Em cùng các bạn trong nhóm xây dựng một bài thuyết trình nhằm tuyên truyền pháp luật về lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam

127

Với giải Vận dụng trang 124 KTPL 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia

Vận dụng trang 124 KTPL 12: Em cùng các bạn trong nhóm xây dựng một bài thuyết trình nhằm tuyên truyền pháp luật về lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam hoặc pháp luật về các vùng biển thuộc chủ quyền hoặc quyền chủ quyền của Việt Nam. Hãy chia sẻ sản phẩm của nhóm em với cả lớp.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tàu phán của Việt Nam

      Lịch sử phát triển của luật biển quốc tế là cuộc đấu tranh giữa những nhóm lợi ích khác nhau, trong đó, một trong những nhóm lợi ích xung đột nhất là lợi ích giữa quốc gia ven biển và các quốc gia khác. Trong khi xu hướng của các quốc gia ven biển đều muốn mở rộng các vùng biển thuộc lãnh thổ quốc gia hoặc mở rộng các quyền của mình ra bên ngoài lãnh thổ để phục vụ cho các nhu cầu an ninh, kinh tế, thì ngược lại, các quốc gia khác lại muốn giới hạn cảc quyền của quốc gia ven biển để có thể tận dụng tối đa những quyền tự do trong khai thác, sử dụng biển.

      Sự ra đời của các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia chính là kết quả của cuộc đấu tranh giữa một bên là nhu cầu tiến ra biển của các quốc gia ven biển và một bên là yêu cầu duy trì các quyền tự do vốn có của các quốc gia khác.

1. Vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam

      Trong Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam khẳng định: Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước CHXHCN Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. về chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải, Tuyên bố khẳng định: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, bảo đảm sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.

      Luật Biển Việt Nam năm 2012 tiếp tục kế thừa quy định về vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam phù hợp với UNCLOS 1982. Theo đó, vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải (Điều 13). Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng đã được Luật Biển Việt Nam năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế cũng như yêu cầu phát triển của đất nước, cụ thể:

- Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, bảo đảm sự tôn trọng các quy định về y tế, về xuất, nhập cảnh trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.1

“ Việt Nam coi vùng tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận của vùng đặc quyền kinh tế, có chế độ pháp lý như vùng đặc quyền kinh tế?

      Theo Điều 303 UNCLOS 1982, để kiểm soát việc mua bán hiện vật mang tính khảo cổ và lịch sử, quốc gia ven biển có thể coi việc lấy các hiện vật đó từ đáy biển trong vùng tiếp giáp lãnh hải mà không có sự thỏa thuận của mình là sự vi phạm các luật và qui định của quốc gia ven biển ở trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình. Tuy nhiên, Luật Biển Việt Nam năm 2012 hiện còn thiếu các quy định về quyền chủ quyền đối với các hiện vật mang tính khảo cổ và lịch sử tìm thấy trong vùng tiếp giáp lãnh hải (Điều 14 Luật Biển Việt Nam năm 2012 và Khoản 1 Điều 14 Luật Biển Việt Nam năm 2012).

2. Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

      Trong Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ghi nhận: Vùng đặc quyền kinh tế của nước CHXHCN Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và họp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Việt Nam tuyên bố thực hiện quyền chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trpng lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước CHXHCN Việt Nam có thẩm quyền về bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

      Luật Biển Việt Nam năm 2012 tiếp tục kế thừa các quy định về vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Phù hợp với UNCLOS 1982, Luật Biển Việt Nam năm 2012 đã tái khẳng định và bổ sung các quy định về chế độ pháp lý vùng đặc quyền kinh tế, theo đó:

- Việt Nam thực hiện quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đảy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; đồng thời thực hiện quyền tài phán về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; các quyền khác phù hợp với pháp luật quốc tế;

- Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam (xem: Điều 16 Luật Biển Việt Nam năm 2012). Quy định này xuất phát từ thực tiễn quản lý việc khảo sát, thiết kế, xây dựng tuyến cáp và ống dẫn ngầm thường gắn liền với quy chế pháp lý của thềm lục địa, đồng thời hoạt động lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm có liên quan trực tiếp tới thẩm quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường biển của quốc gia ven biển. 

3. Thềm lục địa của Việt Nam

      Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam ngày 12 tháng 5 năm 1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam khẳng định: Thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó. Các quy định tại Tuyên bố năm 1977 hoàn toàn phù hợp với các quy định của Luật biển quốc tế. Tuy nhiên, Tuyên bố này chưa xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa Việt Nam trong trường hợp thềm lục địa mở rộng trên 200 hải lý do tại thời điểm này Hội nghị của UN về Luật biển lần thứ ba chưa thông qua các điều khoản về vấn đề này.

      Nhằm hoàn thiện các quy định về thềm lục địa Việt Nam và phù hợp với UNCLOS 1982, Luật Biển Việt Nam năm 2012 hoàn thiện quy định về cách xác định thềm lục địa như sau:

- Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

- Trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

- Trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét (Điều 17 Luật Biển Việt Nam năm 2012 và Năm 2009 Việt Nam đã trình UN 2 báo cáo quốc gia xác định thềm lục địa ngoài 200 hài lý. Báo cáo liên quan đến thềm lục địa phía Bắc, Việt Nam tự khảo sát, xây dựng. Báo cáo khu vực phía Nam Biển Đông, Việt Nam và Malaysia phối họp xây dựng).

      Theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Việt Nam thực hiện quyền chù quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên. Quyền chủ quyền này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. Việt Nam có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoản nhằm bất kì mục đích nào ở thềm lục địa. Việt Nam tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật biển Việt Nam năm 2012 và các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên, họp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam (Điều 18 Luật Biển Việt Nam năm 2012).

Đánh giá

0

0 đánh giá