghĩa vụ tôn trọng quyền được bảo đảm an sinh xã hội của mọi người

+ Không được lợi dụng các quyền về bảo đảm an sinh xã hội để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và xâm phạm đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Lý thuyết KTPL 12 Kết nối tri thức Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội | Kinh tế Pháp luật 12

Đánh giá

0

0 đánh giá